Oct 6, 2019 - Chúa
nhật 27 thường
niên năm C
Hãy phục vụ Thi ên Ch úa vì tình yêu!
Các Bạn thân mến,
Trong cuộc sống, khi gặp
khó khăn, thất bại, lo lắng về chuyện gì, vấn đề chi, đối tượng nào, chúng ta
cũng thường bị giao động, lấn cấn, hoài nghi, thất vọng, không muốn tin tưởng
gì ở khía cạnh ấy nữa. Đặc biệt về vấn đề linh thiêng, vô hình tượng, thì sự thất
vọng càng lớn lao và hậu qủa của nó thật khó lường. Sự mất niềm tin còn có nguy
cơ nhanh chóng dẫn đến sự suy sụp, thất vọng, mất đức tin cách thật dễ dàng.
Những sự việc xẩy ra cho
các tín hữu, cho hàng giáo phẩm, cho các tu sĩ nam nữ, cho giáo hội Việt Nam
quê hương chúng ta trong thời gian vừa qua đã là bài học vô cùng to lớn về sự
giảm sút, mất niềm tin, về một đức tin tưởng như mạnh mẽ vững vàng không gì lay
chuyển, thế mà, thật kinh hoàng sửng sốt khi chúng ta như chết đứng vì chứng kiến
cảnh đức tin bị đánh cướp cách trắng trợn ngay giữa thời tưởng như phục hưng cực
thịnh của gíao hội Việt Nam! Một kinh nghiệm qúa đắt cho tất cả các tín hữu, và
riêng cho những ai tự tin, tự chủ, chưa thể hiện đức tin bằng cách sống siêu
thóat, phó thác nơi Thiên Chúa quan phòng, nên quên rằng ma qủi sa tan luôn
khôn ngoan tinh xảo, còn chúng ta thì mỏng dòn, nhậy bén với những kích động, đấu
tranh…
Bởi niềm tin, sự tin tưởng
hay đức tin, không phải là một sự vật mà là một mối tương quan, được qúi trọng,
nói đến rất nhiều trong cuộc sống, vì nó như động lực, sức mạnh cơ bản của con
người, mà không thể đụng chạm, không thể cân-đo-đong-đếm, nên có phần mờ tối,
mơ hồ, huyền bí, nhưng hậu qủa, tác dụng, thành công của nó lại cụ thể, đa dạng.
Như khái niệm về lực, về từ trường, điện trường trong vật lý học với những
tương tác, những ứng dụng của nó. Nghiã là nó vẫn hiện hữu vói tác dụng vô cùng
lớn lao mà đôi khi thiếu kiến thức, chúng ta tưởng như nó vô dụng, vì mắt thịt
không thể nhìn thấy!
Đức Giesu biết rõ gía trị
của đức tin, nên Ngài đã nhiều lần hướng dẫn và yêu cầu chúng ta phải xây dựng
đức tin vững chắc dù khi chúng ta tin thì luôn có một phần phưu lưu, mạo hiểm,
dấn thân.
Tuy nhiên trước đó Ngài đã cảnh giác các môn đệ
cũng như chúng ta về vấn đề cửa cải:
- Thứ nhất, Đức Giesu cảnh
cáo về hiểm họa gây phạm tội cho kẻ khác: dù thế giới này đã đầy những tội lỗi,
nhưng khốn cho ai gây ra cớ vấp phạm cho kẻ khác.
- Thứ hai, Ngài khuyên các
môn đệ phải sống bác ái: dù sống trong một thế giới với vô vàn vô số những dịp
lôi cuốn vào tội ác, nhưng nếu thật lòng ăn năn, thì sẽ được tha thứ hết.
- Thứ ba, là không gắn bó bất
cứ điều gì hơn gắn bó với Thiên Chúa, dù chúng ta sống và sinh hoạt cộng đồng
chung với nhau, và luôn bị ràng buộc bởi mọi thứ, lại thích cột trói nhau.
- Thứ tư, quở trách tính tự
mãn kiêu căng, thích ca tụng khen thưởng, thiếu khiêm tốn, đặc biệt trong phục
vụ với nhiều hình thức, nhiều đối tượng, nhiều cơ hội khác nhau.
Vì thế càng được dạy dỗ,
càng hiểu, càng ngày các môn đệ càng cảm thấy trách nhiệm qúa nặng nề, nên các
ông đã cầu xin Chúa: “Thưa Thầy, xin thêm
lòng tin cho chúng con.”
Đức Giesu không trả lời
trực tiếp, mà ngụ ý một lời cảnh cáo long trọng, dấu ẩn một lời hứa nhân từ, và
cho biết đức tin là sức mạnh lớn nhất ở thế gian, để những việc không có thể,
cũng vẫn có thể.
1. Sức mạnh của đức tin:
-
"Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu
này:"Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc, nó cũng sẽ vâng
theo."
- Đó là sức mạnh của đức tin nói theo kiểu
ngôn ngữ Á Đông linh động, ví von nhưng rất mạnh mẽ.
- Thật vậy, khi có niềm tin, đức tin to lớn, vững
chắc, chúng ta có thể làm được nhiều chuyện phi thường, nhiều việc tưởng như
không thể.
- Lịch sử nhân loại, các ngành nghề đã cho thấy
những gì thế kỷ này không thể làm được, cho rằng vô nghiã, thì lại là điều có thể
và trở nên phổ biến ở thế kỷ sau đó.
- Điều mà người hiện tại không mơ tưởng tới,
thì lại có thể thực hiện được ở những thế hệ sau, thế kỷ tiếp theo.
- Trong khoa học kỹ thuật, khi người xưa thực
hiện được một cái máy hơi nước đơn giản đầu tiên, người ta đã rất vui mừng, mọi
ngừơi thán phục; từ căn bản ấy, người ta đã mơ ước dần, sửa sai dần, hoàn chỉnh
dần dần mới tới được cỗ máy xe lửa, xe hơi tối tân như ngày nay.
- Những năm trước đây, giáo sư trẻ tuổi Ngô Bảo
Châu của Việt Nam nghèo khổ chúng ta cũng đã biết lạc quan, mơ ước, kiên nhẫn
tin tưởng mọi sự đều có thể xẩy ra, đều có thể thực hiện được cùng với thời
gian và quyết tâm của con người, nên đã thành công mỹ mãn, đạt danh hiệu Tiến
sĩ toán học trước sự ngỡ ngàng của biết bao người, đặc biệt những nhà khoa học
toán lỗi lạc, kinh nghiệm dầy cộm, nhưng họ đã mày mò mong mỏi mấy chục năm nay
cũng chưa giải quyết được vấn đề mà đàn anh đã đưa ra nhưng chưa thể chứng
minh.
- Còn rất nhiều, vô cùng nhiều những cá nhân
thiếu mọi phương tiện cơ bản, nhu cầu sinh tồn, cả về cơ thể. Họ chỉ có một điều
duy nhất là phải vượt lên chính thân phận, hoàn cảnh của mình để sống có ý
nghĩa.
- Truyền thông báo chí càng ngày càng phát hiện
những người bất hạnh, với thân thể thiếu sót: cụt cả hai tay hai chân, mù loà,
câm điếc, tật nguyền...như Mr. Smith người Úc Đại Lợi…vẫn có thể trở thành những
vận động viên thể dục thể thao, võ sĩ, bơi lội, kiến trúc sư, thiết kế thời
trang, giảng dạy, thuyết trình viên tài năng… thành công như những con người đầy
đủ cơ phận.
- Hiển nhiên, không biết mơ ước, không biết tin
tưởng, kiên trì, thất vọng, bỏ ngang thì không thể hoàn thành điều gì, không thể
thành công, càng không thể tiến bộ, phát triển.
- Đúng như Tin Mừng hôm nay là, qua đức tin,
chúng ta có thể làm được mọi sự với quyền năng của Thiên Chúa tùy thuộc nơi
chúng ta.
- Nghĩa là chúng ta có quyền ước mơ, tin tưởng,
ngay cả một thế giới không có chiến tranh, ngay cả một thế giới không có nghèo
đói, ngay cả một thế giới không còn hận thù…
- Không ảo tưởng, không
hão huyền, không viển vông, không man, không dại, cũng không đùa cợt chế riễu,
bởi đấy chính là điều chúng ta đã hằng cầu nguyện "xin cho Nuớc Cha trị đến, dưới đất cũng như trên trời" mà!
- Tuy nhiên không phải ai muốn cũng có niềm
tin, có đức tin dễ dàng, mạnh mẽ, bởi thế người ta dễ tuyệt vọng, chùn bước khi
gặp khó khăn thử thách.
- Cho hay đức tin không phải là kết quả của học
hỏi, của kiến thức. Đức tin chính là một ơn ban.
- Kinh nghiệm khi yêu ai, chúng ta tin tưởng
người âý dễ dàng, nên hai chữ tin-yêu đã được kết chặt, không thể rời.
- Với Thiên Chúa cũng vậy, yêu Chúa thì chúng
ta mới tin Ngài được, yêu càng nhiều thì tin càng mạnh.
- Nên ngoài việc xin Chúa ban thêm đức tin,
chúng ta cũng cần xin Chúa ban thêm lòng yêu mến Ngài cho chúng ta.
- Hiểu được đức tin ban cho cuộc đời tinh thần
hăng hái, niềm hy vọng và niềm vui hạnh phúc, thì chúng ta phải cần hy vọng
cũng như cuộc sống cần lương thực vậy.
- Nhưng cũng đừng mong muốn rằng đức tin sẽ soi
sáng tỏ hiện hết mọi vấn đề, bởi vì đức tin là trông cậy chứ không phải là sự
hiển nhiên chắc chắn.
2.
Phục vụ:
- Đức Giêsu dạy khi phục vụ, hãy khiêm tốn đến
mức tự coi mình là đầy tớ, khi đó, chúng ta sẽ nhẹ nhàng, không ngại ngùng, sẽ
coi tất cả những gì làm cho người khác đều là bổn phận.
- Bởi người đầy tớ thì đương nhiên phải phục vụ,
phục vụ là bổn phận, là công việc làm, là “chuyên
môn” của họ.
- Con người với nhau còn rõ ràng vai chủ, tớ,
thì đối với Thiên Chúa, khỏang cách đó còn xa biết bao? Khoảng cách giữa tạo
hóa và thụ tạo, mây trời nào đo cho thấu?!
- Nhưng Đức Giesu đã xuống thế làm người để rút
ngắn khoảng cách đó lại, và nhân hậu dạy rằng khi phục vụ người ta cũng có
nghĩa là chúng ta đang phụng thờ Thiên Chúa. Rõ ràng Ngài không ngần ngại nâng
con người lên cao đến như vậy!
- Vậy nếu cả ngày nào chúng ta phục vụ anh em
thì ngày hôm đó cuộc sống chúng ta đúng là một Thánh lễ nối dài.
- Tuy nhiên Ngài đã kêu gọi rõ ràng rằng chúng
ta hãy phục vụ Ngài vì tình yêu chứ không phải vì bổn phận.
- Nên đức tin thôi chưa đủ, còn phải có tình
yêu nữa. Bởi đức tin khiến cho mọi sự trở thành có thể, thì tình yêu khiến cho
mọi sự trở nên dễ dàng.
- Vì khi yêu thì "mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng vượt, mấy đèo cũng qua!"
- Một điều nữa là chúng ta có thể làm thoả mãn
nhiều thứ, kể cả luật pháp, nhưng về tình yêu thì không; những ai đã thực sự
yêu đều biết rằng không bao giờ có thể làm gì đủ để thỏa mãn những đòi hỏi của
tình yêu.
- Cũng có nhiều đặc sủng khác nhau, nhiều việc
phục vụ khác nhau, nhiều hoạt dộng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí, một
Thiên Chúa Tình Yêu làm mọi sự trong mọi người. (1 Cr 12,4-6)
- Do lòng nhân từ của Đức Giesu, Ngài cũng đã qủa
quyết về những phần thưởng Ngài sẽ ban cho những đầy tớ trung thành.
Lạy Chúa, chúng con biết
rằng nơi đâu có:
. con người thì nơi đó có
bạo động, hận thù;
. con người là nơi đó có kẻ
giầu, người nghèo;
. quốc gia là ở đó có võ lực,
chiến tranh…
Nếu chúng con nhìn đời sống
với thái độ cho rằng, tự trong tâm hồn, con người thường ích kỷ, vô lo - có lẽ
chúng con sẽ không thiết lập được một mối quan hệ xã hội vị tha và biết chăm
sóc cho nhau.
Nếu chúng con nhìn đời sống
với thái độ rằng các quốc gia vốn đã thù nghịch, hung dữ - có lẽ chúng con
không thể đạt được một nền hòa bình trên thế giới.
Nhưng điểm quan trọng nhất
là hòa bình trên mặt đất là điều hoàn toàn có thể. Con người yêu thương nhau đã
là điều có thể. Thì sự hài hòa giữa các quốc gia cũng sẽ là điều có thể.
Và lý do mà những điều
này có thể là vì Đức Giêsu đã đến, đã nói, đã làm, đã dạy chúng con và đã chết,
rồi sống lại để chúng con tin rằng tất cả những điều đó hoàn toàn có thể thực
hiện được. Vì Đức Giesu Kito Chúa chúng con. Amen. (mượn lời)
Thân mến,
duyenky
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét