Cuộc bách hại đạo hôm nay
(Suy niệm lễ các Thánh tử đạo Việt Nam)
Thu,
15/11/2018 - Lm Trần Ngà
Việc bách hại đạo không
phải chỉ là việc của ngày xưa nhưng thời nào thì những người con Chúa cũng bị
thôi thúc, bị lôi kéo, bị ép buộc bỏ đạo.
Hôm xưa, các thánh tử đạo
tại Việt Nam đã bị vua quan bắt bớ, xiềng xích, tống giam vào tù ngục… buộc phải
bỏ đạo. Dầu vậy, các ngài vẫn kiên trung, anh dũng chấp nhận tù đày, chết chóc
chứ không bỏ đạo, không bỏ Chúa.
Chúng ta hôm nay cũng bị
những quyền lực mạnh mẽ thúc đẩy từ bên trong, xô đẩy chúng ta chối bỏ Đạo yêu
thương.
Trước hết, cần nhớ rằng Đạo
Chúa là Đạo yêu thương.
Đạo Chúa là Đạo yêu
thương vì yêu thương là cốt lõi của Đạo Chúa.
Đạo Chúa là Đạo yêu thương
vì yêu thương là điều luật quan trọng nhất, là quy luật trung tâm của mọi lề luật,
như Thánh Phao-lô dạy: “Ai yêu thương là chu toàn mọi điều luật dạy” (Rô-ma
13,9-10).
Đạo Chúa là Đạo yêu
thương vì mục tiêu hàng đầu của Đạo Chúa là xây dựng thế giới này trở thành thế
giới yêu thương, huynh đệ, mọi người yêu thương đùm bọc nhau như anh chị em một
nhà.
Và hơn hết, Đạo Chúa là Đạo
yêu thương vì chỉ có ai có lòng yêu thương mới là con cái Chúa, là môn đệ Chúa;
Ai không yêu thương thì tự loại trừ mình ra khỏi hàng ngũ những người môn đệ
Chúa, như lời Chúa Giê-su dạy: “Người ta cứ dấu này mà nhận biết anh em là môn
đệ Thầy, đó là anh em yêu thương nhau” (Gioan 13,35).
Như chúng ta vừa đề cập
trên đây, hiện nay có nhiều quyền lực hết sức mãnh liệt lôi cuốn, xô đẩy chúng
ta từ bỏ Đạo yêu thương. Vậy đó là những quyền lực nào?
Đó là những sức mạnh nằm
ngay trong lòng ta, thống trị tâm hồn và cuộc sống của ta, hằng thôi thúc ta bỏ
Đạo yêu thương: Chủ yếu là lòng tham, lòng giận ghét, hạn thù, ích kỷ, vô cảm
vô tâm…
1. Lòng tham: Lòng tham
đang thống trị tâm hồn rất nhiều người. Lòng tham xui khiến người ta làm nhiều
điều gian ác, bất công, làm thiệt hại cho bao người để thu lợi về cho mình.
Một trường hợp cụ thể
đang xảy ra và rất nóng bỏng, đó là việc nhiều người sản xuất các loại thực phẩm
độc hại, những loại thực phẩm bẩn, có nhiều độc tố tiềm ẩn, gây hại cho đồng
bào mình, cho dân tộc mình… gây ra bệnh hoạn cho vô số người, để cho người ta
chết dần chết mòn vì bệnh tật, nhất là bệnh ung thư… miễn sao mình thu lợi thật
nhiều cho bản thân là được, còn ai chết mặc ai.
Ai giết người bằng những
cách thế như vậy là trắng trợn từ bỏ Đạo yêu thương.
2. Lòng giận ghét, oán
thù: Lòng giận ghét sôi sục trong lòng ta, xui khiến ta chửi mắng, đánh đập,
gây ra nhiều buồn khổ, đau thương cho người khác…
Khi ta để cho lòng giận
ghét oán thù xui khiến mình xúc phạm người khác, chà đạp danh dự, nhân phẩm của
người khác… là ta chối bỏ Đạo yêu thương.
3. Lòng ích kỷ: Ích kỷ có
cội rễ sâu xa trong lòng người. Nó thống trị người ta, xui khiến người ta chỉ
nghĩ đến mình, đến gia đình con cái mình thôi; ai đói mặc ai, ai rét mặc ai, ai
đau bệnh khốn khổ mặc ai…
Khi ta không thương xót,
không cứu giúp người hoạn nạn, đau khổ… là ta đã từ bỏ điều cốt lõi của Đạo yêu
thương…
Ngoài ra, còn rất nhiều
quyền lực khác, tuy vô hình, nhưng có sức mạnh lớn lao, đã hoặc đang xâm chiếm
tâm hồn ta, làm chủ cuộc sống ta, luôn tìm cách lôi kéo, xô đẩy ta ra khỏi Đạo
yêu thương của Chúa.
Đây là những cơn bách hại
lâu dài và sẽ còn tiếp tục kéo dài suốt cả cuộc đời, nếu ta không chiến đấu chống
lại chúng, chúng ta phải thua trận và trở thành người bỏ Đạo lúc nào không hay
biết.
Hậu quả tai hại mà người
bỏ Đạo yêu thương phải gánh lấy, là đến ngày phán xét, người ấy sẽ bị Chúa
Giê-su lên án: “Hỡi quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời
đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó”… vì ngươi không có lòng
yêu thương (Mt 25, 34. 41).
Lạy các thánh tử đạo Việt
Nam,
Các ngài thà chết chứ
không thà dẫm đạp lên Thập tự giá và không chối bỏ đạo Chúa, thì xin cầu bầu
cho chúng con hôm nay, can đảm chấp nhận thua thiệt và đau khổ chứ không vì
tham lam, ghen ghét, oán thù, ích kỷ… mà chà đạp lên tình người, lên danh dự,
nhân phẩm của người khác, vì làm như thế là chúng con đã chối bỏ Đạo yêu thương
và phải mang lấy án phạt đời đời.
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét