7 cột mốc quan trọng mà con trẻ cần đạt được
Nguyễn
Việt •Thứ Tư, 13/06/2018
(Ảnh:
unsplash)
Liệu chúng ta có đang dạy
dỗ đúng cách để con trẻ vươn tới những cột mốc quan trọng trong cuộc đời chúng
hay không?
Hầu hết các bậc phụ huynh
đều mong muốn con cái họ tập trung vào các kỹ năng xã hội, phát triển nhận thức
và kết quả học tập. Họ đầu tư mạnh tay để con mình trở thành số 1 ở trường và
trong các cuộc thi đấu thể thao.
Thực tình mà nói không có
gì sai khi làm thế, tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng các bậc phụ
huynh đang tạo ra những nhận thức sai lầm cho trẻ. Một nghiên cứu của Đại học
Harvard chỉ ra rằng người ta đang dạy dỗ trẻ em những giá trị sai lầm.
“Khoảng 80% thanh thiếu
niên trong cuộc khảo sát của chúng tôi nói rằng các bậc phụ huynh chú trọng vào
thành tích hay mức độ hạnh phúc hơn là đến sự quan tâm, chăm sóc tới người
khác”. Thông điệp “thành công” đã làm “lu mờ” mục tiêu trở thành một người tốt.
Xã hội phụ thuộc vào các thế hệ tương lai để đảm đương công việc chăm sóc cộng
đồng và chăm sóc những người cao tuổi.
Nếu chúng ta tạo ra những
đứa trẻ vị kỷ, chỉ lo cho bản thân và không lương thiện thì quả thực tương lai
sẽ vô cùng ảm đạm. Do vậy các bậc cha mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc
giúp trẻ trở thành niềm hy vọng của tương lai. Dưới đây là 7 mục tiêu quan trọng
mà con trẻ của bạn nên được rèn luyện từ nhỏ.
1. Học cách tôn trọng người khác
(Ảnh: unsplash)
Trong cuộc sống thường
ngày rất dễ dàng để bắt gặp tình huống một đứa trẻ tấn công hay chỉ trích người
khác một cách thô lỗ. Do vậy cần dạy dỗ trẻ ngay từ đầu vì đây là hành vi không
thể chấp nhận được. Nếu được phép cư xử thô lỗ như thế, đứa trẻ sẽ tin rằng đó
là điều bình thường và sẽ tiếp tục hành động như vậy khi trưởng thành.
Để giúp trẻ nhận thức và
kiềm chế được kích động này, hãy dạy chúng cách biểu đạt cảm xúc của mình. Hãy
bình tĩnh hỏi điều gì đã xảy ra và cho phép trẻ giãi bày tâm sự. Nói cho chúng
biết rằng đây là sự việc ngoài ý muốn, mọi người đều buồn vì việc đó và rằng tất
cả chúng ta đều có thể xảy ra lỗi lầm nhưng quan trọng là phải biết nhận trách
nhiệm và xin lỗi người khác. Trong trường hợp bạn mắc lỗi tương tự hãy để cho đứa
trẻ thấy bạn cũng làm được những nhiều mà bạn đã dạy trẻ.
2. Hiểu được giá trị của nỗ lực và chăm chỉ làm việc
Không cần nhắm tới thành
tích, hãy dạy trẻ về sự nỗ lực, cố gắng. Đây là một tính cách quan trọng cần
rèn luyện và là một mục tiêu trọng yếu đối với trẻ nhỏ. Nếu một đứa trẻ chỉ được
“tán thưởng” khi đạt được thành tích gì đó trong thể thao hoặc tại trường học,
chúng sẽ hiểu rằng đó là cách duy nhất để được công nhận thành quả.
Văn hoá đại chúng sử dụng
phương cách này và xã hội hiện đại chấp nhận nó. Chạy theo thành tích là điều
nguy hiểm đối với trẻ vì chúng tin rằng không có gì là đủ tốt. Hãy ngăn chặn tư
tưởng này càng sớm càng tốt. Tiến sĩ Jim Taylor đã viết trong cuốn “Tâm lý học
ngày nay” nếu chúng ta dạy trẻ rằng thành tích hay thành công là mục tiêu duy
nhất, chúng sẽ theo đuổi các kỳ vọng không lành mạnh.
3.
Biết lắng nghe
Kỹ năng lắng nghe của người
lớn thường là khá tệ, vì vậy điều quan trọng là phải tạo điều kiện để trẻ thực
hành kỹ năng này từ sớm. Đây là nguyên tắc cơ bản nhất để thể hiện sự tôn trọng
đối với người khác.
Bước đầu tiên để trở
thành một người biết lắng nghe theo trang Parents.com đã tổng kết đó là “Hãy loại
bỏ sự sao nhãng và hãy giao tiếp bằng mắt. Vì vậy, bạn hãy dạy cho con cách bỏ
trò tiêu khiển sang một bên và tập trung vào bạn khi trò chuyện”. Nếu đứa trẻ
thấy bạn làm ngược lại, chúng sẽ nghĩ rằng đó là hành vi tốt. Vậy hãy bắt đầu
“chỉnh lại” chính bản thân mình cũng như hạn chế việc nhìn vào điện thoại trong
lúc trò chuyện. Bằng cách này, bạn sẽ đặt nền móng để cải thiện kỹ năng lắng
nghe cho trẻ.
4. Suy nghĩ độc lập
Cần khuyến khích tư duy độc
lập, đó là tín hiệu để trẻ hiểu rằng bạn đang cân nhắc đến quan điểm của chúng
và điều này cũng góp phần xây dựng lòng tự trọng nơi trẻ. Chúng cần thấy được
tiếng nói và niềm tin của mình có thể có ảnh hưởng theo cách tích cực hay tiêu
cực.
Bạn có thể giúp trẻ bằng
cách thường xuyên hỏi ý kiến của chúng và việc củng cố thêm quan điểm của trẻ
là vô cùng quan trọng. Ví dụ, bạn có thể yêu cầu trẻ nêu ý kiến nếu chúng đặc
biệt thích mặc bộ đầm màu đỏ hoặc màu xanh. Điều này khiến trẻ cảm thấy bố mẹ
quan tâm đến ý kiến của mình. Trẻ sẽ tìm cách học hỏi để trở nên có trách nhiệm
với ý kiến của chúng và khi trưởng thành trẻ có thể tự do chia sẻ suy nghĩ của
mình.
5. Tán dương sự khác biệt
Chúng ta muốn con cái
chúng ta khoan dung khi đối xử với người khác và cởi mở khi nói về sự khác biệt.
Hãy giải thích rằng không phải tất cả mọi người đều giống nhau và đó là lý do tại
sao chúng ta tán dương sự khác biệt về thị hiếu, tôn giáo và văn hoá.
Tổ chức Children’s Trust
đề nghị nói chuyện với trẻ về những gì khiến chúng trở nên khác biệt và thảo luận
về những điều đã giúp đỡ hoặc đã làm tổn thương đến chúng. Có rất nhiều ví dụ
mà chúng ta có thể có được từ tin tức hàng ngày và từ các bộ phim về chủ đề sự
khác biệt. Tổ chức Children’s Trust chia sẻ: “Hãy tìm những hoạt động hàng ngày
có thể đóng vai trò là tiền đề để thảo luận. Trẻ em ở độ tuổi đến trường thường
phản ứng tích cực với những bài học liên quan đến cuộc sống thực hơn là các
tình huống giả định”.
6. Trở nên tử tế
Nói tục hay chửi thề thường
gắn liền với tuổi thơ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không gây tổn hại.
Dạy trẻ rằng những ngôn từ này là điều không thể chấp nhận được và để giảm bớt
các từ ngữ thể hiện sự thù ghét hoặc kỳ thị, các từ liên quan đến “ghét” nên được
sử dụng một cách giới hạn.
Điều này sẽ dạy cho trẻ
cách tránh sử dụng các ngôn ngữ này hơn khi chúng trưởng thành. Điều này cũng
góp phần gieo mầm hạt giống tư tưởng rằng “bắt nạt” những người khác là hành vi
sai trái và cũng giúp chúng “cân nhắc” kỹ khi lựa chọn bạn bè. Trẻ em phải lựa
chọn và điều tốt nhất bạn có thể làm với tư cách bậc cha mẹ là cung cấp cho
chúng những công cụ tốt nhất.
7. Học cách chấp nhận
thất bại
Điều này dường như đi ngược
lại mong muốn của các bậc cha mẹ, nhưng đôi khi bạn cũng cần để cho con chịu thất
bại trong cuộc sống. Lý do là để dạy cho trẻ những kỹ năng phân tích và giúp
chúng đương đầu khi cuộc sống trở nên khó khăn.
Đây là mục tiêu quan trọng
mà các bậc cha mẹ thường không khuyến khích con trẻ thực hiện. Jessica Lahey
tác giả cuốn sách “Quà tặng của sự thất bại” giải thích rằng việc bao bọc trẻ
quá mức luôn luôn phản tác dụng. “Trẻ em trở nên lo lắng, sợ hãi và không thích
sự rủi ro, mạo hiểm bởi vì cha mẹ tập trung quá nhiều vào việc giữ cho trẻ an
toàn, hài lòng và hạnh phúc trong ngắn hạn hơn là đào tạo các kỹ năng cho trẻ”.
Chúng ta không thể “che chở” con cái khỏi mọi thứ. Nếu làm vậy thực sự là chúng
ta đang làm hại đến tương lai của trẻ.
Giúp trẻ đạt được những mục
tiêu quan trọng vượt xa việc phát triển thể chất và tích lũy thành quả. Dạy trẻ
sự ổn định về cảm xúc, chuẩn tắc đạo đức, cách chăm sóc người khác và chấp nhận
sự khác biệt là nền tảng để trưởng thành và thành công trong cuộc sống. Chúng
ta cần phải thay đổi tư tưởng của mình và thừa nhận rằng nếu chúng ta muốn con
cái sau này có những đóng góp tích cực cho xã hội thì chúng ta phải là những
người chịu trách nhiệm dìu dắt trẻ trong những năm đầu đời. Nếu không, ai sẽ dạy
chúng?
Theo Beliefnet
Nguyễn Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét