Chủ Nhật, 13 tháng 8, 2017

THÁNH MẪU MÔNG TRIỆU

THÁNH  MẪU  MÔNG  TRIỆU
(Sat, 05/08/2017 -Trầm Thiên Thu)


Đức Mẹ mông triệu là gì, xác định bằng cách nào, và có gì phù hợp đối với cuộc sống của chúng ta? Đây là 12 điều cần biết và chia sẻ... 

1. ĐỨC MẸ MÔNG TRIỆU LÀ GÌ?

Trong Tông Hiến “Munificentissimus Deus” (Thiên Chúa Vô Cùng Vinh Hiển, ban hành ngày 1-11-1950),ĐGH Piô XII xác định: “Thánh Mẫu Thiên Chúa, Đức Maria trọn đời đồng trinh, đã hoàn tất hành trình dương thế, được đưa cả hồn và xác về hưởng vinh quang Thiên Quốc”. [Theo Hán Việt, “mông triệu” nghĩa là được Chúa (Mông Chủ)triệu tập về trời].

2. GIÁO HUẤN NÀY CÓ UY THẾ Ở MỨC ĐỘ NÀO?

Trong Tông Hiến “Munificentissimus Deus”,ĐGH Piô XII nói rằng đây là “tín điều được mặc khải”, nghĩa là một tín điều theo ý nghĩa riêng. Như vậy, đó là vấn đề đức tin được Thiên Chúa mặc khải và không thể sai lầm theo Huấn Quyền của Giáo Hội (Magisterium of the Church).

3. CÓ PHẢI ĐÓ LÀ “EX CATHEDRA” NÊN CHÚNG TA PHẢI TIN?

Đúng vậy. EX CATHEDRAnghĩa là “nói từ ngai tòa” (ngai tòa Phêrô – Uy quyền Tông tòa, quyền bất khả ngộ, phương thức ĐGH long trọng công bố một tín điều). Đó là tín điều do giáo hoàng công bố (còn hơn điều công bố qua công đồng đại kết – ecumenical council), và được ban hành “từ ngai tòa” của Thánh Phêrô). Vì đó là điều “bất khả ngộ”, các tín nhân phải đồng tâm nhất trí và tin tưởng.

ĐGH Gioan Phaolô II giải thích: “Theo niềm tin toàn cầu của dân Chúa, việc xác định tín điều loại trừ mọi nỗi hoài nghi và kêu gọi sự mau mắn tán thành của các Kitô hữu” (cuộc tiếp kiến chung, 2-7-1997). Lưu ý rằng mọi giáo huấn được công bố với ơn bất khả ngộ là những điều chúng ta buộc phải tin, dù cho các điều đó chưa được Đức giáo hoàng công bố với Quyền Tông Tòa theo cách “ex cathedra”.

Các giám mục trên thế giới hiệp thông với giáo hoàng (tại công đồng đại kết hoặc cách khác) cũng có thể xác định các vấn đề một cách không sai lầm, nhưng các điều này chưa được gọi là “ex cathedra” bởi vì thuật ngữ nàyđề cập riêng tớiviệc sử dụng quyền của giáo hoàng với tư cách người kế vị Thánh Phêrô.(Đền thờ Thánh Phêrô hoặc “ngai tòa” là biểu tượng của quyền giáo hoàng).

4. TÍN ĐIỀU NÀY CÓ ĐÒI HỎI CHÚNG TA TIN RẰNG ĐỨC MẸ CHẾT?

Đây là giáo huấn chung. Trong cuốn “Fundamentals of Catholic Dogma”, Ludwig Ott liệt kê điều này là “sententia communior” (tiếngLatin, nghĩa là “ý kiến chung”). Mặc dù hiểu rằng Đức Mẹ chết, và mặc dù cái chết của Đức Mẹ được đề cập trong một số nguồn mà ĐGH Piô XII đã nói trong Tông hiến “Munificentissimus Deus”, ngài cẩn thận hạn chế xác định điều này là chân lý đức tin.

ĐGH Gioan Phaolô II ghi chú: “Ngày 1-11-1950, khi xác nhận tín điều Đức Mẹ lên trời, ĐGH Piô XII đã tránh dùng thuật ngữ ‘resurrection’(sống lại) và không coi cái chết của Đức Mẹ như một chân lý đức tin”. Tông hiến “Munificentissimus Deus” xác định việc nâng cao thân xác Đức Maria tới vinh quang Nước Trời, công bốsự thật này là “tín điều được mặc khải”.

5. TẠI SAO ĐỨC MẸ CHẾT NẾU ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI?

Không mắc Nguyên Tội và hệ lụy của tội không giống tình trạng không chết và được hiển vinh. Chúa Giêsu cũng không mắc Nguyên Tội và hệ lụy của tội, nhưng Ngài (có thể) chết.

Bày tỏ quan điểm chung của các thần học gia, Ludwig Ott viết: “Đối với Đức Mẹ, không mắc Nguyên Tộivà không phạm tội riêng, cái chết không là hệ lụy do hình phạt của tội”. Tuy nhiên, có vẻ phù hợp là thân xác của Đức Mẹ cũng ảnh hưởng cái chết tự nhiên, phù hợp với Người Con, theo luật chung về sự chết.

6. VIỆC ĐỨC MẸ LÊN TRỜI ĐƯỢC ĐỀ CẬP KHI NÀO?

ĐGH Gioan Phaolô II ghi chú: “Niềm tin về việc Đức Mẹ lên trời có thể tìm thấy trong ngụy thư có tên là “TransitusMariæ” [“Cái Chết của Đức Mẹ”], có niên đại từ thế kỷ II và III”. Có những cách mô tả phổ biến và đôi khi được lãng mạn hóa, tuy nhiên có sự chọn lựa theo trực giác về phầnDân Chúa.

7. VIỆC CÔNG NHẬN ĐỨC MẸ LÊN TRỜI PHÁT TRIỂN TẠI ĐÔNG PHƯƠNG RA SAO?

ĐGH Gioan Phaolô II ghi chú: “Có thời gian lâu dài để phát triển phản ánh về số phận của Đức Mẹ ở thế giới bên kia”. Điều này dần dần làm cho các tín hữu tinThánh Mẫu của Chúa Giêsu được nâng lên cao cả hồn và xác, đồng thời Giáo Hội Đông phương đã thiết lập lễ “Dormition” (“ngủ” — nghĩa là chết) và tincó cuộc lên trời của Đức Mẹ.

8. ĐGH PIÔXII CHUẨN BỊ NHƯ THẾ NÀO?

ĐGH Gioan Phaolô II ghi chú: “Ngày 1-5-1946, qua Tông thư “Deiparæ Virginis Mariæ” (Đức Mẹ Đồng Trinh), ĐGH Piô XII kêu gọi bàn luận nhiều trong các giám mục, giáo sĩ và dân Chúa,để có thể có cơ hội xác định việc Đức Mẹ lên trời cả hồn và xác là một tín điều”. Kết quả rất khả quan: trong số 1.181 câu trả lời, chỉ có 6 câu đề cập việc hạn chế duy trì tính chất mặc khải của chân lý này.

9. NỀN TẢNG KINH THÁNH CHO GIÁO HUẤN NÀY

ĐGH Gioan Phaolô II ghi chú: “Mặc dù Tân Ước không minh nhiên xác nhận cuộc lên trời của Đức Mẹ, nhưng vẫn đưc ra nền tảng về điều đó,bởi vì Kinh Thánh nhấn mạnh sự kết hiệp hoàn hảo của Đức Mẹ với vận mệnh của Chúa Giêsu”.

Sự kết hiệp này biểu lộ từ lúc Đức Mẹ thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần, trong việc tham dự vào sứ vụ của Chúa Giêsu, và đặc biệt là sự thông phần với cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, và không thể không tiếp tục sau cái chết. Kết hiệp hoàn hảo với cuộc đời và công cuộc cứu độ của Chúa Giêsu, Đức Mẹ chia sẻ thiên mệnh về cả thể lý và linh hồn. Như vậy, có những đoạn Kinh Thánh đã tạo âm vang về cuộc lên trời của Đức Mẹ, mặc dù không đề cập rõ ràng.

10. CÁC ĐOẠN CỰU ƯỚC ĐẶC BIỆT

ĐGH Piô XII chỉ ra vài đoạnvăn được sử dụng cách thức “khá tự do” để giải thích niềm tin về việc Đức Mẹ lên trời (ý nghĩa: các đoạn văn này tạo âm vang theo nhiều cách, nhưng không cụ thể):“Theo chân các giáo phụ, thường có các thần học gia và các nhà giảng thuyết khá tự do khi sử dụng các sự kiện và các cách diễn tả trích dẫn từ Kinh Thánh để giải thích niềm tin của họ về việc Đức Mẹ lên trời”.

Như vậy, chỉ đề cập vài bản văn thường nói theo cách này, một số đã tận dụng từ ngữ của Thánh Vịnh gia: “Lạy Chúa, xin đứng dậy, để cùng với hòm bia oai linh Chúa ngự về chốn nghỉ ngơi” (Tv 132:8). Hòm Bia Giao Ước (the Ark of the Covenant) được làm bằng loại gỗ không mục nát và đặt trong Đền Thờ Thiên Chúa, thân xác thuần khiết của Đức Mẹ giống như Hòm Bia, được giữ gìn và không phải hư nát trong huyệt mộ,đồng thời cũng được đưa lên cao tới Nước Trời vinh quang.

Để giải quyết vấn đề này, họ cũng mô tả Đức Mẹ là Nữ Vương tiến vào Vương Quốc Thiên Chúa và ngồi bên hữu Đấng Cứu Độ: “Hàng cung nữ, có những vì công chúa, bên hữu ngài, hoàng hậu sánh vai, trang điểm vàng Ô-phia lộng lẫy. Tôn nương hỡi, xin hãy nghe nào, đưa mắt nhìn và hãy lắng tai, quên dân tộc, quên đi nhà thân phụ. Sắc nước hương trời, Quân Vương sủng ái, hãy vào phục lạy: ‘Người là Chúa của bà’. Thiếu nữ thành Tia mang lễ tới, phú hào trong xứ đến cầu ân. Đẹp lộng lẫy, này đây công chúa, mặc xiêm y dệt gấm thêu vàng, phục sức huy hoàng, được dẫn tới Quân Vương, cùng các trinh nữ theo sau hầu cận” (Tv 45:10-15).

Tương tự,họđề cậpTân Nương tiến lên lãnh nhận triều thiên:“Kìa ai đang tiến lên từ sa mạc, tựa hồ những cột mây, thơm ngát mùi nhũ hương, mộc dược, ngạt ngào hương phấn xứ lạ phương xa?”(Dc 3:6). Tân Lang không thể giấu giếm niềm hạnh phúc: “Này người yêu anh sắp cưới, hãy cùng anh rời khỏi núi Li-băng, rời khỏi núi Li-băng đi xuống, rời đỉnh A-ma-na, rời đỉnh Xơ-nia và Khéc-môn, nơi sư tử hùm beo ngự trị”(Dc 4:8). Và rồi Tân Lang rất hãnh diện về Tân Nương của mình: “Bồ câu của tôi là duy nhất, người đẹp của tôi chỉ có một, thật mười phân vẹn mười. Mẹ nàng có mình nàng là gái, và nàng được thân mẫu rất mực cưng chiều. Các thiếu nữ thấy nàng ngợi khen nàng diễm phúc; hoàng hậu phi tần đều tán tụng: “Kìa bà nào xuất hiện như rạng đông, diễm kiều như vầng nguyệt, lộng lẫy tựa thái dương, oai hùng như đạo binh chỉnh tề hàng ngũ”(Dc 6:9-10).

Các câu Kinh Thánh đó được coi là mô tảvề Nữ Hoàng Thiên Quốc vàTân Nương Thiên Quốc,người được đưa lên trời cao cùng với Tân Lang Thiên Quốc [Munificentissimus Deus, số 26].

11. CÁC ĐOẠN TÂN ƯỚC ĐẶC BIỆT

Tân Ước nói về Người Phụ Nữ và Con Mãng Xà: “Rồi có điềm lớn xuất hiện trên trời: một người Phụ Nữ, mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao. Bà có thai, đang kêu la đau đớn và quằn quại vì sắp sinh con. Lại có điềm khác xuất hiện trên trời: đó là một Con Mãng Xà, đỏ như lửa, có bảy đầu và mười sừng, trên bảy đầu đều có vương miện. Đuôi nó quét hết một phần ba các ngôi sao trên trời mà quăng xuống đất. Rồi Con Mãng Xà đứng chực sẵn trước mặt người Phụ Nữ sắp sinh con, để khi bà sinh xong là nó nuốt ngay con bà. Bà đã sinh được một người con, một người con trai, người con này sẽ dùng trượng sắt mà chăn dắt muôn dân. Con bà được đưa ngay lên Thiên Chúa, lên tận ngai của Người. Còn người Phụ Nữ thì trốn vào sa mạc; tại đó Thiên Chúa đã dọn sẵn cho bà một chỗ ở, để bà được nuôi dưỡng ở đó, trong vòng một ngàn hai trăm sáu mươi ngày” (Kh 12:1-6).

Các học giả củng đặc biệt cú ý các từ ngữ trong Phúc Âm: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà” (Lc 1:28).Họ thấy rằng, trong mầu nhiệm Đức Mẹ lên trời, sự viên mãn của ân sủng được trao ban cho Đức Mẹ và phúc lành đặc biệt của Đức Mẹ đối lập với lời nguyền rủa của Bà TổÊva (Munificentissimus Deus, số 27).

12. CHÚNG TA ÁP DỤNG GIÁO HUẤN NÀY VÀO ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY NHƯ THẾ NÀO?

ĐGH Biển Đức XVI cho biết: “Nhờ chiêm ngưỡng Đức Mẹ trong vinh quang Nước Trời, chúng ta hiểu rằng trái đất này không là quê hương của chúng ta, nếu chúng ta sống luôn hướng tới điều thiện hảo vĩnh hằng,một ngày nào đó chúng ta sẽ được hưởng vinh quang”.

Do đó,chúng ta không được đánh mất sự tĩnh lặngvà bình an ở ngay giữa muôn ngàn gian khó hằng ngày. Dấu hiệu Đức Mẹ được đưa về trời vinh quang càng rạng rỡ hơnngay khi bóng tối đau khổ và bạo lựcvẫn còn trên thế gian.

Chúng ta có thể chắc chắn như vậy. Hãy nghe vị giáo hoàng tiên khởi nhắn nhủ: “Những thử thách đó nhằm tinh luyện đức tin của anh em là thứ quý hơn vàng gấp bội, - vàng là của phù vân, mà còn phải chịu thử lửa. Nhờ thế, khi Đức Giêsu Kitô tỏ hiện, đức tin đã được tinh luyện đó sẽ trở thành lời khen ngợi, và đem lại vinh quang, danh dự”(1 Pr 1:7).

JIMMY AKIN
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ NCRegister.com)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét