Cổ nhân:
Lợi không thể tận chiếm, phúc không thể tận hưởng
Chủ
Nhật, 22/07/2018 • truthucvn.net
(Hình minh họa: Qua pinterest)
Cổ nhân giảng, làm người
cần phải nhớ kỹ: Lợi không thể chiếm tận, phúc không thể hưởng hết, quyền thế
không thể sử dụng hết. Nếu những điều này dùng hết rồi thì tai họa sẽ lập tức đến.
Lữ Mông Chính thời nhà Tống
là người có ý chí rộng lớn, độ lượng, có phong thái của một vị đại tướng. Mỗi
khi gặp phải người bất đồng ý kiến, ông đều dùng tài khéo léo, uyển chuyển để
hiểu đối phương và để đối phương hiểu ý mình. Hoàng Đế rất tín nhiệm Lữ Mông
Chính. Lúc Lữ Mông Chính lần đầu đến triều đình, có một quan viên chỉ vào mặt
ông và nói: “Người này mà cũng có thể tham gia vào việc triều chính sao?” Lữ
Mông Chính dù nghe rất rõ nhưng vẫn giả như không nghe thấy gì, chỉ cười và bỏ
qua.
Nhưng những người bạn của
ông nghe thấy lời ấy thì rất bất bình trong tâm, muốn chất vấn xem tên quan kia
là ai. Lữ Mông Chính lập tức ngăn họ lại và nói: “Một khi đã biết tên của ông
ta, thì cả đời sẽ không quên được, chi bằng không biết còn tốt hơn!” Lúc ấy các
quan viên trong triều đình đều bội phục tấm lòng khoan dung của ông. Về sau, vị
quan lại kia đã tìm đến nhà Lữ Mông Chính, đích thân xin lỗi và kết bạn, giúp đỡ
lẫn nhau.
Lữ Mông Chính cho vị quan
lại một đường lui như vậy, không chỉ hóa giải được oán giận trong tâm mà còn
khiến đối phương bội phục. Đúng là phong thái của bậc quân tử, cũng là thể hiện
ra trí tuệ và cảnh gới tu dưỡng thâm hậu của ông.
Thời nhà Tống có một câu
chuyện như sau: Thiệu Khang Lễ là nhà triết học lớn tinh thông “Kinh Dịch”.
Đương thời, ông là anh em bà con với hai anh em lý học gia Trình Hạo và Trình
Di, đồng thời ông cũng thường lui tới giao lưu cùng Tô Đông Pha. Nhưng quan hệ
giữa Trình Hạo và Trình Di với Tô Đông Pha luôn không tốt, không được hòa thuận.
Trước lúc ra đi, Thiệu
Khang Lễ bị bệnh rất nặng. Hai anh em Trình Hạo và Trình Di túc trực bên giường
chăm sóc. Lúc ấy, bên ngoài có người báo rằng có khách tới thăm Thiệu Khang Lễ.
Trình Hạo và Trình Di hỏi ra thì biết người đó chính là Tô Đông Pha nên tìm
cách khước từ, không cho vào.
Lúc này, Thiệu Khang Lễ nằm
trên giường bệnh đã ốm nặng đến mức không thể nói nổi. Ông liền giơ tay lên ra
dấu hiệu , nhưng anh em Trình Hạo và Trình Di không hiểu được ý ông muốn nói là
gì.
Một lát sau, Thiệu Khang
Lễ cố gắng hết sức, vừa thở vừa nói rằng, nhường đường cho người thì con đường
của mình sẽ rộng mở hơn. Nói xong câu ấy, Thiệu Khang Lễ tắt thở mà đi.
Tục ngữ nói: “Lợi bất khả
trám tẫn, phúc bất khả hưởng tẫn, thế bất khả dụng tẫn”, chính là có ý khuyên rằng
thấy lợi đừng tham mà chiếm tận, phúc cũng không thể hưởng thụ hết. Người xưa
giảng rằng: “Phúc hề họa sở ỷ, họa hề phúc sở trí”, là có ý nói rằng: Phúc nếu
như hưởng hết thì tất sẽ chiêu mời họa. Cổ nhân tin rằng mọi phúc báo trong cuộc
đời của một người là có nguyên nhân từ đức mà ra. Cho nên, nếu một người hưởng
hết phúc mà không hành thiện tích đức thì tai họa sẽ đến ngay lập tức. Quyền thế
không thể dùng hết. Một người có quyền thế hay địa vị cao không thể có mãi
trong cả đời. Những người luôn tự cao tự đại, tận dụng quyền thế để sai khiến
người khác cần phải hiểu rằng: “Nước có thể chở thuyền nhưng cũng có thể lật
thuyền.”
Lưu cho người khác một
con đường sống cũng chính là lợi không thể chiếm tận, phúc không thể hưởng hết,
thế không thể dùng hết, quyền không thể sử dụng hết. Lời nói của Thiệu Khang Lễ
quả thực rất có đạo lý. Người ta ví nhân sinh như một sân khấu lớn, luôn có những
thay đổi bất ngờ, hỏi nơi nào là không có mâu thuẫn? Nơi nào không có phân
tranh? Con người sống trong xã hội, có người quân tử sòng phẳng, cũng có kẻ tiểu
nhân mưu lợi toan tính. Nếu một người không có tấm lòng bao dung thì sẽ không
thể hòa thuận chung sống cùng người khác.
Khi phát sinh mâu thuẫn với
người khác, nếu chúng ta có đủ lòng bao dung, đủ thông hiểu người khác, lưu cho
người khác một cơ hội thì mâu thuẫn ấy sẽ nhanh chóng được hóa giải. Thậm chí
chúng ta còn chiếm được lòng tôn kính và sự tín nhiệm từ người khác. Đúng như cổ
nhân giảng: “Lùi một bước biển rộng trời cao”.
Cho người khác một cơ hội
chính là không đem sự tình làm đến tuyệt, không cực đoan, không quá mức. Đây phải
là người có tu dưỡng mới có thể làm được. Người hiểu thấu đạo lý này sẽ thấy biến
mà không kinh, luôn ung dung bình tĩnh trước mọi tình thế xảy ra.
Lưu cho người khác một cơ
hội là trí tuệ nhân sinh, cũng là kinh nghiệm sống
Những người điêu khắc tượng
đều biết rằng, khi chạm khắc đều để mũi bức tượng cao hơn một chút. Như vậy nếu
pho tượng không giống, họ có thể từ từ cắt giảm đi cho giống. Hay những người đầu
bếp, khi nấu ăn đều cho một chút muối, không cho quá nhiều, nếu khi ăn thấy vị
chưa đủ sẽ cho thêm một chút để vừa miệng… Đây đều là lưu lại cho mình một cơ hội,
nó vừa là trí tuệ, vừa là kinh nghiệm sống mà mỗi người cần ghi nhớ.
Cấp cho người khác một cơ
hội cũng chính là cho mình một lối thoát: Con người khi làm việc không nên làm
quá tuyệt tận, nhìn thấy lỗi của người khác không nên chỉ trích trước đám đông,
lời nói không nên đến mức cực đoan, có lui có tiến, linh hoạt xử lý, vừa có thể
giải quyết được vấn đề phức tạp lại cấp cho mình một lối thoát về sau.
Cấp cho người khác cơ hội
cũng chính là cho người khác lối thoát: Cắt đứt con đường của người khác thì
con đường đi của mình cũng sẽ có lúc gặp nguy, đập vỡ bát cơm của người khác
thì bát cơm của mình cũng dễ vỡ. Không đẩy người khác vào tình thế khó xử cũng
chính là không đẩy mình vào tình thế khó xử, cho người khác sống thoải mái cũng
chính là cấp cho mình sự thoải mái. Đây là cách đối nhân xử thế rất quan trọng.
Trong cuộc sống, làm người
hay làm việc đều không nên làm quá tuyệt tình, quá mức mà nên tùy thời, linh hoạt,
cấp cho người khác một đường lui cũng chính là mở rộng con đường đi của mình.
An Hòa (dịch và t/h)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét