Dưỡng sinh mùa hè với 5 loại thực phẩm màu đỏ theo Đông y
Thanh
Xuân •Thứ Ba, 12/06/2018
cà chua-Ảnh từ internet
Mùa đông cần ăn bổ dưỡng,
như vậy mùa hè nắng nóng nên dưỡng sinh ăn uống ra sao? Từ góc nhìn Đông y,
“Xuân dưỡng gan, hè dưỡng tim, thu dưỡng phổi, đông dưỡng thận”. Tuân thủ tốt
nguyên tắc dưỡng sinh theo mùa thì hiệu quả tăng gấp bội. Như vậy mùa hè dưỡng
sinh nên chú trọng hơn đến “dưỡng tim”, vậy “dưỡng tim” cần dưỡng ra sao?
Mùa hè oi nóng gây tổn hại
tim khí, xem trọng dưỡng tim
Nhiệt độ mùa hè tăng lên,
dễ gây tổn hại tim nhất, gián tiếp ảnh hưởng đến huyết áp; đối với những người
thường xuyên đi ra đi vào phòng có điều hòa, do chênh lệch nhiệt độ trong và
ngoài phòng quá lớn dễ gây tổn hại cho sức khỏe tim mạch.
“Tim” theo góc nhìn Đông
y không giống với Tim mà y học phương Tây đề cập, Tim mà y học phương Tây đề cập
là trái tim. Còn Tim theo Đông y bao gồm hai loại: một là trái tim, nghĩa khác
là Tim trên phương diện tinh thần. Theo Đông y, mùa hè thuộc hỏa, hỏa khí thông
trái tim, khi hỏa quá vượng dễ làm tinh thần phiền muộn, gây các triệu chứng
như khát nước, tức ngực, tim đập nhanh, mất ngủ. Vì vậy phải chú ý chăm sóc
trái tim.
Tim là “gốc sinh mệnh”.
Theo sự tương ứng giữa ngũ tạng và ngũ sắc thì trái tim tương ứng với màu đỏ,
vì vậy cần dưỡng tim mùa hè bằng lương thực có màu đỏ.
Mùa hè dưỡng tim bằng 5
loại thực phẩm màu đỏ
Theo học thuyết về Ngũ
hành của Đông y, màu đỏ là lửa, đi vào tim, bổ khí huyết. Từ góc nhìn Tây y,
các loại rau quả màu đỏ giàu các chất chống oxy hóa như lycopene và
anthocyanins. Những chất này có khả năng chống oxy hóa cao và có thể làm giảm
nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Có thể dưỡng tim mùa hè với
5 loại thực phẩm màu đỏ sau đây:
1.
Anh đào
quả anh đào
Anh đào có thể “điều
trung, ích tỳ khí”, dùng để bổ nguyên khí, bổ máu, dưỡng ẩm cho da (Ảnh:
Shutterstock).
Anh đào vị ngọt, tính ấm,
có thể được sử dụng như vị thuốc, sách “Danh y biệt lục” của danh y Đào Hoằng Cảnh
(Tao Hong Jing, 456 – 536) có ghi lại “Anh đào có thể “điều trung, ích tỳ khí”.
Từ góc nhìn Đông y, trái anh đào được sử dụng để điều trị chứng hư, bổ nguyên
khí, máu, và dưỡng ẩm cho da. Anh đào có thể ăn sống hoặc nấu canh, giúp điều
trị suy nhược cơ thể, thiếu máu, chán ăn và mất ngủ.
Lớp da của anh đào giàu
chất xơ, phần thịt giàu vitamin C và kali, giúp đảm bảo giữ huyết áp ổn định
hơn.
Theo Bộ Nông nghiệp và Thực
phẩm Nông nghiệp Canada (AAFC), anh đào là một trong những nguồn chính của hợp
chất hữu cơ tự nhiên anthocyanins, không chỉ chống oxy hóa, chống viêm, chống
ung thư, còn có nhiều tác dụng khác đối với mạch máu, tiểu cầu và lipoprotein
đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển lipid trong cơ thể, giúp giảm
nguy cơ bệnh tim mạch vành.
2.
Táo đỏ
thực phẩm bổ máu
Táo đỏ hay còn gọi là táo
tàu (Ảnh từ internet)
Táo đỏ vị cam tính ấm,
giúp bổ tim khí, quân bình vị khí, kiện tỳ khí. Theo chuyên gia Đông y người
Trung Quốc là Đỗ Mỹ Hiền (Du Meixian), táo đỏ chủ yếu được sử dụng trong điều
trị tỳ vị khí hư, thiếu máu, và mất ngủ mơ nhiều. Đối với phụ nữ bị thiếu máu
do chảy máu kinh nguyệt quá mức, uống nước táo đỏ có thể cải thiện sắc mặt nhợt
nhạt và tay chân lạnh.
Ăn táo đỏ dưỡng tim rất tốt.
Bậc thầy Đông y Ngô Minh Châu (Wu Mingzhu) từng nhận định, ăn táo đỏ có thể làm
giãn mạch máu, tăng co bóp cơ tim, làm cho hàm lượng oxy trong máu tăng lên
nhanh chóng, từ đó tăng cung cấp oxy cho tim. Cùng với việc làm tăng tốc trao đổi
chất là việc cải thiện dinh dưỡng cơ tim.
Ngoài ra, táo đỏ còn chứa
flavonoid, cũng giúp bình ổn tâm trạng, giảm áp lực, cải thiện chứng giấc ngủ.
3. Đậu nho nhe hay đậu gạo
Đậu nho nhe (trái) so với
đậu đỏ (phải) thì thon dài hơn (Wikipedia).
Đậu nho nhe cũng còn được
gọi là đậu đỏ, vì khá giống đậu đỏ, nhưng thon dài hơn một chút. Đậu nho nhe bổ
tim, kinh ruột non (tiểu tràng kinh). Mùa hè ăn nhiều đậu nho nhe có thể làm dịu
tình trạng khô khát khó chịu, có hiệu quả xoa dịu đối với chứng phù nề do mùa
hè nóng ẩm gây ra, đặc biệt là phù nề chi dưới.
4. Dưa hấu
Dưa hấu là thực phẩm màu
đỏ, có công dụng giải khát an thần, hạ áp lợi tiểu, khoan trung hạ khí, hạ hỏa
(Ảnh: Epoch Times)
Dưa hấu được xem là loại
sản phẩm tuyệt vời chống say nắng, toàn trái dưa là nước. Dưa hấu tính lạnh,
qua tim, dạ dày, kinh bàng quang, có công dụng giúp hạ hỏa, giải khát an thần,
hạ áp lợi tiểu, khoan trung hạ khí (khí nghịch). Giới chuyên gia Đông y nhắc nhở,
đặc điểm năng lượng cơ thể mùa hè là “Khí dương bên ngoài, khí âm bên trong”,
vào buổi tối khí âm cơ thể thịnh, nếu ăn nhiều dưa hấu rất dễ tích hàn trợ ẩm,
gây tổn thương dương khí của tỳ vị; nếu buổi tối mùa hè mà ăn nhiều dưa hấu sẽ
dễ dàng làm tăng khí hàn ẩm của cơ thể, có thể gây nôn mửa và tiêu chảy.
Dưa hấu chứa nhiều
lycopene, dưa hấu càng đỏ thì càng nhiều lycopene. Lycopene là một trong những
chất chống oxy hóa tự nhiên mạnh nhất, có thể thúc đẩy sự trao đổi chất của cơ
thể, chống lão hóa, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, nghiên cứu hiện nay cho thấy
lycopene cũng có tác dụng tích cực ngừa ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
5. Cà chua
Cà chua chứa hàm lượng
lycopene cao, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch (Ảnh: rodalesorganiclife.com)
Cà chua cũng chứa một lượng
lớn lycopene. Giới chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra, so với cà chua sống,
lycopene từ cà chua chiên xào sẽ dễ hấp thu hơn. Đông y cũng cho rằng cà chua
tính lạnh, tốt nhất nấu chín hãy dùng. Những người bị đường ruột hư hàn càng
không nên ăn quá nhiều cà chua sống.
Các thực phẩm dưỡng sinh
màu đỏ khác còn có: cà rốt, táo đỏ, táo gai, hoa bụp giấm, đậu đỏ, thịt bò và
thịt cừu.
Thanh Xuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét