Một vài lời khuyên về đức tin và tôn giáo cho thế hệ chúng ta hiện nay
21/09/2019
- Giuse Nguyễn Tùng Lâm
Đây là vấn đề không còn
bí mật với ai, chúng ta đang chứng kiến một sự suy giảm khổng lồ về việc đi lễ
và song song với việc này là bây giờ người dân không còn quan tâm gì đến tôn
giáo. Trong suy nghĩ mà chúng ta lo lắng như trước đây, đôi khi chúng ta còn bị
ám ảnh về tội lỗi, về đi nhà thờ, về thiên đàng, về hỏa ngục, các ám ảnh này dường
như chẳng còn tác động gì với hàng triệu người. Một phụ huynh, lo lắng về tình
trạng tôn giáo của các con mình đã chia sẻ với tôi gần đây: “Các mối quan tâm
tôn giáo cũ của chúng tôi chưa bao giờ làm hoen mờ suy nghĩ của chúng”. Chúng
ta phải nói gì khi đối diện với điều này?
Chắc chắn tôi không phải
là người phù hợp nhất để đưa ra lời khuyên. Tôi đã hơn 70 tuổi. Tôi là nhà văn
thiêng liêng, trọng tâm chính hiện nay của tôi là nghiên cứu và giảng dạy, chú
ý đến tâm linh của sự lão hóa, và tôi là linh mục công giáo la mã, là tu sĩ,
người bị cho là người bán hàng cho tôn giáo và cho nhà thờ.
Nhưng dù vậy, đây là một
số lời khuyên của tôi về đức tin và tôn giáo cho thế hệ ngày nay.
Thứ nhất: Tìm
sự trung thực. Mối quan tâm đầu tiên của Chúa không phải là chúng ta có đi nhà
thờ hay không, nhưng chúng ta có trung thực trong việc tìm sự thật và ý nghĩa của
nó không. Khi Thánh Tôma tông đồ nghi ngờ về thực tế của sự sống lại, Chúa
Giêsu không quở mắng nhưng chỉ xin Thánh Tôma đưa tay ra và tiếp tục tìm, tin rằng
nếu Tôma trung thực đi tìm, cuối cùng Tôma sẽ tìm thấy sự thật. Điều này cũng
đúng với chúng ta. Tất cả những gì chúng ta phải làm là trung thực, không nói dối,
thừa nhận sự thật khi sự thật đến. Trong Phúc âm Thánh Gioan, Chúa Giêsu chỉ
đưa ra một điều kiện để đến với Chúa: Hãy trung thực và không bao giờ từ chối
nhận biết cái gì là thật, dù nó có phiền hà như thế nào. Nhưng quan trọng là phải
trung thực! Nếu chúng ta trung thực, cuối cùng chúng ta sẽ tìm thấy ý nghĩa và
điều đó sẽ dẫn chúng ta đến nơi chúng ta cần đến – thậm chí có thể đến một cánh
cửa nhà thờ ở đâu đó. Nhưng ngay cả khi không phải như vậy, Chúa cũng sẽ tìm ra
chúng ta. Mầu nhiệm của Chúa Kitô lớn hơn chúng ta hình dung.
Thứ hai: Lắng
nghe những gì sâu sắc nhất bên trong tâm hồn mình. Tâm hồn là thứ hàng hóa quý
giá. Chúng ta phải chắc chắn là mình tôn quý tâm hồn mình. Tôn vinh tiếng nói
bên trong tâm hồn. Tiếng nói này sâu xa hơn các tiếng nói lôi cuốn mà chúng ta
nghe thế giới mời gọi tứ phía, đó là tiếng nói bên trong tâm hồn, giống như khi
chúng ta gặp phải cơn khát khủng khiếp, tiếng nói này luôn nhắc chúng ta nhớ sự
thật lời cầu nguyện của Thánh Âugutinô: Chúa đã tạo chúng con ra cho Chúa và
tâm hồn chúng con khắc khoải mãi cho đến khi nó được nghỉ an trong Chúa. Chúng
ta giữ liên lạc với tiếng nói khát khao này. Chúng ta sẽ nghe tiếng nói này
trong sự bồn chồn thao thức của mình và như lời của thần học gia Karl Rahner,
tiếng nói này sẽ dạy cho chúng ta một điều mà mới đầu chúng ta khó có thể chịu
đựng được, nhưng cuối cùng thì nó lại giải thoát chúng ta: Trong dằn vặt của những
gì chưa trọn, cuối cùng chúng ta cũng học được một điều, cuộc sống không có bản
giao hưởng kết thúc trọn vẹn.
Thứ ba: Coi
chừng đám đông! Trong các Tin mừng, từ ngữ “đám đông” luôn gần như không tốt.
Vì lý do chính đáng: Các đám đông không có tinh thần và năng lực của đám đông
thường nguy hiểm. Vì vậy, hãy cẩn thận với những gì nhà văn Milan Kundera gọi
là cuộc “diễu hành vĩ đại”, cụ thể là xu hướng được dẫn dắt bởi ý thức hệ, suy
nghĩ theo nhóm, theo xu hướng mới nhất, theo người hay theo chuyện phổ biến, cảm
giác sai lầm cho là đúng, vì phần lớn mọi người cảm thấy rằng cách, và áp lực
xã hội đến từ cả cánh tả cũng như cánh hữu. Hãy thẳng thắn với chính mình. Hãy
là nhà tiên tri đơn độc không sợ ở một mình bên ngoài. Hãy ước mơ. Hãy là người
có lý tưởng. Hãy bảo vệ tâm hồn mình. Đừng bán tâm hồn mình với giá rẻ.
Thứ tư: Đừng
nhầm lẫn đức tin với nhà thờ – nhưng đừng bỏ nhà thờ nhanh quá. Khi hỏi những
người không dính gì với tôn giáo ngày nay, tại sao họ họ không đi nhà thờ, câu
trả lời bất di bất dịch của họ là: “Tôi không tin vào điều đó nữa”. Nhưng “điều”
họ không tin đó là điều gì? Những gì họ không tin nữa, đó không phải là sự thật
về Chúa, về đức tin và tôn giáo, nhưng đúng hơn là những gì họ nghe về Chúa, về
đức tin và tôn giáo. Chúng ta sắp xếp lại và sẽ thấy chúng ta có đức tin. Thêm
nữa chúng ta đừng bỏ nhà thờ quá nhanh. Chúng có lỗi thực sự; bạn không sai về
điều đó, nhưng đó luôn là GPS tốt nhất hiện nay để giúp bạn tìm ra con đường của
mình. Đó là lộ trình được hàng triệu nhà thám hiểm đã đi trên con đường này trước
bạn. Bạn có thể phớt lờ họ, nhưng bạn hãy chăm chú nghe tiếng nói dịu dàng của
Chúa, Ngài hay nói: “Con xem lại đi”. Chúa sẽ đưa bạn về nhà, nhưng các nhà thờ
cũng có thể giúp đỡ bạn.
Thứ năm: Bạn
đừng quên người nghèo. Khi bạn chạm vào người nghèo, bạn đã chạm vào Chúa và,
như Chúa Giêsu nói, vào ngày phán xét, chúng ta sẽ bị phán xét qua cách chúng
ta phục vụ người nghèo. Bãn hãy tặng cho mình món quà của lòng vị tha, biết rằng,
như Chúa Giêsu đã nói, không phải những người cứ nói Chúa, Chúa mà người đó lên
thiên đàng, nhưng là những người phục vụ người khác. Trong hành trình tìm kiếm
của bạn, bạn cần nhận thư giới thiệu của người nghèo.
Thứ sáu: Hãy
tìm một vị bảo trợ trong số những người đương thời để họ có thể truyền cảm hứng
cho bạn. Jean Vanier, Henri Nouwen, Thomas Merton, Dorothy Day, Oscar Romero,
Dietrich Bonhoeffer, Simone Weil, Etty Hillesum và Dag Hammarskjold… còn nữa, tất
cả đã từng đi qua con đường của bạn.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét