Các bậc cha mẹ sẽ cảm thấy thoải mái khi
tạo dựng được sự gần gũi, thân mật trong giao tiếp với con cái. Cho dù trẻ
còn nhỏ hay đã lớn khôn thì giao tiếp tốt luôn là chìa khóa để xây dựng niềm
tin cũng như sự tôn trọng lẫn nhau.
Sau đây là những
kỹ năng để duy trì giao tiếp hiệu quả.
1. Luôn đặt câu
hỏi với trẻ
Bạn hãy cho trẻ
thấy rằng bạn luôn quan tâm đến cuộc sống về tinh thần cũng như thể chất
của trẻ. Để làm được điều này nên đặt ra những câu hỏi cho trẻ, nên đặt
những câu hỏi đơn giản nhưng điều quan trọng là trẻ có câu trả lời còn hơn
chỉ nói Có hoặc Không.
2. Đừng quá tra
hỏi trẻ
Bạn có thể đặt câu
hỏi cho trẻ nhưng đừng quá đào sâu chi tiết vấn đề. Nếu bạn quá xoáy sâu
vào vấn đề nào đó, có thể ở giữa đám đông điều đó khiến trẻ cảm nhận rằng
bạn không tin tưởng và đôi khi điều đó làm trẻ mất đi sự tự tin để tâm sự
với bạn!
3. Chia sẻ cảm xúc
riêng của bạn với trẻ
Giao tiếp chính là
sự trao đổi qua lại, hãy kể cho trẻ nghe về những điều đã xảy ra trong cuộc
sống của bạn, có thể những giai thoại và điều đó giúp trẻ cảm nhận tốt hơn.
4. Hãy viết cho
nhau
Có những điều có
thể trao đổi trên giấy không nhất thiết phải nói. Đây là cách tuyệt vời để
duy trì sự liên lạc với trẻ. Nhận được thư luôn là niềm vui chưa kể đến tốt
cho trí não! Nếu con bạn đã khôn lớn có thể gởi những dòng chữ qua mail hay
nhắn tin.
5. Chọn thời điểm
thích hợp để nói chuyện với trẻ
Sau khi trẻ tan
trường, trẻ thường mệt mỏi hoặc sau buổi sáng thức dậy khi đầu óc chưa tỉnh
táo, nếu bạn đặt vấn đề với trẻ vào những thời điểm này thì trẻ sẽ miễn
cưỡng trả lời hoặc tỏ vẻ khó chịu. Hãy chọn thời điểm thích hợp để trao đổi
với trẻ, có thể trước bữa ăn hay trước khi đi ngủ, trong lúc rửa chén bát
dọn dẹp nhà cửa…
6. Có những việc
cùng làm chung
Mỗi tuần bạn nên
dành ít thời gian để có những hoạt động vui chơi cùng với trẻ như đi dạo,
cùng làm bếp, cùng đi mua sắm… chính những khoảnh khắc đó sẽ có những trao
đổi chuyện trò và giúp bạn hiểu và thông cảm trẻ hơn.
7. Cần có không
gian yên tĩnh
Nếu trao đổi trong
không khí ồn ào của sinh hoạt gia đình, quả thật là khó khăn vì vậy bạn nên
chọn những lúc yên tĩnh, chỉ có hai người, có thể trước khi đi ngủ hoặc
buổi sớm mai.
8. Nên chọn những
từ ngữ thích hợp với trẻ
Những lời quở
trách chẳng có ích lợi gì, nên chọn những từ ngữ thích hợp. Nếu trẻ không
muốn nghe mãi một vấn đề bạn đang nói, tốt hơn hết nên chuyển qua vấn đề
khác và nên dùng những lời lẽ tế nhị để trao đổi với trẻ.
9. Không nên phán
xét hay đánh giá thấp về trẻ
Đôi khi những lo
lắng đau khổ của trẻ nhưng đối với bạn quá ư chuyện nhỏ hoặc nực cười,
nhưng cần nhớ rằng đối với trẻ không như vậy. Nếu trẻ muốn tâm sự, bạn hãy
mở rộng lòng để nghe nổi buồn vui của trẻ, đừng phán xét những cảm xúc của
trẻ ngược lại bạn hãy đặt bạn vào vị trí của trẻ.
10. Hãy tôn trọng
trẻ
Trong khi thảo
luận trao đổi, bạn có thể bày tỏ ý kiến nhưng đừng hạ thấp trẻ. Hãy trao
đổi chân tình với trẻ hơn là bài thuyết giảng, chỉ trích hay hù dọa…
11. Quan tâm đến
trẻ
Nên tìm hiểu trẻ
thích chơi nhạc cụ gì, trò chơi thể thao nào, trò chơi video nào, thích ăn
món gì…Hãy dành quan tâm đến trẻ nhiều hơn.
12. Hãy lắng nghe
trẻ
Trong những lúc
trẻ muốn thổ lộ tâm tình, bạn không nên xao lãng bởi công việc khác, hãy
lắng nghe và đừng cắt lời trẻ nửa chừng. Điều quan trọng là lắng nghe quan
điểm nhìn nhận vấn đề của trẻ ngay cả khi bạn không nhất thiết phải chia
sẽ! Nên khuyến khích những cuộc thảo luận và đối thoại lịch sự.
13. Nên bắt đầu từ
khi trẻ còn nhỏ
Không bao giờ là
quá sớm để tạo ra những cuộc nói chuyện với trẻ. Khi trẻ 3 tuổi thì phần
lớn thời gian trẻ ở trường mẫu giáo, vì vậy nên tập thói quen nói chuyện
vào mỗi bữa ăn. Nên cho trẻ chia sẽ với người thân trong gia đình về những
điều mà trẻ thấy thích trong ngày. Khi trẻ có thói quen tốt khi còn nhỏ thì
càng dễ duy trì khi trẻ lớn lên.
14. Tạo thói quen
đều đặn
Nên có những lúc
sum họp gia đình để cùng nhau thảo luận và điều này gây cuốn hút ở trẻ. Bạn
có thể đặt những câu hỏi khác nhau vào trong lọ, mỗi người rút thăm và trả
lời!
15. Biết điểm dừng
Khi trẻ không muốn
tâm sự với bạn nữa, đến lúc bạn nên chuyển cho người khác có thể người thân
trong gia đình, người bạn thân… Hãy tôn trọng sự riêng tư, những cảm xúc
của trẻ, nhưng dù sao đi nữa bạn luôn cho trẻ hiểu rằng bạn luôn ở bên
cạnh, đồng hành cùng trẻ trong mọi hoàn cảnh.
Bs Ái Thủy
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét