Cá có biết đau không?
30/09/2019-VnExpress.net
Ảnh:
ALAMY
TTO - 'Cá có biết đau như
loài khác không' từ lâu đã là một chủ đề tranh luận trong giới khoa học. Một số
ý kiến cho rằng cá không đau vì hệ thần kinh của chúng đơn giản hơn động vật
trên cạn.
Cá cũng biết đau giống
như chó, bò, lợn… nhưng do không thể phát ra âm thanh giống các loài động vật
có vú nên bấy lâu nay con người lầm tưởng rằng chúng không thấy đau .
Tuy nhiên, trong một công
bố mới trên tạp chí khoa học Hoàng gia Anh, Lynne Sneddon - trưởng khoa sinh học
Đại học Liverpool, khẳng định: "Cá có biết đau và trải qua nỗi đau ở mức độ
tương đương với động vật có vú".
Bà Lynne Sneddon đã tiến
hành đánh giá một loạt nghiên cứu hiện có của các nhà khoa học thế giới về
"cá và cảm giác đau của động vật" và chỉ ra sự lầm tưởng của con người
về cơn đau của loài cá.
Những người theo quan điểm
"cá không biết đau" giải thích rằng não cá "nhỏ, phẳng, không có
nếp nhăn như động vật có vú hay con người nên không đủ để hình thành cảm giác
đau". Tuy nhiên, các nhà khoa học không đồng tình với điều đó.
"Trong 98 nghiên cứu
về nỗi đau của động vật của nhiều nhà khoa học khắp thế giới đều cho thấy các
gen cơ bản, phản ứng sinh lý học và toàn bộ hành vi của cá đều giống các loài động
vật có vú đều tương tự nhau khi trải qua một cơn đau", Lynne Sneddon cho
biết.
Ở cấp độ giải phẫu, cá có
các tế bào thần kinh nociceptor giúp phát hiện các nguy hiểm tiềm ẩn như nhiệt
độ cao, áp suất cao và hóa chất ăn da. Cá cũng sản xuất hormone như một loại
thuốc giảm đau bẩm sinh của cơ thể giống như động vật có vú.
Hoạt động não của cá sau
khi bị thương cũng tương tự ở động vật có xương sống trên cạn: kích thích các tế
bào thần kinh và một loạt hoạt động về các vùng não cần thiết để hình thành phản
xạ có ý thức tránh nguy hiểm tương lai.
Tuy nhiên, phần lớn chúng
ta đều nghĩ rằng cá không biết đau. Nguyên nhân có thể do cá không thể phản ứng
mạnh như các loài khác. Lợn sẽ kêu, chó sẽ tru và bò sẽ rống lên khi đau, nhưng
cá thì không phát ra âm thanh gì, hoặc có mà con người không nghe thấy.
Theo Lynne Sneddon, cảm
giác đau là một phương thức quan trọng để sinh tồn trong tự nhiên. Khi bị đau,
động vật sẽ "ghi nhớ" nguồn gốc gây ra cơn đau và hình thành hành vi
tránh khỏi nơi đó.
Động vật không thể giao
tiếp với con người nên các nhà khoa học phải dựa vào các dấu hiệu về sự thay đổi
hành vi để nghiên cứu nỗi đau của chúng. Một thí nghiệm của Sneddon trên cá hồi
cho thấy chúng bỏ ăn, chuyển động mang nhanh và mạnh hơn khi cho tiếp xúc gần với
chủ thể gây đau cho chúng. Sau khi cho sử dụng morphin, những con cá này hoạt động
bình ổn trở lại.
Các nhà khoa học hi vọng
công bố này có thể phần nào thay đổi cách suy nghĩ và đối xử với cá của con người.
"Chúng ta thường tỏ ra thương cảm trước cơn đau của các loài khác hơn so với
cá, nhưng chúng cũng dễ tổn thương và phải chịu đau như nhau", nhà khoa học
Lynne Sneddon nói.
TTO - Cho tới nay các nhà
khoa học vẫn bất đồng chuyện tôm cá có biết đau không. Tranh cãi tiếp tục nổ ra
sau khi Thụy Sĩ buộc gây mê tôm hùm trước khi luộc.
MINH HẢI (Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét