12 cách hạn chế bức xạ từ điện thoại di động
Biết
Tuốt-24/02/2015
HEALTH+ | Theo như thông
báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bức xạ từ điện thoại di động là một trong
những tác nhân gây ung thư, không kém khói thải động cơ chạy xăng pha chì hay
thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa mọi người phải tránh xa điện
thoại di động mà cần có ý thức hạn chế việc nhiễm bức xạ bằng cách áp dụng một
số biện pháp sau.
Bức xạ từ điện thoại di động
là một trong những tác nhân gây u não
1. Để điện thoại di
động xa tai khi cuộc gọi đang kết nối
Khi bạn thực hiện cuộc gọi
và đang chờ kết nối là lúc điện thoại di động gửi đi các tín hiệu mạnh nhất. Cố
gắng không để điện thoại gần tai cho tới khi người ở đường dây bên kia nhấc
máy.
2. Giới hạn mỗi cuộc gọi không quá hai phút
Các nghiên cứu chỉ ra, nếu
dùng điện thoại nói chuyện liên tục trong 2 phút, sóng bức xạ sẽ ảnh hưởng liên
tục suốt 1 giờ sau đó.
3. Sử dụng loa ngoài hoặc tai nghe
Khi gọi điện, hãy cố gắng
không đưa thẳng điện thoại vào tai của bạn. Thay vào đó, hãy chọn một dây nối,
dây loa hoặc tai nghe để nhận cuộc gọi. Nếu bạn chọn loa hoặc tai nghe, hãy chắc
chắn tháo chúng ra khỏi tai khi kết thúc cuộc gọi. Hãy bật loa để nghe điện thoại
khi bạn có thể.
4. Thay vì gọi trực tiếp, hãy nhắn tin
Dùng tin nhắn để giao tiếp
có thể làm giảm việc cơ thể và phần đầu phải tiếp xúc với bức xạ di động.
5. Giữ điện thoại ở xa cơ thể của bạn
Để điện thoại xa cơ thể
giúp làm giảm một cách đáng kể lượng phóng xạ được hấp thụ bởi bộ não và cơ thể.
Nam giới khi nhắn tin không nên đặt di động trên đùi hay đặt điện thoại di động
trong túi quần. Các nghiên cứu đã chứng minh, nam giới thường xuyên để di động
trong túi quần có lượng tinh trùng ít hơn 25% so với những người khác. Ảnh hưởng
của bức xạ di động lên các phần của cơ thể là khác nhau. Tinh hoàn của nam giới
dễ bị bức xạ di động làm tổn thương hơn cả.
6. Đừng để điện thoại dưới gối, trong phòng ngủ
Khi ngủ, không nên để di
động bên gối. Bức xạ có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, làm tăng quá
trình gây hại của các phân tử tự do trong cơ thể, dễ gây ra các bệnh tật. Khi
không được sử dụng, điện thoại vẫn sẽ gửi ra tín hiệu liên tục để kết nối với
các tháp điện thoại di động gần đó, điều này có nghĩa là việc tiếp xúc bức xạ
đang xảy ra liên tục. Nếu bạn phải để điện thoại dưới gối vào ban đêm, hãy tắt
máy hoặc đặt chế độ máy bay. Đặt điện thoại di động vào "chế độ máy
bay" giúp cắt tất cả các đường truyền từ thiết bị không dây khác, từ đó
giúp ngăn chặn các bức xạ. Bạn cũng có thể tiết kiệm pin bằng cách này.
7. Sử dụng ăng-ten
trên ôtô
Hãy thử sử dụng một
ăng-ten bên ngoài khi sử dụng điện thoại di động từ bên trong xe ôtô. Sóng bức
xạ sẽ được phản xạ do chất liệu kim loại của xe.
8. Không gọi di động ở nơi không gian kín
Không nên gọi di động ở
những nơi không gian kín như trong thang máy, trên tàu hoả, trong tàu điện ngầm…
Bởi lúc đó, di động sẽ phải phát bức xạ ở mức cao nhất để tránh trường hợp bị đứt
đoạn tín hiệu.
9. Không gọi điện
thoại khi sóng yếu
Nếu bạn thực hiện cuộc gọi
khi thanh tín hiệu thấp, điện thoại của bạn sẽ phải cố gắng hơn nữa để phát
sóng tín hiệu. Theo nghiên cứu, tiếp xúc với bức xạ làm tăng đáng kể khi các
tín hiệu của điện thoại di động yếu.
10. Di động càng nhiều chức năng, bức xạ càng lớn
Di động đa năng sản sinh
ra bức xạ cao hơn di động thông thường. Bởi các thiết bị này chủ yếu dựa vào bộ
phận điều khiển pin để có thể nhận thư điện tử, lên mạng, chơi game… Do đó nên
hạn chế dùng di động online.
11.
Duỗi thẳng tay sau khi quay số
Khi chờ kết nối cuộc gọi,
lượng bức xạ sinh ra cực lớn. Do đó, sau khi quay số, hoặc khi chuẩn bị nhận cuộc
gọi tốt nhất nên duỗi thẳng tay, để di động cách xa cơ thể, chờ một lúc rồi nói
chuyện.
12. Sử dụng các thiết
bị ngăn chặn bức xạ
Ngày nay, các nhà sáng chế
đã nghiên cứu ra các thiết bị ngăn chặn bức xạ như áo (yếm) chống bức xạ. Áo (yếm)
chống bức xạ là loại quần áo đặc biệt, có tác dụng ngăn chặn sóng WIFI, sóng điện
thoại, 3G, lò vi sóng, bếp từ... Sóng điện từ khi gặp sẽ bị phản xạ ngược lại,
ko có khả năng xuyên qua, xâm nhập vào cơ thể.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét