Tản mạn đời tha hương:
Mừng Ngày Quốc Khánh Hoa Kỳ
Lm.
Giuse Nguyễn Văn Thư - 28/Jun/2018
Ngày
lịch sử của cả nhân loại
Sau khi chiến thắng Anh quốc tại tân thuộc địa, Hoa Kỳ tuyên bố lập quốc, đưa ra bản Tuyên Ngôn Độc Lập, một áng văn chương lịch sử tuyệt tác của nhân loại “Con người sinh ra b́inh đẳng… ”
Đó là ngày 4 tháng 7 năm 1776, ngày lễ độc lập của Hoa kỳ năm thứ nhất. Vào thời đó dân số Hiệp chủng quốc có trên 3 triệu người, đa số là di dân đến từ Âu châu. Chiến tranh cách mạng Hoa Kỳ là cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ chống lại đế quốc Anh.
Từ năm 1763, nước Anh trở thành một đế chế thực dân lớn, kiểm soát rất nhiều thuộc địa; nhưng do người Anh cần chi phí cho cuộc Chiến tranh Pháp-Da đỏ (1756-1763), chính phủ Anh đã áp đặt một lô thuế lớn vào 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ. Lúc này, các thuộc địa đang có truyền thống tự trị nên chống đối kịch liệt, nhất là khi Anh ra luật thuế ‘trà’ quái ác, dành độc quyề cho một công ty ‘cả nhân loạiĐông Ấn’ khai thác.
Năm 1773, ở cảng Boston,
Massachusetts, khi tàu công ty này chở trà đi qua, có ba nhóm gồm 50 người Mỹ
đã ném trà xuống boong tàu, còn gọi là sự kiện ‘Tiệc trà ở Boston’, đây là sự
chống đối của các thuộc địa đối với thuế trà, sinh ra những tư tưởng về nền độc
lập Hoa Kỳ. Cách mạng bùng nổ là một điều chắc chắn sẽ xảy ra.
Cuộc chiến diễn ra từ
1775 đến năm 1783, khởi đầu chỉ là cuộc giao tranh nhỏ giữa quân đội Anh và
nhân dân thuộc địa có vũ trang ngày 19 tháng 4 năm 1775. Kết quả là thắng lợi của
nghĩa quân cuối cùng đã tới, dưới sự chỉ huy của tướng George Washington (sau
này làm tổng thống tiên khởi Hoa Kỳ), buộc Anh phải bại trận rồi ký Hiệp định
Paris 1783 rút quân khỏi bắc Mỹ, và 13 thuộc địa được độc lập.
Xin nói rõ là từ ngày 2
tháng 7 năm 1776, đại diện 13 thuộc địa (bang) đã quyết định tuyên bố độc lập tại
Philadelphia, Pennsylvania, và bản tuyên ngôn do Thomas Jefferson soạn thì được
chấp nhận vào ngày 4 tháng 7, rồi mãi tới ngày 2 tháng 8 mới có đủ mọi chữ ký tại
Đại hội Lục địa này.
Ảnh hưởng lớn lao trên
toàn thế giới.
Lễ độc lập kèm theo bản
hiến pháp của Hoa Kỳ cũng là một biểu tượng hùng hồn ở các nước ngoài. Tiêu biểu
nhất là nước Pháp đã mau chóng theo chân Hoa Kỳ để tạo cuộc cách mạng vang dội
năm 1789, thành lập thể chế cộng hòa, lật đổ hoàng gia phong kiến. Sau cách mạng,
Hoa Kỳ (đã trở thành đất nước châu Mỹ đầu tiên đánh đuổi được thực dân Châu Âu)
thực sự làm gương cho các nền độc lập về sau, và làm tăng thêm sự mạnh mẽ của
Trào lưu ‘khai sáng’ ở thế kỉ 18.
Sau này, theo dõi phong
trào tranh đấu giành độc lập từ tay thực dân tại Châu Á và Châu Phi sau thế chiến
thứ hai, ta thấy Hoa Kỳ thường được ca ngợi như quốc gia đầu tiên đứng dậy phá
bỏ xiềng xích của đế quốc độc tài. Ngay cả ông Hồ Chí Minh, lãnh tụ đảng cộng sản
Việt Nam, đã dùng bản tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ làm khuôn mẫu cho bản Tuyên
Ngôn Độc Lập của Việt Nam năm 1945, chống lại quyền đô hộ của người Pháp.
Hiến pháp Hoa Kỳ là bộ luật
tối cao của Hoa Kỳ được soạn thảo ngày 17 tháng9 năm 1787, dựa trên tư tưởng
tam quyền phân lập giữa nhánh lập pháp (Quốc hội), hành pháp (Tổng thống) và tư
pháp (Tòa án) do Montesquieu, triết gia người Pháp đề xướng. Nó được phê chuẩn
sau các cuộc hội nghị tại 13 tiểu bang đầu tiên.
Cùng với Tuyên ngôn Độc lập
viết năm 1776, bản hiến pháp này đã thể hiện tinh thần khoa học, tiến bộ và
nhân bản của người Mỹ trong việc xây dựng nhà nước cộng hòa đầu tiên trên thế
giới trong lịch sử cận đại. Nó đã tạo ra một chính quyền thống nhất và tập
trung hơn chính quyền dưới những Điều khoản Liên hiệp.
Hiến pháp Hoa Kỳ là bản
hiến pháp lâu đời nhất và nổi tiếng nhất, với trên 200 năm lịch sử. Từ khi được
hiệu lực năm 1789, nó đã được tham khảo nhiều lần để làm mô hình cho các hiến
pháp của những quốc gia khác. Thủ tướng Anh William Gladstone đã miêu tả Hiến
pháp này là "tác phẩm tuyệt vời nhất từng được sản sinh ra vào một thời điểm
nhất định bởi trí óc và mục đích của con người".
Hoa Kỳ cũng muốn nói cho
thế giới biết họ đang sống trong một quốc gia được Chúa chở che, với các quyền
bất khả xâm phạm được tạo hóa ban tặng bình đẳng cho tất cả mọi người, trong đó
có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Dĩ nhiên Liên Hiệp Quốc được
thành lập sau thế chiến II cũng lấy nội dung cao đẹp của bản tuyên ngôn độc lập
và hiến pháp Mỹ này.
Bà con Việt Nam nghĩ sao?
Hiện nay, tổng kết có
trên 2 triệu dân Việt đang sinh sống tại Hoa Kỳ. Trong thập niên cuối của thế kỷ
20, người Việt là sắc dân đến Mỹ đông đảo nhất. Di tản, vượt biên, thuyền nhân,
HO, con lai, sở Mỹ, đoàn tụ, đầy đủ cả.
Ngày tuyên thệ để lãnh chứng
chỉ là ‘công dân Mỹ’, chúng ta đứng lên cất tiếng dõng dạc với chính giới Hoa Kỳ
để nói rằng “chúng tôi là người Mỹ gốc Việt, là công dân có đóng thuế và sẵn
sàng hy sinh cho Hoa Kỳ”. Vui ơi là vui ! Hãnh diện vì thấy bao kẻ khác khát
khao mà không được !
Người Việt là di dân đến
muộn nhất, nhưng lại được hưởng thành quả đấu tranh của các sắc dân tiền phong
để lại. Thế kỷ trước, da đen đă đổ máu chan hòa trên cánh đồng bông g̣òn, rồi mới
có chỗ ngồi bình đẳng trên xe bus và trong trường học. Dân da đỏ chịu bao nhiêu
khổ nạn vì phải di tản vào khu tập trung, tiếp đến dân da vàng bị kỳ thị trên
con đường tây tiến về miền duyên hải Thái B́ình dương.
Khi chúng ta đến đây, dù
đeo nặng quá khứ chiến tranh, tù đày và thảm cảnh biển đông, nhưng khi bước
chân vào Mỹ thi đất nước này đă chan hòa tự do, dân chủ, bình đẳng với muôn vàn
cơ hội. Thậm chí người Việt c̣òn đẩy lùi cả người Mễ và người ‘da đen’ về những
lãnh vực văn hóa, thương mại…
Quên ơn Hoa Kỳ sao được
khi dân chúng địa phương mở rộng bàn tay đón nhận chúng ta (từ những trại tỵ nạn
trên đường tìm tự do), rồi giúp tìm công ăn chốn ở, hướng dẫn lối vào cuộc sống
hội nhập trơn tru tốt đẹp. Trải qua nhiều lần lễ Độc lập, các khối tỵ nạn Việt
Nam đã hình thành vững chắc và tiến bộ. Từ các đơn vị gia đình nhỏ bé trong
chung cư, người Việt đă bung ra thành chủ nhà, chủ các thương xá, các hăng xưởng
và các đại lý, các công ty dịch vụ.
Một nhân sĩ đã có lần góp
ý thế này: “Bà con tỵ nạn mình hãy lưu tâm ngày 4 tháng 7 của Hoa Kỳ. Bước ra
khỏi cái ghetto của cộng đồng nhỏ hẹp, tham dự vào cái xã hội vĩ đại đã đem
phúc lợi cho chúng ta. Đó là cách hay nhất để xây dựng cùng một lúc cộng đồng tại
Mỹ và quê hương bỏ lại ở Việt Nam. Bao gồm cả giấc mơ tự do và dân chủ. Hãy làm
một công dân tốt và chân thành với xứ "tạm dung", chúng ta sẽ góp phần
xây dựng dân sinh tại Hoa Kỳ và đồng thời xây dựng cả dân quyền cho Việt Nam”.
Đặc biệt trong các nhà thờ
Mỹ, vào ngày trọng đại của quốc gia dân tộc này, người ta thường cất cao giọng
hát ca ngợi và cảm tạ Thiên Chúa đã đoái thương ban xuống nhiều đặc ân qua nguồn
tài nguyên bao la cho xứ sở này: “America, God shed His grace on thee…from sea
to shing sea…May refine thy gold…till all success and every gain divine”. Người
ta nhìn ra bàn tay từ ái của Chúa, rồi chúc nhau thành đạt trong ơn lành từ trời…
LM Giuse Nguyễn Văn Thư
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét