5 bộ phận quan trọng của cơ thể nhưng lại bị đánh giá thấp
Ngày
10 Tháng 7, 2018
Đây không phải là tim,
não, gan hay cơ bắp nhưng chúng lại là những bộ phận không thể thiếu, đảm nhận
nhiều vai trò thú vị và quan trọng, đáng tiếc lại bị cho “ra rìa”, tạp chí
Listverse.com (LC) của An
Cơ
hoành
Cơ hoành (Diaphragm) là một
vân cơ dẹt, rộng, hình vòm, tạo thành một vách gân, cơ ngăn giữa lồng ngực và ổ
bụng. Cơ hoành có vai trò quan trọng trong sinh lý hô hấp. Khi cơ co thì vòm
hoành hạ xuống, lồng ngực giãn, áp lực trong lồng ngực giảm, không khí được hít
vào. Đôi khi co lại khiến chúng ta bị nấc cụt. Mặc dù khung xương sườn giãn nở
và co lại, cơ hoành vẫn được xem là cơ chính đảm nhận chức năng hô hấp cho cơ
thể. Khi thư giãn, cơ hoành có hình vòm, uốn cong vào khoang ngực. Khi co, cơ
phẳng, tăng thể tích và tạo ra một hành trình hút không khí vào phổi.
Cơ hoành cũng giúp điều
chỉnh áp lực lên ngực và bụng khi nôn ói, ho, đi tiểu và đại tiện. Nhìn vào
phim X-quang ngực, bên phải cơ hoành cao hơn bên trái do vị trí của gan tác động.
Mỗi khi hít thở, tất cả phần bụng dưới cơ hoành di chuyển nhẹ nhàng. Cơ hoành
được cấp máu chủ yếu từ động mạch hoành trên hay động mạch cơ hoành, một trong
hai nhánh tận của động mạch ngực trong. Động mạch hoành dưới thường xuất phát từ
động mạch chủ bụng, ở ngay phía dưới cơ, trong khi đó các nhánh xuất phát từ
trung thất sau. Cơ hoành được vận động chính bởi dây thần kinh hoành
Bệnh lý cơ hoành rất đa dạng
như chấn thương cơ hoành, liệt, phù nề, nhất là cơ hoành trái. Triệu chứng đau
ngực trái có cảm giác như cơn đau thắt ngực, thông thường khi vận động bị đau
ran sau đó hết nhưng lại tái diễn khi có sự vận động mạnh của cơ thể. Thoát vị
cơ hoành là bệnh lý bẩm sinh, trong đó tình trạng các tạng trong ổ phúc mạc có
thể đi vào trong lồng ngực qua một lỗ khiếm khuyết của cơ hoành. Tùy thuộc vào
lỗ thoát vị to hay nhỏ mà các phủ tạng từ ổ bụng có thể chui lên lồng ngực như
dạ dày, ruột non hay lá lách. Ngoài ra còn có các chứng bệnh như thoát vị khe,
nhão cơ hoành hay liệt cơ hoành, tức ngừng xung động thần kinh đi xuống qua dây
thần kinh hoành, làm cho cơ hoành mất trương lực và không vận động co giãn được.
Epiglottitis
Về mặt giải phẫu, khí quản
ở phía trước thực quản, vì vậy mỗi khi chúng ta nuốt, thực phẩm hoặc nước đều
phải vượt qua khí quản để đi vào trong ống dẫn thức ăn. Nếu thao tác này không
được phối hợp nhịp nhàng có thể gây chứng nghẹt thở. Cụ thể hơn, Epiglottitis
hay còn gọi là nắp thanh quản, cấu trúc đàn hồi sụn ở gốc lưỡi, có thể ngăn chặn
thực phẩm vào khí quản khi nuốt, và xuất hiện tình trạng cổ họng di chuyển lên
xuống.
“Quả táo của Adam” là một
hiện tượng nổi bật của sụn trong thanh quản khiến hoạt động này rõ ràng hơn, nhất
là ở đàn ông. Khi thanh quản được kéo lên, nắp thanh quản được gấp qua lối vào
khí quản giúp thức ăn và nước đi để vào thực quản dễ dàng. Điều này còn giúp
cho đường hô hấp mở, cho phép bất kỳ loại nước hoặc chất tiết ra khỏi miệng
thay vì đi vào đường hô hấp.
Viêm nắp thanh quản được
xem là căn bệnh thường gặp, do nắp thanh quản bị sưng, bỏng từ chất lỏng nóng,
và nhiễm trùng. Riêng ở trẻ nhỏ, có thể do nhiễm Haemophilus cúm b (Hib) trong
quá khứ. Các triệu chứng thường thấy ở trẻ em như sốt, thở rít, đau họng nặng,
chảy nước dãi, nuốt khó khăn. Ở người lớn, dấu hiệu và triệu chứng thường xuất
hiện chậm hơn, bao gồm đau họng, sốt, khó thở, giọng nói bị, thở rí, khó nuốt,
chảy nước dãi...
Các loại van trong cơ thể
Để hoạt động nhịp nhàng,
cơ thể phải nhờ đến các cơ vòng, nhưng hệ thống van trong cơ thể cũng không kém
phần quan trọng. Hệ thống tim mạch chủ yếu là hệ thống ống, van một chiều, giúp
tuần hoàn đúng hướng. Cơ thể có bốn máy bơm rất mạnh (chủ yếu là tim) hoạt động
đồng bộ để bơm máu đến phổi, giúp trao đổi khí, cung cấp chất dinh dưỡng, loại
bỏ chất thải và giữ mọi thứ trong cơ thể được cân bằng.
Máu được bơm ra khỏi tim
để đi vào các động mạch, nó giãn nở, co lại khi tim bơm máu. Khi máu di chuyển
đi xa tim, các động mạch phân nhánh thành các mạch nhỏ hơn, được gọi là mao mạch
có độ rộng chỉ bằng một tế bào. Điều này xảy ra khi có sự trao đổi giữa máu và
các mô mà nó cung cấp. Máu cần để di chuyển từ từ và không còn bất kỳ một xung
nào khác bởi diện tích bề mặt của các mao mạch cực nhỏ.
Các loại van cơ thể, đặc
biệt là ở tim đóng vai trò quan trọng
Trên đường trở về tim,
máu di chuyển trong tĩnh mạch, hội tụ về các mạch lớn dần. Tuy nhiên, khi máu
trở về tim, áp lực đẩy máu trở nên giảm, hầu hết máu cần phải vượt qua lực hấp
dẫn để quay trở lại. Để đối phó với điều này, tĩnh mạch có van một chiều giúp
máu chảy đúng hướng. Đôi khi chúng ta có thể nhìn thấy các van trong cách tay của
chính mình, đặc biệt khi đi thử máu, trông giống như những bứu nhỏ chạy dọc
theo các tĩnh mạch thẳng.
Ngoài ra còn có 4 van một
chiều thiết yếu khác trong tim. Mỗi ngăn trong số 4 khoang bơm của tim đều có
van một chiều hoạt động đồng bộ để ngăn máu không được bơm lệch hướng. Các buồng
trong tim hoạt động theo cặp, tạo ra hai âm thanh “lub-dub” phát ra. Nếu có bất
kỳ sự cố nào liên quan đến hoạt động của van, thì trước tiên âm thanh tim sẽ
thay đổi, điều này cho thấy bơm hoạt động kém hiệu quả.
4. Dịch não tủy
Giữa tất cả các bộ phận
trong cơ thể như xương, thịt, máu và ruột... là chất lỏng trong suốt được gọi
là dịch não tủy (Cerebrospinal Fluid hay CSF), nó được tạo ra ở tâm thất sâu
bên trong não và tuần hoàn quanh não và tủy sống. Nói cách khác, CSF là một loại
dịch ngoại bào đặc biệt lưu thông trong các não thất và trong khoang dưới nhện
do các đám rối màng mạch trong các não thất bài tiết. Số lượng dịch não tủy ở
người trưởng thành khoảng 140 ml và trong 24 giờ dịch não tủy được đổi mới từ 3
- 4 lần.
Dịch não tủy được xem là một
“hàn thử biểu” phản ảnh tình trạng sức khỏe của não bộ và cơ thể
Chức năng của dịch não tủy
là để trao đổi vật chất 2 chiều với tổ chức thần kinh trung ương bằng cách cung
cấp các chất dinh dưỡng và mang đi các chất thải của quá trình chuyển hóa. CSF
có tác dụng bảo vệ tổ chức thần kinh thông qua 2 cơ chế: một, ngăn cản không
cho các chất độc lọt vào tổ chức thần kinh; hai, đóng vai trò như một hệ thống
đệm để bảo vệ não và tủy khỏi bị tổn thương mỗi khi bị chấn thương theo cơ chế
duy trì áp lực chính xác để hỗ trợ hệ thần kinh trung ương (não và tủy sống).
Các bác sĩ lấy mẫu CSF bằng
một thủ thuật châm vào thắt lưng, chèn một kim vào tủy sống và lấy một ít dịch
lỏng. Chất lỏng này được sử dụng để xác định những người bị nhiễm trùng (như
viêm màng não), nó được xem như một “hàn thử biểu” phản ảnh tình trạng của não
và màng não. Phát hiện nguy cơ mắc bệnh chảy máu xung quanh não (đột quỵ xuất
huyết) và các chứng bệnh khác như viêm màng não mủ, viêm màng não lao, viêm
màng não do virút, u não...
5. Hệ thống tiền đình
Có bao giờ chúng ta tự hỏi
đầu chúng ta đang ở đâu trong không gian? Làm thế nào mà con người lại hay bị
chóng mặt mỗi khi quay tròn hoặc tại sao người ta lại không thể quay vòng tròn
liên tục trong khoảng thời gian dài?
Câu trả lời chính xác nhất,
đó là hệ thống tiền đình (Vestibular System hay VS) của cơ thể quyết định. Nó
là một hệ thống phức tạp nhỏ bao gồm ba kênh bán nguyệt và có hai ngăn trong mỗi
tai trong. VS nằm phía sau màng nhĩ, ngay bên cạnh ốc tai. Các kênh bán nguyệt
là ba ống tròn chứa đầy chất lỏng, nằm trong mặt phẳng khác nhau, tạo cảm giác
chuyển động theo mọi hướng. Có những khu vực đặc biệt được gọi là maculae
(không nên nhầm với điểm vàng ở võng mạc) ở phần cuối của vòng ống được bao phủ
bởi lông cảm giác.
Nói ngắn hơn, VS là một hệ
thống thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau ốc tai ở cả hai bên, thực hiện chức
năng quan trọng là duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân
mình và khả năng thăng bằng trong các hoạt động của cơ thể. Gồm 2 thành phần
chính là nhân tiền đình, tức bộ phận nhận cảm của tiền đình ngoại biên nằm ở mê
đạo màng, thân tế bào ở hạch tiền đình, nhánh tiền đình của dây tiền đình ốc
tai (dây VIII) đi đến nhân tiền đình nẵm giữa cầu não và hành não. Và hai, là
đường dẫn truyền, thân tế bào của khoảng 19.000 neuron tiền đình ngoại biên xuất
phát từ mào và vết mỗi bên tập trung ở hạch tiền đình và chấm dứt ở nhân tiền
đình (ranh giới hành-cầu não) và thùy nhung nút của tiểu não.
Điều gì sẽ xảy ra khi
chúng ta quay tròn và bị chóng mặt, khó có thể đi được thăng bằng theo một đường
thẳng, thậm chí mắt cũng bị lảo đảo từ bên này sang bên kia, chuyên môn gọi là
hiện tượng nystagmus. Nó xảy ra khi hệ VS ngừng di chuyển, nhưng chất lỏng bên
trong các vòng có đủ động lực để tiếp tục hoạt động. Điều này báo cho não biết,
cơ thể đang quay, nhưng mắt và tiểu não lại không đồng ý, vì vậy cơ thể hoàn
toàn mất thăng bằng và tầm nhìn bị méo mó.
Vì vậy, VS có nhiệm vụ
chính là giữ thăng bằng cho cơ thể như khi di chuyển, cúi, xoay... tiền đình
cũng sẽ nghiêng lắc theo các động tác này và giúp cơ thể có tư thế thăng bằng.
Tiền đình được điều khiển bởi các nhóm thần kinh cao cấp nằm trong não bộ. Những
rối loạn có liên quan đến thăng bằng (hội chứng tiền đình) thường xuất phát từ
bộ phận này của tiền đình.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét