Jul 15, 2018 - Chúa nhật 15 thường niên năm B
Chân dung nhà truyền giáo
Các Bạn thân
mến,
Tin Mừng thánh Macco hôm nay ghi rõ mục đích, yêu cầu Đức
Giesu đặt ra cho các môn đệ khi đi rao gỉang Tin Mừng, mà đôi khi tín hữu ngày
nay đã làm khác đi ít nhiều!
Khi Đức Giesu sai các môn đệ đi rao giảng, Ngài đã trao cho
các ông một sứ mệnh nối tiếp sứ mệnh
của Ngài, mở rộng công việc rao giảng để họ được liên kết với Ngài, với công việc chính Ngài đã thực hiện.
Sứ mệnh ấy không phải của riêng các ông, mà là sứ mệnh của
Đức Giêsu, nghĩa là các ông rao giảng cùng một sứ điệp như Ngài là "Sám hối ăn năn”; thực hiện cùng
những dấu chỉ như Ngài là "trừ
quỷ" cùng " xức
dầu cho nhiều người đau ốm và chữa họ khỏi
bệnh", là các ông hành động nhờ quyền năng của Ngài.
Nhóm Mười Hai này không phải là những chuyên viên có ít
nhiều chuyên môn hay là những người chuyên trách rao giảng Tin Mừng. Mà họ
thuộc một Hội Thánh được sai đến với mọi người, là nhân chứng của Đức Giêsu
trước mặt người đời.
Đức Giêsu đã làm cho các ông trở thành cộng tác viên của Ngài,
mang cùng một tâm tư, có cùng hoạt động và những bận tâm như Thầy mình.
Sứ mệnh ấy là một cột mốc quan
trọng và mang nhiều ý nghĩa
ở buổi ban đầu của Hội Thánh cũng như
trong sự triển khai công trình vẫn được theo đuổi trong Hội Thánh và thế giới đến
ngày nay. Không những mang giá
trị lịch sử, mà còn hoàn thành một chức năng cao cả.
Khi sai các ông ra đi, Đức Giesu không kèm theo một xác định
rõ ràng nào về địa điểm, thời gian phải tới để hạn định cho các ông. Chỉ nêu khó
khăn đối với các ông, khiến Ngài phải gia tăng các phép lạ và những lời cảnh
giác.
Đức
Giesu đã rao giảng bằng đức tin và gương mẫu của Ngài. Chính đức tin và gương mẫu
này đã lộ ra khi Ngài nói chuyện với dân chúng.
Nói cách khác, Ngài không rao giảng Tin Mừng
bằng lời. Ngài rao giảng bằng một phương cách mạnh mẽ hơn: bằng sự hiện diện,
đức tin, và gương mẫu của Ngài.
Và
Ngài yêu cầu những người được sai đi ngày xưa cùng thời nay cũng phải như thế.
Biết thực sự sống theo Tin Mừng đã được ơn nhận qua các nhà truyền giáo của Ngài:
1.
Đường hướng huấn luyện khôn ngoan:
- Sách
Thánh đã bắt đầu bằng chuyện Thiên Chúa trao cho loài người quyền hợp tác với
Ngài trong công cuộc sáng tạo vũ trụ.
- Nghĩa
là Thiên Chúa cần đến chúng ta trong việc cứu chuộc nhân loại, nên chính Ngài
đã trực tiếp huấn luyện đội ngũ nòng cốt làm nền tảng cho giáo hội của Ngài.
-
Để huấn luyện môn đệ, Đức Giesu đã cho các ông theo sát bên Ngài, nhìn vào con
người Ngài, theo Ngài đi đây đó, tiếp xúc với dân chúng đủ mọi thành phần giai
cấp; chứng kiến Ngài cầu nguyện, giảng dạy, chữa bệnh, trừ ma qủi…Nghĩa là Ngài
đã chỉ cách để sau này các ông làm việc cho Ngài.
- Coi
như bản thân các ông đã được học đầy đủ nội dung lý thuyết, phương pháp. Giờ đây
Chúa sai các ông đi thực tập, tự thực hành, để kiểm tra sự hiểu biết của mình,
cùng kết qủa của sự truyền bá những yêu cầu của Chúa.
- Các
ông đều là những người ít học, mới vào nghề, lại nhút nhát, nên cần được nâng
đỡ bằng chính những người bạn đồng nghiệp: “sai đi từng hai người một”.
- “Từng hai người một" là tập tục của các kinh sư vẫn thi
hành đối với các môn sinh của họ. Hai người có chứng từ phù hợp nhau chứng tỏ
rằng họ cùng được sai đi từ một người. Thực vậy, sứ điệp họ mang theo không
phải là của riêng họ, mà là của Đức Giêsu. Họ không được“tính toán cho riêng mình". Sứ mệnh của họ bắt nguồn từ Đức
Giêsu, là công việc của nhóm, là hành động mang tính cộng đoàn.
- Và thực tế như vậy, trong Công vụ Tông đồ, chúng ta thấy các
nhà truyền giáo thường lên đường với nhau “từng
hai người một”.
- Ngày
nay, chúng ta là những người đã được nhận rất nhiều, vậy hãy biết nghe theo
lệnh truyền của Đức Giesu, sẵn sàng, tích cực cộng tác, đóng góp bằng tất cả
những gì có thể vào công trình cứu độ con người của Ngài, để Nước Chúa được mau
trị đến.
2. Những
huấn thị thiết thực:
- Thánh Macco nói rõ khi
Đức Giêsu sai các môn đệ đi rao giảng và chữa lành, Ngài ban cho họ một huấn lệnh
bất thường:"Anh em đừng mang theo bất cứ gì."
- Để từ đó, những “ưu tư” của người môn đệ trở nên đơn
giản vì các ông không được mang gì đi đường, từ di sản đến cử chỉ đề nghị.
- Đó là lời căn dặn về tinh thần phó thác,
khó
nghèo và từ bỏ đúng nghĩa: khi đi truyền giáo, các môn đệ
chỉ cần một số phương tiện vật chất vừa đủ, vì đấy là những công tác được xem như
ngắn hạn, nên tất cả phải thanh thoát, đơn giản, nhẹ nhàng, quen thuộc, không cồng
kềnh, làm khó chịu.
- Khó nghèo về hành
trang:"Một cây gậy, một đôi
dép" là những gì Ngài cho phép. Ngài cũng không đồng ý cho mang hai áo.
- Khó nghèo về phương tiện sinh sống: không mang
lương thực, bao bị, tiền giắt lưng…
- Hành trang như vậy
đặt các người được sai đi trong tư thế tùy thuộc. Họ sẽ nhận lương thực và tiền
túi từ tay những ai sẽ tiếp rước họ.
a) Y phục: cách ăn mặc của người Do Thái thời Đức Giesu, có tới
năm trang phục:
. Áo trong: loại đơn giản, dài, mặc
lên người trước nhất.
. Áo ngoài: áo chính trong toàn bộ y
phục, dài rộng, ban đêm làm mền đắp.
. Dây thắt lưng: để buộc bên ngòai hai
chiếc áo, có thể làm túi đựng chút ít đồ đạc.
. Khăn che đầu: bằng vải, vuông vức,
mầu trắng, xanh hay đen, có sợi dây cột trên đầu.
. Đôi dép: chỉ là những miếng da
bằng phẳng, gỗ hoặc bệm bằng rơm, có lỗ hổng để cột dây vào bàn chân
b)
Thái độ:
- Đức Giêsu báo trước: con đường truyền giáo là
con đường gian khổ. Cũng như Ngài, sứ giả loan báo Tin Mừng
có thể được tiếp nhận hay bị từ chối, xua đuổi, hy sinh thân mình…
- Ngài căn dặn: "Bất cứ ở
đâu, khi anh em đã vào nhà nào, thì cứ ở lại đó cho đến lúc ra đi. Còn nơi nào
người ta không đón tiếp và nghe lời anh em, thì khi ra khỏi đó, hãy giũ bụi
chân để tỏ ý phản đối họ", không tranh luận, không thuyết phục.
- Bởi ai
đã có cơ hội mà từ chối thì sẽ mất, còn phải chịu trách nhiệm về sự xúc phạm
Thiên Chúa của họ.
- Con người được Thiên Chúa ban cho có tự do
để nhận ra và tin vào sự thật, Ngài không ép buộc phải tin những gì họ không
muốn. Các môn đệ cũng thế, họ không thể ép buộc người nghe tin những gì họ
không muốn tin.
- Điều các môn đệ cần làm là trình bày sự
thật và những lợi ích do việc sống theo sự thật mang lại, với hy vọng con người
sẽ nhận ra và tin theo. Nếu họ từ chối không chấp nhận, các môn đệ cũng đừng
buồn, vì họ có lý do để từ chối, như đã từng xảy ra với chính Đức Giêsu.
- Phó
thác, tin cậy vào Thiên Chúa trong mọi sự khi đi truyền giáo còn là không tham
lam vơ vét của cải của dân chúng; phải ban ra, không được thâu chứa của cải.
- Cũng cần
tìm nơi ở xứng đáng, ở nơi kém đạo đức, thiếu lịch sự, chắc chắn gây trở ngại
cho chức vụ.
- Phải
cẩn thận trong việc tiếp xúc để khỏi ngăn trở công tác của mình.
- Tránh
thay đổi vì những cám dỗ về nơi ăn chốn ở tiện nghi sang trọng, không để cho
người ta có ấn tượng mình dụ dỗ dân chúng hầu được lợi nhuận vật chất, thỏa mãn
cá nhân.
- Nghĩa
là Chúa muốn môn đệ hoàn toàn tin cậy nơi Ngài, sống thật đơn giản trong bổn
phận gieo Tin Mừng, đem ơn phúc đến cho mọi người, không trông chờ thiên hạ làm
phúc cho mình.
3. Mục tiêu công
tác phải làm:
- Mục tiêu của việc rao giảng
là "kêu gọi người ta ăn năn sám hối".
- Môn đệ rao giảng Tin Mừng phải giúp người
nghe nhận ra tình yêu Thiên Chúa và những lầm lỗi để họ ăn năn trở lại với tình
thương của Ngài; chứ không phải là lúc giải trí, làm cho con người thư giãn sau
những giờ phút làm việc mệt nhọc, cũng không phải là lúc để người môn đệ quảng
cáo sự khôn ngoan hiểu rộng của mình.
- Công tác nhằm làm cho con người hoàn
thiện, cả về thuộc linh, thuộc thể, đổi mới tâm hồn, chữa lành các bệnh tật.
Nên Ngài nêu rõ:
a) Rao truyền thông điệp của Đức Giesu cho quần
chúng:
- Các
sứ gỉa không tạo ra thông điệp, không đem ý riêng của mình đến với người khác,
nhưng đem đến cho họ chân lý, thông điệp của Thiên Chúa mà các môn đệ đã nhận
được từ Đức Giesu.
- Các
môn đệ cũng không nói với mọi người điều họ tin là đúng hay sai, điều họ thấy
là thật hay gỉa, mà chỉ nói lại cho mọi người biết những gì Đức Giesu đã bảo họ.
b) Thông
điệp“ăn năn”:
- Đây
là thông điệp khó nói vì gây khó chịu cho mọi người, chẳng mấy người thích
nghe.
- Vì
ăn năn là phải tự nhận ra những gì mình sai lầm, thiếu xót.
- Rồi
thay đổi ý và hành động ấy, sau đó hành động phù hợp với sự thay đổi này.
- Vì
thế ăn năn mang lại sự thương tổn, cay đắng, xáo trộn nếp sống cũ, đôi khi còn
gây rối cho người chung quanh.
- Hiển
nhiên thật khó khăn khi phải thay đổi, từ bỏ ý nghĩ, thói quen, tính tình, cả
bản chất của mình để tiếp nhận sự sống khác, một tâm hồn hoàn toàn mới.
- Vì
thế nhiều người ngại ăn năn hoặc không chịu ăn năn.
- Ăn
năn, thay đổi không chỉ về những tội nặng như trộm cắp, giết người, dâm loạn,
mà sự thay đổi có thể xẩy ra ngay trong một đời sống tưởng như êm ả, lành mạnh,
đó là tính ích kỷ, tham lam, kỳ thị, hình thức, tự cao tự đại…
- Dù
sao Tin Mừng cũng vẫn cần phải loan báo, nên người môn đệ phải can đảm, tế nhị nói
lên những điều phải nói, mà không giảm nhẹ những đòi hỏi của Tin Mừng, không
lợi dụng Tin Mừng để mưu cầu cá nhân, không bóp méo Tin Mừng để vuốt ve quần
chúng.
- Như
thế ăn năn không chỉ là một cảm thức hối tiếc về mặt tình cảm, mà ăn năn còn
như là làm cách mạng vậy.
c) Sứ gỉa mang đến ơn thương xót của Chúa:
- Không
phải các sứ gỉa chỉ mang đến cho con người sự đòi hỏi ăn năn, mà còn mang đến
sự trợ giúp và ơn chữa lành nữa.
- Quyền trừ được ma quỷ, xức dầu cho nhiều
người đau ốm, chữa họ khỏi bệnh là từ Đức Kitô ban cho các môn đệ để người nghe
tin vào những lời các ông rao truyền. Hiểu như thế, các việc này chỉ là phương
tiện, chứ không có thể thay thế việc rao giảng Tin Mừng.
- Đó
là sự giải phóng cho con người khỏi bị qủi ám về sức khỏe hồn xác, khỏi những
đau đớn do tội lỗi, do ràng buộc của cám dỗ.
- Điều
rất có ý nghĩa nữa là các môn đệ còn xức dầu cho người ta.
- Ngày
xưa, dầu được xem là môn thuốc trị bá chứng cho thân xác.
- Thần
của Đức Giesu đã ban cho các môn đệ một quyền phép mới và một đặc tính mới
trong cách trị bệnh cổ truyền này.
- Rõ
ràng quyền năng của Thiên Chúa trở thành có gía trị trong mọi việc thông thường
khi người ta có đức tin.
- Như
thế mười hai môn đệ đã mang đến cho nhân loại thông điệp về ơn cứu rỗi, cùng
lòng thương xót của Thiên Chúa.
- Và
cho đến nay, đấy vẫn là nhiệm vụ hàng đầu của Kito hữu chúng ta.
4. Ngày nay:
- Giai đoạn nào cũng phải khẳng định tất cả
những gì chúng ta đang có là bởi tình yêu Thiên Chúa. Đừng bao giờ kiêu hãnh để
khinh thường người khác; nhưng phải biết cảm tạ Thiên Chúa, sống cuộc đời tốt
lành thánh thiện, và biết loan truyền Tin Mừng đến mọi người.
- Nên rao giảng Tin Mừng là bổn phận quan trọng
hàng đầu Đức Kitô trao cho các tín hữu mọi thời đại. Khi rao giảng Tin Mừng
chúng ta loan báo những gì Ngài dạy dỗ, và làm cho muôn dân tin yêu Ngài
- Tuy
nhiên, ở thời đại này, thời dư thừa của cải vật chất, tiện nghi… với sức cám dỗ
mãnh liệt phải thỏa mãn, phải thay đổi, phải phát triển không ngừng thì liệu
Đức Giêsu có ban cho chúng ta cùng một huấn lệnh ấy hay không?
-
Nếu có, chắc chắn chúng ta không chỉ hoàn
toàn trông nhờ vào người khác bởi không còn quyền lợi và sức lực gì, chỉ
còn cảm
giác bất lực vì nghèo hèn. Khi phải gõ cửa từng nhà... xin tá túc cũng như thực
phẩm...chúng ta sẽ rất ái ngại và thấy mình thật khiêm tốn, lạc lõng…
- Cả khi người ta cho ăn ở đi nữa, thì làm thế
nào để có thể mời gọi chủ nhà hãy ăn năn sám hối và được chữa lành tối thiểu là
phần tinh thần?
- Vì
thế, có thể khó áp dụng lời Đức Giesu một cách tỉ mỉ theo nghĩa đen, nhưng theo
tinh thần thanh toát của Ngài, chúng ta vẫn có thể tuân theo chỉ thị ấy.
- Có lẽ nhiều bạn đã nghe câu chuyện về một số
bạn trẻ trong một Đại hội chia xẻ việc sử dụng những phương tiện hiện đại ngày
nay như tài liệu sách vở, báo chí, truyền hình, truyền thanh, internet, trình
diễn nhạc kích động, và các đại siêu thị… để rao giảng Tin Mừng? Thì một cô gái
người Phi Châu đã đánh động tâm hồn mọi người khi nói: “Khi Kitô Hữu ở quê
hương tôi nghĩ rằng một làng ngoại giáo nào đó sẵn sàng để theo đạo, họ không
gửi sách vở hay các nhà truyền giáo. Mà gửi đến một gia đình Kitô Hữu tốt lành
đến sống giữa làng đó. Đời sống gương mẫu của gia đình này hoán cải cả làng”.
- Điều này đưa chúng ta đến việc áp dụng thiết
thực bài Tin Mừng hôm nay cho từng người.
- Đức Giêsu muốn chúng ta vượt qua mọi trở ngại
để rao giảng Tin Mừng cho mọi giai đoạn, mọi hoàn cảnh xã hội.
- Ngài muốn chúng ta thi hành việc ấy giống
như các Tông Đồ đã làm, không phải chúng ta thi hành điều đó trong một cuộc
hành hương mùa Chay, nhưng với một ngoại lệ, thích ứng với hoàn cảnh.
- Ngay trong gia đình, nơi sở làm, trong cộng
đoàn chúng ta. Ngài bảo chúng ta thi hành điều đó theo phương cách mà cô gái
Phi Châu đã đề nghị.
- Ngài muốn chúng ta thi hành điều đó bằng đời
sống của một người có đức tin sâu xa vào Chúa và con người. Ngài muốn chúng ta
thi hành điều đó bằng sự hiện diện và bằng gương mẫu của chúng ta hơn là bằng
lời nói hay các phương tiện.
- Và nếu
chúng ta thi hành theo phương cách ấy, không những chúng ta sẽ kiên cường đức
tin của những người chung quanh, mà còn mời gọi họ bắt chước đức tin và đời
sống cầu nguyện của chúng ta.
- Ngày nay, các Kitô Hữu cũng thường hành hương với nhiều lý do như để bày tỏ sự tín thác vào Chúa, để thực sự tin tưởng vào lòng tốt của người dân, để cảm nghiệm thế nào là nghèo khổ.
- Ngày nay, các Kitô Hữu cũng thường hành hương với nhiều lý do như để bày tỏ sự tín thác vào Chúa, để thực sự tin tưởng vào lòng tốt của người dân, để cảm nghiệm thế nào là nghèo khổ.
- Hoàn
cảnh hiện nay lại có những khó khăn mới. Thực vậy, việc truyền bá đức tin hôm
nay đang bị thỏa hiệp, hoặc rất khó thực hiện trong những khu vực rộng lớn của
xã hội, càng làm chúng ta phải tin thác vào Thiên Chúa hơn nữa.
Lạy Chúa, Ngài đã sai các môn đệ khi đi giảng dạy phải nhẹ nhàng, với
chỉ một cây gậy. Nhưng Ngài đã ban cho các ông quyền trừ ma qủy, và chữa lành
bệnh tật.
Xin cho chúng con cũng
lên đường thanh thoát nhẹ nhàng, không cậy dựa vào khả năng bản thân hoặc những
phương tiện trần gian.
Nhưng cho chúng con
khả năng đẩy lui bóng tối của sự dữ, bất công và sa đọa.
Và giúp chúng con lau
khô những giọt lệ của bao người đau khổ tinh thần thể xác.
Lạy Đức Giesu, thế
giới thật bao la mà vòng tay chúng con qúa nhỏ bé, xin dạy chúng con biết nắm
tay nhau mà tin tưởng lên đường, nhẹ nhàng, thanh thoát. Vì Đức Giesu Kito Chúa
chúng con. Amen. (mượn lời)
Than men,
duyenky
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét