Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2018

Cậu bé mới 8 tuổi âm thầm thay tã cho mẹ suốt 3 năm ròng


Cậu  bé  mới  8  tuổi  âm  thầm  thay  tã  cho  mẹ  suốt  3  năm  ròng
Huỳnh Trang
12/06/2018 22 - THANH NIÊN ONLINE

Hai mẹ con luôn luôn bên cạnh nhau /// Ảnh: Huỳnh Trang

 bé Gia Uy nhà số 58/6 Trạng Trình, phường 9 Đà Lạt. Số điện thoại của mẹ bé Gia Uy 01638.957.352 tên Hạ Phương.

Cậu bé Phạm Huỳnh Gia Uy dù mới 8 tuổi, luôn rụt rè trước người lạ nhưng lại ân cần chăm sóc cho mẹ suốt 3 năm qua. Sau khi mẹ bị tai nạn, cậu làm tất cả mọi việc cho mẹ, kể cả thay tã.

"Toàn thân dưới của tôi không có cảm giác tôi vẫn phải mang tã đến giờ. Gia Uy là người dọn tã giúp cho mẹ", chị Huỳnh Hạ Vy Phương nói trong đau đớn ai cũng không kìm được nước mắt. Cậu bé nhỏ Gia Uy rụt rè trước mọi người lạ, lại là người ân cần chăm sóc mẹ bao nhiêu năm nay.


VIDEO: Ba năm làm đôi chân của mẹ

Khó khăn chồng chất khó khăn
Dưới con dốc cao, Gia Uy gầy nhom, đang phong phanh trong cái lạnh buốt để đón chúng tôi. Căn nhà trọ nhỏ - mái ấm của mẹ con Uy được làm bằng tôn tự hỏi làm sao tránh được cái lạnh rét và mưa rả rích của Đà Lạt.
Trước đây, niềm vui của chị Vy Phương là khi có hai đứa con ra đời. Cuộc sống không mấy khá giả nhưng chắt chiu từng đồng thì cả gia đình cũng đủ sống.

Chị Vy Phương kể: "Hồi xưa hai vợ chồng tôi sống lo cho hai đứa con cũng vất vả lắm. Chồng đi làm hồ, tôi thì đi thêu. Sau này vợ chồng không hợp nhau nên ly dị năm 2012. Tới năm 2015 thì tôi bị tai nạn. Lúc đó, tôi đang đi hái cà phê ở dưới nhà thì bị té gãy cột sống, dập tủy. Lúc trước, tôi làm thợ thêu XQ, còn bây giờ ở nhà nên tôi chỉ nhận hàng về móc nên ngày được nhiều nhất cũng năm chục ngàn thôi".

Từ ngày mất đi đôi chân, chị không thể chủ động trong công việc. Với số tiền vỏn vẹn năm mươi ngàn đồng kiếm được mỗi ngày, chị vừa lo tiền nhà, ăn uống và trang trải học hành cho Uy đến trường. Hằng tuần chị đều đặn đến trung tâm phục hồi chức năng để tập vật lí trị liệu, với hi vọng đôi chân chị có thể tiến triển hơn.
Nói rồi, chị dùng tay kéo hai ống quần lên, từ bàn chân lên đến đầu gối của chị đầy những vết bầm tím, vết sẹo, vết bỏng còn chưa lành. Mắt chị như mất hồn: "Do tôi mất cảm giác nên bị bỏng ống pô. Giờ tôi đang mang tã bởi tôi không cảm giác được mình đi vệ sinh lúc nào".
Từ một người lành lặn đến khi trưởng thành chị lại tật nguyền, cuộc sống chồng chất khó khăn bởi công việc không ổn định. Mỗi ngày chị đều phải suy nghĩ làm sao và làm thế nào để con mình có cuộc sống tốt hơn.

Là đôi chân cho mẹ từ nhỏ
Gia Uy luôn sát cạnh bên mẹ, ngoài giờ đến trường em cùng mẹ đến trung tâm tập vật lí trị liệu, về nhà em làm mọi việc trong nhà. Cậu bé chỉ mới 8 tuổi nhưng rất phi thường, sự quan tâm của em dành cho mẹ khiến ai nấy cảm phục. Cậu bé không hay nói mà chỉ thể hiện sự yêu thương qua hành động đối với mẹ mình.

Đôi chân nhỏ luôn cố gắng bước đi trên những con dốc cao
ẢNH: HUỲNH TRANG

Gia Uy chia sẻ: "Từ ngày mẹ con bệnh con thấy buồn tại mẹ con không đi được nữa. Con có thể quét nhà, lau nhà, úp chén, con phơi đồ, vứt tã cho mẹ. Con rất thương mẹ, con mong mẹ đi lại được thì cuộc sống nhà con đỡ khổ hơn. Con hứa với mẹ là con sẽ học giỏi và luôn bên cạnh mẹ".

Các hành động của Uy khiến ai nấy đều thấy thương mẹ con cậu. Cậu ốm và nhỏ con so với các bạn bè, mùa hè ai nấy được đi chơi, riêng cậu ở nhà cùng mẹ. Trời Đà Lạt mấy nay mưa nhiều và lạnh buốt, đôi chân chị Phương gặp lạnh sẽ tê cứng, nên cậu bé trước khi đi ngủ luôn bóp chân cho mẹ rồi mới đi ngủ. Chị Phương luôn cố gắng hết sức mình, có lẽ cũng chính nhờ cậu con trai nhỏ luôn bên cạnh.

Gia Uy bóp chân với mong ước đôi chân mẹ sẽ khỏe lại

Trong hoàn cảnh khó khăn với đôi chân không may tật nguyền, cậu con trai nhỏ lại hiểu chuyện và yêu thương mẹ hết mực. Cậu bé giờ đây như người đàn ông lớn cho chị bờ vai vững chắc để tựa vào và tiếp thêm động lực cho chị cố gắng hoàn thành ước mơ đôi chân phục hồi.

Nhưng đã bao năm đôi chân vẫn thế, những vết bỏng rát chị không cảm nhận được đôi chân chi chít sẹo và chiếc tã chị đang mang như khiến chị buồn thêm vì nhận ra mình vẫn chưa phục hồi cảm giác. Rồi mai đây cuộc sống nếu cứ thế này thì giấc mơ đến trường của Uy có thể bằng phẳng hay không khi bữa cơm ăn còn khó khăn đối với hai mẹ con.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét