Dạy con cái biết chia sẻ
28.03.2010-lasan
Một đứa trẻ, khi được dạy
phải biết quan tâm, chăm sóc người khác thì chắc chắn lúc trưởng thành, chúng sẻ
biết quan tâm đến người khác nhiều hơn. Chúng ta có thể dùng những câu chuyện,
những việc làm và sự dìu dắt của mình để bồi dưỡng, vun đắp cho lòng nhân ái ở
trẻ thơ.
Mỗi ngày, bạn đều có dịp
để nâng cao “văn hóa chia sẻ” trong gia đình mình, bằng cách này hay cách khác.
Chẳng hạn, giúp cho trẻ cách thức chia sẻ hoặc nuôi dưỡng ý thức chia sẻ trong
chúng. Hãy hướng dẫn các con phân chia số tiền chúng có thành 3 phần. 80% để
tiêu xài, 10% để chia dành, 10% đem giúp đỡ người khác. Tỷ lệ này có thể thay đổi,
nhưng sự phân chia giúp trẻ biết cách quản lý đồng tiên. Đậy là bài học có ý
nghĩa suốt đời với trẻ.
Cho phép trẻ con quyết định
góp tiền làm từ thiện sẽ giúp chúng tự tin, cảm nhận được mối liên quan giữa
món quà và lòng nhân ái. Hãy củng cố lòng tin cho con cái bằng cách giải thích
cho chúng hiểu hành động chia sẻ rất có ý nghĩa với bạn, cũng như những người
mà chúng giúp đỡ. Đừng quên kể cho con
cái nghe những việc tốt bạn đã làm và cảm xúc của bạn về những việc làm đó. Qua
đó bạn sẽ truyền lại cho con cái mình những nghĩa cử tốt đẹp. Khi chúng trưởng
thành, chúng nhận thấy món quà chia sẻ cũng được đền đáp một cách xứng đáng. Và
bài học về sự chia sẻ cứ tiếp tục truyền mãi cho các thế hệ sau.
Sự chia sẻ cũng giúp trẻ
tham gia vào những hoạt động của cộng đồng, làm cho nền dân chủ của đất nước được
vững bền, chống lại sự mất lòng tin và ích kỷ đầy rẫy trong xã hội. Bạn cũng có
thể dạy trẻ cách quan tâm đến người khác, kể cả những người chúng chưa hề gặp mặt
hoặc quan tâm đến thú vật hoặc môi trường thiên nhiên.
Có thể nói, những trải
nghiệm thời thơ ấu ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chúng ta sau này. Khi ta
giúp trẻ nhỏ có được những trải nghiệm của tấm lòng rộng lượng, là chúng ta đã
tạo cho chúng con đường phát triển tích cách tốt đẹp nhất.
Dưới
đây là một số cách thực giúp bạn dạy trẻ hình thành tấm lòng biết chia sẻ:
X Hãy hào hiệp, rộng lượng
với bạn bè và người lạ để làm gương.
X Tham gia các hoạt động
của những tổ chức vì cộng đồng, giải thích cho trẻ biết tại sao điều này là
quan trọng.
X Thảo luận tinh thần
trách nhiệm với trẻ.
X Yêu cầu trẻ dành 10% tiền
riêng của chúng để giúp đỡ người khác.
X Giúp trẻ nhận thức được
vai trò của chúng trong bối cảnh toàn cầu hiện nay.
X Tìm hiểu trẻ quan tâm dến
vấn đề gì, dành thời gian với trẻ trong lĩnh vực đó, đồng thời với những lĩnh vực
mà bạn yêu thích.
Azim Jamal & Harvey
McKinnon
(trích: Cho đi là còn
mãi, tr 132 -134)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét