Ý nghĩa bức họa Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Thứ năm - 19/07/2018
Đây là bức tranh được
trưng bày trong đại lễ suy tôn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, ngày 19-06-1988 tại
quảng trường thánh Phêrô tại Roma, do họa sĩ Gordon Faggetter trình bày.
Bức tranh lấy cảm hứng từ
câu 9 trong đoạn 7 của sách Khải Huyền: “Tôi đã thấy một đoàn người đông đảo
không tài nào đếm nổi, thuộc mọi nước mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi
ngôn ngữ. Họ đứng rước ngài Con Chiên, mình mặc áo trắng, tay cầm nhành lá
thiên tuế”. Theo Thánh Gioan, đám người đông đảo tượng trưng cho muôn vàn vị Tử
Ðạo trong lịch sử Giáo Hội hoàn vũ đã bỏ mình vì trung kiên với Thiên Chúa, và
hiện nay đang vinh hiển trong cõi hoan lạc trường sinh. Còn trong Giáo Hội VN,
117 Thánh Tử Ðạo tượng trưng cho trên dưới 130,000 bạn đồng hành đã anh dũng hy
sinh mạng sống trong suốt 261 năm bách hại: từ sắc chỉ cấm đạo đầu tiên năm
1625, cho tới hết thời Văn Thân (1886).
Đứng hàng thứ nhất chính
giữa hình là sáu vị đứng đầu danh sách 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam, được XƯỚNG
DANH trong nghi thức SUY TÔN đó là : Linh mục Anrê Dũng Lạc, Thanh niên chủng
sinh Tôma Thiện và Cụ Trùm gia trưởng Emmmanuel Lê Văn Phụng, đại diện chính thức
cho 96 vị thánh Việt Nam, thuộc ba miền Bắc Trung Nam.
Hai giám mục Dòng Đaminh
Hermosilla Liêm và Valentino Vinh, đại diện cho 11 thừa sai Tây Ban Nha Dòng
Đaminh (6 giám mục – 5 linh mục) và 27 vị khác quốc tịch Việt Nam thuộc gia
đình Đaminh, (11 linh mục, 6 thày giảng, 3 linh mục và 7 giáo dân dòng Ba Đaminh)
Linh mục Théophane Vénard
Ven, (áo chùng đen, cổ có ba gạch trắng) đại diện cho 10 thừa sai Pháp thuộc Hội
Thừa Sai Paris. (gồm 2 giám mục, 8 linh mục). Cũng ở hàng đầu từ trái qua phải
là: Linh mục Phaolô Lê Bảo Tịnh, Hai vị Dòng Đaminh tử đạo tiên khởi trong danh
sách 117 là cha Vinhsơn Phạm Hiếu Liêm là cha Castaneda Gia (quỳ phía trước).
Quỳ phía bên phải: Quan
Thái bộc Micae Hồ Đình Hy.
Sau lưng là ba vị gia
đình cụ Án Đaminh Phạm Trọng Khảm, với con trai Luca Phạm Trọng Thìn và người
em Giuse Phạm Trọng Tả.
Riêng thánh nữ Annê Lê Thị
Thành cũng đứng ngay gần giữa bức tranh, đại diện duy nhất của nữ giới Giáo hội
Việt Nam. Thánh nữ đã 60 tuổi, nhưng họa sĩ đã xin phép được vẽ trẻ hơn một
chút tính theo tuổi của Nước trời.
Họa sĩ Gordon Faggetter
còn chủ tâm vẽ rải rác trong bức họa đủ tám mũ Giám mục, thêm 24 Linh mục triều
mặc lễ phục trắng đeo dây stola đỏ, và 7 Thánh Binh trong y phục quân nhân.Dưới
chân bức họa là một số dụng cụ gia hình trong các cuộc tử đạo : gông cùm, xiềng
xích, dây thừng thắt cổ, roi đòn, kìm kẹp và thanh đao xử trảm.
Cụm hoa sen chỉ ý nghĩa
trong sáng của cuộc đời 117 vị thánh, theo biểu tượng văn hóa Việt Nam, Sen tượng
trưng người quân tử: “Trong đầm gì đẹp bằng sen… gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi
bùn”.
Phía sau bức tranh là
giang sơn gấm vóc của đất Việt, tượng trưng bằng một số KIẾN TRÚC:
– Chùa Một Cột (Bắc),
chùa Thiên Mụ (Trung) và chợ Bến Thành (Nam)
– Và 5 ngôi thánh đường :
Chính tòa Sài Gòn: nơi
còn bảo toàn hài cốt một số các vị Tử Ðạo miền Nam;
La Vang (Huế): chỗ Ðức Mẹ
đã hiện ra an ủi đoàn con bị truy nã vì tin theo Chúa Giêsu Kitô (1789);
Phát Diệm: ngôi thánh đường
duy nhất theo kiến trúc Á Ðông, và là nơi vị linh mục chánh xứ Trần Lục xưa kia
đã một thời bị bách hại (1858),và bị đầy trên Lạng Sơn (1859-1860);
Bùi Chu: giáo phận đã
đóng góp con số tử đạo nhiều nhất (26 vị trong số 117), vì thế mà vẫn là nơi sản
xuất dân số Công Giáo đông nhất trong 26 giáo phận Việt Nam;
Chính tòa Hà Nội: một
trong hai giáo phận đầu tiên tại Bắc Việt (1679), là xuất xứ của nhiều vị Tử Ðạo
(16 vị, trong đó có Cha Thánh Anrê Dũng Lạc).
– Mở rộng đến tận chân trời
là biển khơi và cánh đồng lúa, chính là môi trường truyền giáo của các con cháu
các vị Anh Hùng. Họ được kêu mời thêm tin tưởng vững bước tiến vào tương lai.
Vì từ trên cao, Đức Kitô với một tay mở rộng đón đợi và một tay đang chúc lành,
như muốn lập lại lời Ngài xưa : “Trong thế gian anh em sẽ còn phải gian nan khốn
khó, nhưng can đảm lên, Thày đã thắng thế gian” ĐTH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét