Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2018

GIA ĐÌNH HỖN LOẠN- LY TÁN… DỄ HIỂU !




GIA  ĐÌNH  HỖN  LOẠN - LY  TÁN… DỄ  HIỂU !

 Mon, 30/07/2018 - Lm Hương Quất


1. Tiếng ba đầy tớ sủa dữ dội… báo có người lạ đến Nhà xứ.

Tớ xem đồng hồ, mới già giờ trưa tí, theo lẽ thường vẫn giờ ngủ trưa, lại rơi ở đỉnh ‘ngủ ngon’…

Tớ dậy có chút uể oải, vẫn ‘trình diện’… bộ ngủ (quần âm lịch, áo mê ô)

Một chàng trai trung niên lạ, quần áo trong quần lịch sự, thoáng gương mặt có vẻ hiền lành.

Gặp tớ, anh ‘xin cho em gặp cha xứ’ (nghĩa là Em tưởng tớ người giúp việc Nhà xứ). Tớ nói đợi một tí, vào khoác thêm áo chỉnh chu.

Sau mấy câu xã giao, Em từ Saigon qua… Rồi tớ hỏi có gì giúp Em được gì?

- Dạ, con muốn hỏi cha, con đã có vợ, đã ly dị, giờ con quen và muốn lấy thêm vợ được không ?.

Thay câu trả lời trực tiếp tớ gợi những câu hỏi loanh quanh

- Bên Đạo có cho phép ly dị không?

- Dạ không !

- Tại sao ?

- Chúa dạy cấm ly dị.

- Lời Chúa nói sao ?

- Con nhớ mang máng: Khi lấy vợ, người đàn ông lìa bỏ cha mẹ, cả hai sẽ khắng khít nên mọt xương một thịt. Sự gì Thiên Chúa kết hợp loại người không được phân ly.

- Bên Lương dân có được ly dị không ?

- Con không biết !

Tớ đọc lại câu Lời Chúa Em nhớ mang máng cho đúng và nói, câu Lời Chúa ấy cho thấy rõ Hôn nhân ngay từ đầu được Thiên Chúa thiết định với hai đặc tính tốt đẹp Đơn hôn (một vợ một chồng) và Vĩnh hôn (trọn đời yêu thương). Hôn nhân với hai đặc tính tốt đẹp trên là Thiên Luật- Luật Chúa (sau này, vào thời Cánh Chung, Chúa Giêsu Nhập thể làm người còn nhấn mạnh thêm ‘sự gì Thiên Chúa đã thiết lập loài người không được phân ly’) chứ không phải nhân luật- luật con người lập ra có thể thay đổi.

Vì là luật Chúa, cho thấy:

Thứ nhất đấy là điều tốt đẹp nhất - thiêng liêng nhất cho gia đình hạnh phúc ổn định và phát triển, giúp Con người được dựng nên theo Hình ảnh Chúa thuộc về Chúa hơn, gắn bó với Chúa hơn, gia đình thêm gắn bó hạnh phúc hơn.

Thứ hai, vì là Luật Chúa có giá trị phổ quát: Bất cứ hôn nhân giữa người Nam và Nữ tưởng thành, có tự do yêu thương và tự nguyện nên vợ nên chồng đều thành sự và được hưởng hai đặc tính tốt đẹp của hôn nhân do Thiên Chúa thiết định. Hôn nhân ngoài Đạo đã thành sự mà ly dị đều vi phạm luật Chúa;

Thứ ba vì là Luật Chúa- thuộc chân lý Đức tin nên có giá trị trường tồn, ly dị luật đời (nhân luật) không ảnh hưởng gì đến Luật Chúa, không có sự thay đổi theo thời thế như nhân luật cho phù hợp.

- Tại sao con vẫn thấy người có Đạo vẫn được lập gia đình tiếp và được lễ cưới trong Nhà thờ ?

Tớ nhấn mạnh, vì là luật Chúa một khi Hôn nhân đã thành sự, Giáo hội cũng bó tay. Những Hôn nhân có vấn đề, khi nhận hồ sơ hôn phối, Ban tư pháp Tòa án hôn phối của Giáo phận xem xét cẩn trọng xem hôn nhân đó có thành sự hay không, tức xem hôn nhân ấy có bị ép buộc không, có được tự do lấy nhau không (thực tế vẫn có cha mẹ ép con lấy người mình không thương) hay có ngăn trở tiêu hôn khiến hôn nhân không thành sự (vd: anh chị em- cha mẹ ruột vì lý do nào đó không biết; bất lực trước khi kết hôn…)[1]. Ở những trường hợp này (có ngăn trở tiêu hôn) Giáo hội tuyên bố hôn nhân không thành sự (chứ không phải hủy hay gỡ hôn nhân đã thành sự), nghĩa là họ vẫn thong dong và vẫn có thể lập gia đình.

Đấy là trường hợp bên Đạo, bên lương được hưởng đặc ân Phaolô có thể tiếp bước nữa khi lấy người bên Đạo và theo Đạo, với điều kiện việc ly dị đời sống vợ chồng trước nguyên cớ không phải do mình (người được hưởng đặc ân Phaolô). Một người Lương dân quen yêu một người bên Đạo, rồi về gây gỗ biến gia đình như hỏa ngục, khiến bạn đời không sống được phải làm đơn ly dị… Người như thế không đáng và không được hưởng đặc ân Phaolô….       


2. Trở lại trường hợp của Em, và theo những gì Em kể, đã có hai con, đã sống chung với nhau có đến hơn 20 năm- có thời mẫu gương gia đình hạnh phúc, tức hôn nhân trước Em đã thành sự, Em không thể lập gia đình tiếp nữa. Nếu Em bất chấp Luật Chúa, cứ lấy vợ thêm thì Em sống tình trạng ngoại tình. Tội ngoại tình thuộc trọng tội, có thể nguy hiểm đến ơn Cứu độ và Em sẽ không được rước Lễ- Mình Thánh Chúa.

Tớ cũng nói thật, việc làm gia đình đổ vỡ, ly tán phần lớn thuộc về phía đàn ông, điều này rất đúng ở Việt Nam- nền văn hóa phương đông. Một người chồng gái gú, rượu chè- cờ bạc, lười lao động, sống bê tha… thì làm sao có được gia đình ổn định- hạnh phúc…

 Nhất là gia đình có Đạo, hôn nhân được Chúa Giêsu nâng lên hàng Bí tích. Mình có Đạo- mình có Chúa- mình là Kitô hữu nhưng trong cuộc sống mình lại gạt Chúa qua bên, sống như không có Chúa không cần Chúa thì làm sao gia đình mình, đời riêng mình có an vui hạnh phúc ?

- Gia đình Anh có đọc Kinh tối chung không ? Bất ngờ tớ chuyển đề tài.

Em thú nhận không có mà còn nói thêm hay bỏ Lễ Chúa Nhật, nhất là sau khi ly dị (khoảng 2 năm nay)

 Điều đó chứng tỏ đời sống Đạo khô khan, thờ ơ. Đạo đức tối thiểu của Kitô hữu qua việc chu toàn Thánh lễ Chúa Nhật, biết quan tâm đến giờ Kinh tối gia đình... Xem ra cái ‘tối thiểu’ ấy Em còn thờ ơ.

Em là chồng, là cha là trụ cột gia đình mà Em không để cho Chúa hiện diện- không có Tình yêu như Chúa … thì việc gia đình bất hòa, ly tán không có gì khó hiểu. Không có Chúa- thì chuyện bé xé ra to, chuyện con kiến biến thành con voi cũng bình thường… từ đó gây thêm những đổ vỡ liên hoàn.

Trong Giáo hội Hiệp thông và sứ vụ, ơn Chúa ban cho ta qua các Bí tích, qua Lời Chúa… Một đàng xã hội luôn biến động, đầy gian khổ, thử thách, cám dỗ, nói như thánh Phêrô: ‘ma quỷ, thù địch của anh em như sư tử gầm thét, rảo quanh như tìm mồi cán xé…’ (x. 1Pr 5, 8-9a) ; một đàng ta lại không chịu khó đến lãnh nhận ơn Chúa phụ giúp thì sao chống đỡ nổi. Chúa Giêsu nói: Không có Thầy anh em không làm gì được (x. Ga 15, 1-8)        

3. Tớ hỏi Em, có chút riêng tư, xin Em thật lòng:

- Về con cái thì không nói rồi, đương nhiên người cha nào cũng rất thương con. Về vợ, hỏi thật anh còn thương không?

- Nói ghét thì không đúng, nói còn thương thì không hẳn. Có thể nói chỉ còn cảm tình chút chút thôi.

- Tình yêu khởi đi từ ‘cảm tình chút chút’ đấy, nghĩa là anh vẫn còn thấy cái ‘dễ thương’ của vợ… Tia sáng ‘chút chút’ ấy vẫn còn hy vọng thắp sáng.

Đã là con người đều có mặt tốt mặt sáng; nếu nhìn người khác (ở đây là vợ) toàn mắt đen tối - trong khi vùng tươi sáng nhiều hơn ta lại không để ý thì ‘tha nhân đúng là hỏa ngục’, cuộc sống đầy bĩ cực. Mình không muốn làm hỏa ngục cho người khác - tức toàn thấy cái xấu của mình sao lại bắt người ta làm hỏa ngục cho mình.

Tớ khuyên Em mạnh dạn về với vợ đã thành sự; thành tâm xin lỗi - ai mà chẳng có lỗi, biết ‘bỏ mình vác thập giá mình hay hiền lành và khiêm nhường’ như Lời Chúa dạy… Muốn thay đổi người khác trước tiên mình hãy để Chúa thay đổi chính mình; khi mình thay đổi, nhờ ơn Chúa chắc chắn người ta sẽ thay đổi. Với lại khi lập gia đình, cuộc đời không phải cho riêng mình nữa, mà là cho gia đình, cho con cái, vì con cái…    

Một khi mình sống như người chồng - cha đạo đức - thánh thiện, có trách nhiệm thì việc tìm lại một gia đình êm ấm không khó.

Tớ kết bằng câu chuyện ít nhiều giống Em nhưng có cái kết hậu. Một gia đình suýt nữa tan vỡ, đã làm đơn ly dị và định nộp tòa ly dị nhưng nhờ nghe cha cố biết nhịn nhục, biết sửa mình trước, chú ý hơn việc đạo đức để cho Chúa hiện diện, khởi bước trước từ chồng… Cuối cùng gia đình đó tìm được hạnh phúc, tránh được đổ vỡ, rồi vợ chồng yêu thương tôn trong nhau hơn.

Khi đã vượt qua sóng gió nhờ gia đình mời Chúa hiện diện, nhờ tích cực sửa mình theo Lời Chúa… Ngày nọ, người chồng vào Tạ ơn Chúa, cảm ơn cha cố và nói: Nếu con ly dị thì đã mất cả người vợ tuyệt vời…

(Tớ nói thêm, dù có ly dị đi nữa ta vẫn có thể ‘châu về hiệp phố’, bởi ly dị không ảnh hưởng gì tới Luật Chúa)
 
3. Em không hứa về với mái ấm Gia đình xưa, nhưng thái độ Em có vẻ xuống nước, lắng nghe, biết lỗi…

 Tớ biết, để về lại với người vợ đã ly dị không dễ chút nào. Đôi khi cái khó này nằm ở phần ‘sĩ diện’… vớ vẩn, không vượt thắng chính mình.

Càng khó hơn, khi Em đang để người con gái khác trong Trái tim thay chỗ vợ.

Tớ lại có thêm ‘mùi chiên’ để làm lễ vật dâng Chúa trên Bàn thờ chiều nay.

Lm. Đaminh Hương Quất

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét