Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2019

"Cái chết trắng" đến từ thói quen thích... .ăn đậm vị



"Cái  chết  trắng" đến  từ  thói  quen  thích  ăn  đậm  vị  để  ngon  miệng  của  hàng  triệu  người  Việt
Ngày 8 Tháng 11, 2019-giadinh.net




Cái chết trắng đến từ thói quen thích ăn đậm vị để ngon miệng của hàng triệu người Việt.
Thói quen ăn chấm khiến cho người Việt dễ bị thừa muối, ảnh minh hoạ.



Theo chuyên gia hiện nay người Việt đang thích ăn đậm vị mới cảm thấy ngon. Thói quen ăn này dẫn đến thừa muối và gây ra bệnh lý, thậm chí tử vong cho con người.

Cái chết "trắng" đến từ vị mặn

Muối là một gia vị không thể thiếu đối với cuộc sống con người. Con người không ăn muối có thể chết vì mắc bệnh. Nhưng khi con người ăn quá nhiều muối dẫn tới dư thừa và sẽ ảnh hưởng cho ngũ tạng trong cơ thể.

TS. Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam, muối là thứ gia vị tạo cảm giác ngon miệng cho món ăn. Nhưng ngày nay vì sự ngon miệng mà con người không biết tới mối nguy về "cái chết trắng" của loại gia vị này.

"Cái chết trắng" được nhiều người nhắc tới để ám chỉ thói quen ăn thừa muối. Việt Nam hiện nay đang được xếp vào nhóm nước ăn rất mặn. Người Việt tiêu thụ khoảng 9,4g muối/ngày cao hơn gấp đôi so với khuyến cáo của WHO.

Ăn thừa có thể ảnh hưởng tới các tạng sau trong cơ thể:

1. Tim mạch: Ăn nhiều muối sẽ làm tăng gánh nặng cho tim do có liên quan tới bệnh tăng huyết áp.

Do nồng độ muối trong cơ thể là ổn định. Khi con người ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu. Lúc này người ăn mặn sẽ cảm thấy khát nước và phải uống nước, đồng nghĩa với việc tăng dung lượng máu và tăng áp lực lên thành mạch.

"2 yếu tố tăng khối lượng máu và tính thẩm thấu dẫn tới huyết áp cao và quả tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn. Đối với người bị tăng huyết áp ăn mặn có thể gây lên hàng loạt các vấn đề như: suy tim, suy thận, suy gan, đột quỵ (đứt các mạch máu nhỏ).

Người cao tuổi cộng thêm ăn mặn không khác gì án tử luôn treo lơ lửng trên đầu", TS. Từ Ngữ nói.

Trẻ nhỏ nếu ăn mặn sớm cũng sẽ bị ảnh hưởng tới huyết áp và tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp và các bệnh lý khác.

2. Hai quả thận: Theo TS. Từ Ngữ khi ăn nhiều muối cơ thể sẽ phải tăng đào thải natri qua nước tiểu dẫn tới có thể có thể mất đi một số khoáng chất quan trọng như: kali, caxi… và làm tăng gây ra bệnh sỏi thận, giảm chức năng thận.

3. Viêm loét dạ dày: Chế độ ăn mặn khiến cho lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị tổn thương và tăng sự phát triển của vi khuẩn có hại. Người ăn mặn sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày cao hơn so với người thường.

Ở người đã bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp nếu ăn nhiều mặn và ăn chua sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

4. Loãng xương: Ăn thừa muối sẽ khiến cho quá trình đào thải caxi qua nước tiểu tăng lên nguy cơ gây ra loãng xương.

5. Tăng nguy cơ béo phì: Người ăn mặn sẽ thường có cảm giác khát nước. Nếu người này có sử dụng các loại nước ngọt sẽ tăng nguy cơ thừa cân.

Không nên ăn chấm

Theo TS. Từ Ngữ muối đã có một lượng trong những thực phẩm như: thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa… một phần nhỏ trong thực vật. Lượng muối có trong các thực phẩm này đã gần đáp ứng đủ nhu cầu muối của cơ thể, chỉ cần phải bổ sung thêm một chút ít gia vị.

- Trong 8g bột canh có chứa lượng natri tương đương với 5g muối

- 100g cua bể có 316mg muối; cua đồng 453mg muối; tôm đồng 418 mg muối…

- 100g sữa bò tươi chứa 380mg muối; sữa bột toàn phần có 371mg muối…

Hiện nay, mối nguy hiểm nhất của muối là đến từ những thực phẩm con người ít nghĩ tới như: thức ăn chế biến sẵn, bánh, đồ ăn công nghiệp, thức ăn nhanh… Các thực phẩm này thường đã có chứa lượng muối khá lớn.

"Với cách ăn uống của người Việt Nam thì không nên chấm vì đã đủ lượng muối đưa vào cơ thể. Nếu như chúng ta ăn cảm thấy đậm đà vị đồng nghĩa với việc đang ăn mặn. Biểu hiện của người ăn mặn thường là uống nhiều nước", TS. Từ Ngữ khuyến cáo.

Kiểm soát ăn mặn bằng cách nên ghi chép số lượng mua trong 1 tháng và chia bình quân/đầu người sẽ biết gia đình mình có bị ăn mặn hay nhạt. Chế độ ăn đủ lượng muối sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh tránh được mối nguy bệnh tật.

Theo Trí thức trẻ

Bài tập giúp bà bầu giảm đau khi sinh




Thứ hai, 18/11/2019,-VnExpress.net

Bài  tập  giúp  bà  bầu  giảm  đau  khi  sinh


Tập thở bụng, hít đất, đứng lên ngồi xuống... có lợi cho cơ xương chậu thai phụ, giúp mở xương hông, nhờ vậy khi sinh dễ dàng hơn.



Bài tập giúp bà bầu giảm đau khi sinh
Bài tập thở bụng: Đây là bài tập giúp bạn thở tốt khi sinh con. Để thực hiện, bạn ngồi với tư thế bắt chéo chân, nhắm mắt lại và đặt tay lên bụng. Từ từ hít vào một hơi thật sâu, đảm bảo hàm, cổ và vai được thư giãn. Sau đó, thả lỏng vùng cơ xương chậu. Từ từ thở ra và lặp lại.
Bài tập giúp bà bầu giảm đau khi sinh

Tư thế "Nữ thần": Bài tập này rất có lợi cho cơ xương chậu và giúp mở xương hông. Đầu tiên, bạn đứng thẳng, hai chân mở rộng hơn vai, mũi bàn chân hướng ra ngoài rồi từ từ gập cong gối. Thở đều khi thực hiện tư thế này.
Bài tập giúp bà bầu giảm đau khi sinh

Kéo căng cơ hông: Đây là bài tập tăng sự dẻo dai, giúp bạn dễ dàng mở rộng chân trong quá trình sinh nở. Bạn đặt một chân lên trước, xoay nghiêng người và từ từ hạ cơ thể xuống thấp nhất có thể. Chân trước gập thành góc 90 độ và duỗi thẳng chân sau. Hơi nghiêng người về phía trước, tập trung trọng lượng cơ thể vào chân trước và kéo căng chân sau một chút. Đổi chân và lặp lại vài lần.
Bài tập giúp bà bầu giảm đau khi sinh
Nằm nghiêng nâng chân giúp săn chắc cơ đùi và tăng cường khả năng chịu đựng cho bà bầu. Khi đó vai, hông và đầu gối tạo thành một đường thẳng. Một tay đỡ đầu, tay còn lại chống phía trước để giữ thăng bằng. Từ từ nâng chân lên cao nhất có thể mà không thấy khó chịu. Sau đó hạ thấp chân về vị trí ban đầu. Đổi bên và lặp lại vài lần.
Bài tập giúp bà bầu giảm đau khi sinh
Squats, đứng lên ngồi xuống làm săn chắc cơ xương chậu, giảm đau lưng, đau vùng chậu và hỗ trợ sinh dễ dàng. Đầu tiên, bạn đứng thẳng, hai chân dang rộng bằng vai. Nếu bụng của bạn đã to, hãy bám vào ghế hoặc tường. Giữ lưng thẳng, từ từ ngồi xuống thấp nhất có thể mà không bị khó chịu. Giữ tư thế trong vài giây, sau đó quay trở lại vị trí ban đầu. Lặp lại vài lần.
Bài tập giúp bà bầu giảm đau khi sinh
Plank, hít đất không gây áp lực lên cơ bụng và rất an toàn cho em bé. Bạn chống khuỷu tay xuống đất tạo thành góc 90 độ với vai. Duỗi thẳng chân để cơ thể tạo thành một đường thẳng. Nếu quá khó, hãy gập nhẹ đầu gối hoặc chạm đầu gối hoàn toàn xuống sàn. Giữ trong tư thế này càng lâu càng tốt nếu bạn không cảm thấy bất kỳ khó chịu nào.
Bài tập giúp bà bầu giảm đau khi sinh

Tư thế "vỏ sò" giúp săn chắc cơ hông, đùi và xương chậu, đồng thời giảm đau lưng cho bà bầu. Nằm nghiêng với hai chân và hông đặt sát nhau, đầu gối hơi cong. Đặt đầu lên một cánh tay. Giữ lưng thẳng và đảm bảo các ngón chân chạm vào nhau. Sau đó, nâng chân phía trên lên cao trong khi hai bàn chân vẫn chạm vào nhau. Mở rộng hai đầu gối càng xa càng tốt. Giữ tư thế trong vài giây sau đó hạ chân xuống. Đổi bên và lặp lại vài lần.
Bài tập giúp bà bầu giảm đau khi sinh

Tư thế "con bướm" làm các cơ vùng xương chậu, đùi và hông linh hoạt hơn. Để thực hiện, bạn ngồi trên sàn, lưng thẳng, hai lòng bàn chân úp vào nhau. Nhẹ nhàng cúi người về phía trước cho đến khi bạn cảm thấy căng ở hông và đùi. Trong khi thực hiện, cố gắng giữ lưng thẳng. Giữ nguyên tư thế trong vài giây rồi trở lại vị trí ban đầu. Lặp lại vài lần.
Thùy Anh (Theo Bright Side)

BỒI HỒI MONG ĐỢI


BỒI  HỒI  MONG  ĐỢI





Trời Gieo Sương Thánh Đổ Mưa Chính Trực
Đất Nẩy Cội Thiêng Vươn Nhánh Công Bình

Đó là điều ước mong trong Is 45:8. Và điều đó chắc chắn xảy ra. Chúng ta tin như vậy là tin vào lời hứa Thiên Chúa dành cho nhân loại – cách riêng đối với những người tin kính một Thiên Chúa duy nhất.
Sibyllina có cách nhận xét thú vị: “Mong đợi giống như đồ đựng. Đồ đựng càng lớn thì chứa được càng nhiều, đồ đựng càng nhỏ thì chứa được càng ít. Mong đợi lớn thì được ân điển nhiều, mong đợi nhỏ thì được ân điển ít.”

Sự mong đợi luôn là khoảng thời gian lạ lùng, lặng lẽ mà bồi hồi, như biển nhìn tĩnh lặng mà rất động. Có nhiều dạng mong đợi, mong ai đó hoặc đợi điều gì đó – đặc biệt là đối với người mà mình yêu quý hoặc điều tốt lành. Trong khoảng mong đợi đó có thể vui hoặc buồn, nhưng luôn có sự bồi hồi và thắc thỏm. Hy vọng càng nhiều thì nỗi khắc khoải càng khó tả, đặc biệt là khoảng mong đợi tâm linh – mong đợi Con Thiên Chúa.
Mùa Vọng mang sắc tím chờ đợi, nhưng màu tím này không buồn thảm mà tràn trề niềm hy vọng. Sự mong đợi là niềm hy vọng, và luôn là khoảng thời gian dài nhất, mặc dù thực tế thời gian không hề thay đổi. Khoảng mong đợi có yếu tố tâm lý, niềm hy vọng càng nhiều và càng cao thì càng thấy lâu. Có những khoảng mong đợi nối tiếp nhau như “điệp khúc” trong cuộc sống trần gian.
Là tín nhân, chúng ta phải chuẩn bị đón Chúa cả đời chứ chẳng riêng mùa nào. Thế nhưng có những mùa và những dịp đặc biệt nhắc nhở chúng ta lưu ý nhiều hơn về niềm mong đợi triền miên của mình: Mùa Vọng, Mùa Chay, Mùa Cầu Hồn,... những “khoảng” đó như các biển báo trên đường đời, và là những “cột mốc” nhắc nhở chúng ta trên đường lữ hành trần gian này. Mong đợi thì phải sẵn sàng và chuẩn bị, càng cẩn trọng càng tốt.

1. KHÁT VỌNG
Chắc chắn ai cũng mong đợi hòa bình, khát khao hạnh phúc, vì đó là điều rất tuyệt vời. Nghĩa là chẳng ai muốn chiến tranh – dù là bất cứ dạng nào.
Kinh Thánh cho biết điều mà ông Isaia được thấy về Giuđa và Giêrusalem: Trong tương lai, núi Nhà Đức Chúa đứng kiên cường vượt đỉnh các non cao, vươn mình trên hết mọi ngọn đồi. Dân dân lũ lượt đưa nhau tới, nước nước dập dìu kéo nhau đi. (Is 2:1-3a)
Với niềm vui nỗi mừng khôn tả, người ta không thể lặng im nên nhắn nhủ với nhau: “Đến đây, ta cùng lên núi Đức Chúa, lên Nhà Thiên Chúa của Gia-cóp, để Người dạy ta biết lối của Người, và để ta bước theo đường Người chỉ vẽ. Vì từ Sion, thánh luật ban xuống, từ Giêrusalem, lời Đức Chúa phán truyền. Người sẽ đứng làm trọng tài giữa các quốc gia và phân xử cho muôn dân tộc. Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái. Dân này nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau, và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến. Hãy đến đây, nhà Gia-cóp hỡi, ta cùng đi, nhờ ánh sáng Đức Chúa soi đường!” (Is 2:3b-5)
Tương tự, Mk 4:3 cũng nói: “Người sẽ đứng làm trọng tài giữa muôn nước và phân xử cho các dân hùng mạnh mãi tận xa. Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái. Dân này nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến.” Đó là thời hòa bình, người ta thực sự hưởng hạnh phúc trọn vẹn.
Muốn có hòa bình thì cần có tự do, muốn tự do thì phải hành động, trước khi hành động thì phải chuẩn bị. Ai cũng háo hức, bồn chồn, bồi hồi mong đợi,… Nhân loại đau khổ vì đã phạm tội đối nghịch với Thiên Chúa, bị “vòng kim cô” của ma quỷ kiềm chế và bị tội lỗi điều khiển. Vì thế, nhân loại rất cần được Thiên Chúa giải thoát, càng sớm càng tốt. Khoảng mong đợi này da diết lắm, niềm hy vọng này mạnh mẽ và dâng trào như triều cường.
Tâm trạng rất háo hức trong khoảng thời gian mong đợi, Thánh Vịnh gia phấn khởi bày tỏ tấm lòng chân thành: “Vui dường nào khi thiên hạ bảo tôi: Ta cùng trẩy lên đền thánh Chúa!” (Tv 122:1) Thật vậy, còn gì vui hơn khi đang trông mong mà lại nhận được tin vui như thế. Niềm hạnh phúc đã hiện thực: “Giờ đây, Giêrusalem hỡi, cửa nội thành, ta đã dừng chân. Giêrusalem khác nào đô thị được xây nên một khối vẹn toàn. Từng chi tộc, chi tộc của Chúa, trẩy hội lên đền ở nơi đây, để danh Chúa, họ cùng xưng tụng, như lệnh đã truyền cho Ít-ra-en. Cũng nơi đó, đặt ngai xét xử, ngai vàng của vương triều Đa-vít.” (Tv 122:2-5) Rõ ràng, nhãn tiền, không mơ hồ.
Chắc hẳn ai cũng vậy, một khi đã cảm thấy vui mừng khi tận hưởng hạnh phúc thì cũng muốn chia sẻ với người khác, không thể trì hoãn cái sự sung sướng đó: “Chúc thân hữu của thành luôn thịnh đạt, tường trong luỹ ngoài hằng yên ổn, lâu đài dinh thự mãi an ninh. Nghĩ tới anh em cùng là bạn hữu, tôi nói rằng: ‘Chúc thành đô an lạc’. Nghĩ tới đền thánh Chúa, Thiên Chúa chúng ta thờ, tôi ước mong thành được hạnh phúc, hỡi thành đô!” (Tv 122:6-9)
Chia sẻ niềm hạnh phúc không phải để khoe khoang mà thật lòng muốn người khác cũng vui lây, cũng được cảm nghiệm niềm hạnh phúc, đặc biệt niềm hạnh phúc đó chính là hồng ân Thiên Chúa, chắc chắn không thể không chia sẻ sự vui mừng lớn lao như vậy.

2. ĐỈNH ĐIỂM
Thánh LM TS Thomas Aquinô nói: “Chúng ta không có quyền đòi hỏi, nhưng phải nài xin Thiên Chúa ban cho ơn bền đỗ, nhận ra những ai là người mà chúng ta phải tránh là một phương thế quan trọng để cứu lấy linh hồn mình.” Đó là cách sống trong khi mong đợi Chúa đến. Còn Thánh Phaolô nói: “Anh em biết chúng ta đang sống trong thời nào. Đã đến lúc anh em phải thức dậy, vì hiện nay ngày Thiên Chúa cứu độ chúng ta đã gần hơn trước kia, khi chúng ta mới tin đạo.” (Rm 13:11)
Thời gian không ngừng, cứ trôi dần, tưởng là chậm mà nhanh, và cũng đồng nghĩa với ơn cứu độ đến gần hơn – gần tới mức chúng ta cảm thấy rất bất ngờ: “Đêm sắp tàn, ngày gần đến. Vậy chúng ta hãy loại bỏ những việc làm đen tối, và cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu.” (Rm 13:12) Nhanh hay chậm thì rồi cái gì đến cũng đến. Giờ G đã điểm, và chẳng ai có thể ngồi im hoặc thụ động, nghĩa là phải chủ động và tích cực hành động.
Thế nhưng phải hành động bằng cách nào? Thánh Phaolô cho biết: “Chúng ta hãy ăn ở cho đứng đắn như người đang sống giữa ban ngày: không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương. Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô, và đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả mãn các dục vọng.” (Rm 13:14) Nói “mặc lấy Đức Kitô” thì rất dễ, nhưng hành động thì không hề đơn giản, bởi vì “tính xác thịt” dữ dội lắm. Ai cũng có tự ái – tức là “cái tôi”, nếu không quyết tâm nỗ lực “đè” nó xuống thì khó có thể chứng tỏ mình đang mong đợi Con Thiên Chúa. Phải thực sự cố gắng “mặc lấy Đức Kitô” trong khi chờ đợi thì mới có thể sẵn sàng chiến đấu, mọi nơi và mọi lúc, và với bất kỳ kẻ thù nào.
Khi mong đợi quá lâu, người ta có thể mất kiên nhẫn, chán nản, rồi khinh suất, thậm chí còn có thể hư đốn, mất nết, lăn vào vết xe cũ. Đời thường là như thế, bởi vì con người vốn yếu đuối, dễ ngả theo cái xấu – giống như xe xuống dốc, và khó có thể “lái” theo hướng đúng đắn – giống như xe lên dốc. Dĩ nhiên NÓI bao giờ cũng dễ hơn LÀM. Cổ ngữ có câu: “Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy.” – Một lời nói ra, bốn con ngựa đuổi theo không kịp. Thật đáng sợ! Ai cũng nói hay, nói giỏi, nói khéo, thế nhưng có làm được hay không mới là điều quan trọng. Coi chừng chỉ “nổ” hoặc “chảnh” chứ chẳng làm được gì. Thế thì nguy to, nguy cho chính mình chứ chẳng nguy tới ai. Nó như loại vũ khí boomerang của thổ dân Úc vậy, giống như người Việt nói là “gậy ông đập lưng ông” vậy. Rõ khổ!
Trong khoảng mong đợi có đỉnh cao là thời điểm Chúa Giêsu quang lâm (tái lâm, giáng lâm). Động từ được diễn tả ở thì tương lai gần: Sắp đến. Nhưng “sắp đến” mà đã hơn hai ngàn năm rồi thì sao? Đã nhiều lần người ta xôn xao, thậm chí là rúng động, khi nghe các “tiên tri dỏm” dự đoán ngày này hoặc ngày nọ sẽ tận thế – ví dụ: Ngày 12-12-2012 và 12-12-2014. Nhưng rồi tất cả cũng đã qua đi, dòng đời vẫn trôi bình thường. Có khi nào lại có “tin vịt” là ngày 20-02-2020 chăng? Chẳng qua là người ta cứ chọn những con số mà họ cho là “số đẹp” rồi bịa ra đủ thứ để lừa bịp hoặc hù dọa nhau mà thôi. Và cứ như thế, có thể người ta đang cố ý quên hoặc không muốn tin rằng sẽ có ngày tận thế. Tuy nhiên, người ta lại giả nai về điều này: Không phải Chúa Giêsu nói đùa cho vui, mà vì Thiên Chúa còn thương xót nhân loại, muốn trì hoãn, muốn kéo dài thời gian để người ta kịp ăn năn sám hối. Thật vậy, thời gian là sự chịu đựng của Thiên Chúa, là lúc Ngài “ăn xin” sự ăn năn của chúng ta. Đừng ảo tưởng mà tự mãn!
Chính Chúa Giêsu đã cảnh báo từ hai ngàn năm trước: “Thời ông Nô-ê thế nào thì ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy. Vì trong những ngày trước nạn hồng thuỷ, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nô-ê vào tàu. Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thủy ập tới cuốn đi hết thảy. Ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy.” (Mt 24:37-39) Ngày nay, rõ ràng người ta cũng vẫn đang hành động chẳng khác chi thời ông Nô-ê. Con tàu định mệnh ngày ấy được “ghi dấu” trong lịch sử nhân loại, người ta cũng đã tìm thấy con tàu đó, chứng tỏ sự kiện Đại Hồng Thủy có thật, không phải là huyền thoại hoặc câu chuyện bịa đặt. Sự kiện đó cũng vẫn còn trong ký ức của mọi người, thế nhưng có lẽ người ta chỉ coi đó là một “kỷ niệm buồn” mà thôi – Nghe để mà nghe, biết để mà biết. Thế thì đúng là buồn thật!
Chuyện xưa, tích cũ còn đó. Sự kiện xảy ra thật chứ không phải cổ tích: Thật lạ, trời vẫn nắng chang chang, đất khô cằn nứt nẻ, không khác chi hạn hán, xung quanh chẳng có dòng suối hoặc con sông nào, chứ nói chi tới biển, thế mà ông Nô-ê lại đi đóng tàu, mà lâu nay dòng họ ông có ai là ngư dân đâu. Vô cùng kỳ cục, lão già này điên rồi chăng? Kẻ chê, người trách, không ít người cho rằng ông già Nô-ê “dở hơi” thật. Nhưng việc ông phải làm thì ông cứ làm, bởi vì đó là lệnh truyền của Đức Chúa. Thiên hạ ngứa miệng thì cứ chê trách và nguyền rủa. Và rồi đùng một cái, mưa như trút, nước dâng cao hơn cả lũ lụt. Càng ngày nước càng dâng cao, mà mưa cứ đổ xuống liên tục cả tuần lễ. Thiên hạ giật mình, chợt nhận ra mình mới thực sự là kẻ ngu xuẩn, dại dột, còn ông Nô-ê thế mà khôn ngoan thật. Nhưng tất cả đã muộn, thế thì chết mất thôi!
Y như rằng, chẳng sai chút nào. Nước đến chân mới nhảy thì làm sao mà kịp chứ? Càng lo càng sợ, càng sợ càng hoảng, càng hoảng càng rối. Chết chắc! Thật vậy, chính Chúa Giêsu đã từng nói rạch ròi đến từng chi tiết: “Bấy giờ, hai người đàn ông đang làm ruộng thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại; hai người đàn bà đang kéo cối xay thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại. Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em KHÔNG BIẾT NGÀY NÀO Chúa của anh em đến. Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông đã thức, không để nó khoét vách nhà mình đâu. Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy SẴN SÀNG, vì chính giờ phút anh em KHÔNG NGỜ thì Con Người sẽ đến.” (Mt 24:40-44)
Ngài so sánh bằng hình ảnh rất cụ thể, đơn giản, thực tế và dễ hiểu. Ngài đã xác định như vậy thì đừng dại dột mà “mềm lòng” nghe bất kỳ ai nói ngày nào đó tận thế hoặc Chúa Giêsu tái lâm. Ngài bảo “phải canh thức” tức là chẳng ai có thể biết lúc nào Ngài đến. Mọi kẻ nói ngày đó hoặc tháng nọ thì chỉ là đại bịp bợm. Đã, đang và sẽ có những kẻ như vậy. Cảnh giác cao độ là điều cần thiết, chớ nhẹ dạ cả tin!
Trong lúc mong đợi Chúa Giêsu, hãy tự nhủ và cố gắng sống theo “quy ước thánh đức” của Dòng Đa-minh: “Cum Deo Aut De Deo – Nói Với Chúa và Nói Về Chúa.” Chắc chắn đó là cách “tỉnh thức” và “sẵn sàng” theo đúng Ý Chúa, là sống tinh thần Mùa Vọng. Tất nhiên Chúa Giêsu rất vui lòng, và chắc chắn Ngài sẽ chúc lành cho những ai luôn tỉnh thức như vậy. Và đây, Is 40:4 vừa là lời nhắn nhủ, vừa là mệnh lệnh:
Bao Núi Đồi Phải Bạt Cho Thấp Xuống
Mọi Thung Lũng Mau San Lấp Cho Bằng
Cần phải sớm bạt xuống những núi đồi tự mãn, kiêu ngạo, hợm mình; cần phải mau san bằng những hố ngăn cách ghen ghét, đố kỵ; cần phải kịp làm phẳng phiu mọi chỗ lồi lõm và gồ ghề để đón Con Thiên Chúa giáng trần, ngự vào tâm hồn mỗi chúng ta. Đó là sự bình an tuyệt vời dành cho những người thiện tâm và thiện chí: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương.” (Lc 2:14)
Lạy Thiên Chúa nhân lành và giàu lòng thương xót, xin giúp chúng con biết luôn sẵn sàng, tỉnh thức và kiên trì mong đợi Con Một Ngài ngự đến bất cứ lúc nào – dù sớm
 hay khuya, dù trưa hay chiều. Để nhờ đó chúng con xứng đáng được Đấng Thiên Sai cứu độ và thương cho theo Ngài vào Nơi Vĩnh Hằng. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng Cứu Độ duy nhất của nhân loại. Amen.
TRẦM THIÊN THU


Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2019

Tác hại nhãn tiền khi thiếu tin tưởng con


Tác hại nhãn tiền khi thiếu tin tưởng con
Thứ sáu, 8/11/2019-VnExpress.net



Ông bố sợ con lười học nên lắp camera theo dõi, nhưng khi đứa con phát hiện, nó khó chịu và dùng mẹo "qua mặt" bố.

Khi bạn đang tập trung làm việc gì đó mà bị làm phiền, tâm trạng bạn thế nào? Thật khó chịu, đúng không? Sự gián đoạn đột ngột không chỉ phá vỡ luồng ý tưởng, mà còn khiến bạn mất một khoảng thời gian để quay lại với mạch suy nghĩ ban đầu.

Trong một chương trình truyền hình thực tế của Trung Quốc gần đây, con của một người chơi rất yêu thích màn biểu diễn kịch bằng tiếng Quảng Đông nên thường tập luyện theo, bé gái còn sử dụng điện thoại di động để ghi hình lại buổi tập và tự sửa lỗi. Mẹ cô bé thường ở bên xem con tập, nhưng đôi khi lại đưa ra lời nhận xét và đánh giá, chỉ bảo. Đối với yêu cầu của mẹ, bé gái tỏ ý kháng cự, bé nói: chỉ tại vì mẹ đến nên bé không thể tập trung tập luyện. Cuối cùng, bé chỉ đồng ý cho mẹ xem với điều kiện mẹ không được bình phẩm, không được nhận xét bất cứ điều gì nữa.

Hành vi sửa sai cho con của người mẹ khiến cho đứa trẻ rất tức giận. Đối với đứa bé, việc tập luyện theo tiết tấu của riêng chúng không chỉ giúp tự sửa lỗi, mà còn giúp cải thiện các động tác không mạch lạc. Tuy nhiên, mẹ bé gái không tin tưởng, sự góp ý lại vô tình làm gián đoạn nhịp điệu của con gái, ảnh hưởng trực tiếp đến việc tập luyện của con, thậm chí trở thành sự bổ sung thừa thãi.

Xuất phát điểm của người mẹ là tốt, nhưng vì cách làm là sai, cuối cùng dẫn đến thất bại.

1. Sự không tín nhiệm của cha mẹ khiến cho trẻ hình thành tâm lý nổi loạn

Bố của cậu bé Cầu Cầu nói con trai là vua lười học, ông sợ cậu bé lười làm bài tập về nhà nên thường dùng camera để theo dõi tình hình học tập của con và đốc thúc cậu bé. Khi Cầu Cầu bị phát hiện ra lười biếng, người cha thường lập tức răn đe, ông nghĩ chỉ cách đó đứa bé mới tập trung làm bài tập. Sự giám sát của bố khiến Cầu Cầu rất tức giận, đầu óc cũng bắt đầu tính toán, mưu mẹo để tránh sự giám sát của cha.

Cựu tổng thống Pakistan Ayub Khan từng nói: "Niềm tin cũng giống như sợi dây mảnh, đã đứt là khó nối". Khi cha mẹ bắt đầu đối xử với đứa con bằng thái độ thiếu tin tưởng, dưới định kiến này của cha mẹ, trẻ nảy sinh tâm lý dễ nổi loạn, thậm chí làm những việc khiến cha mẹ thêm bất tín.
Những đứa trẻ không được cha mẹ tin tưởng sẽ cư xử thế nào?
Một chuyên gia giáo dục phát triển của Trung Quốc nhận định, trẻ không được mẹ cha tin cậy trước tiên sẽ hình thành tâm lý tự ti, cảm thấy chúng không thể làm gì tốt. Sau đó, trẻ hình thành tâm lý không tin tưởng những người xung quanh.

2. Cha mẹ không tin tưởng con là từng bước đẩy đứa con ra xa mình

Một câu hỏi được đặt ra: Nguyên nhân gì khiến đứa trẻ không muốn giao tiếp với cha mẹ, trong suốt quá trình trưởng thành? Câu trả lời được đồng tình nhất là "Mất niềm tin".

Một người chia sẻ chuyện thời thơ ấu của mình: "Mẹ chẳng bao giờ tin lời tôi nói. Khi tôi còn đi học, mẹ thường gọi cho giáo viên và nói: 'Con tôi bảo không có bài tập về nhà, có phải thế không?'. Khi tôi hỏi mẹ tại sao lại hỏi cô mà không trực tiếp hỏi tôi, tại sao khi tôi nói rằng không có bài về nhà, mẹ phớt lờ, còn giải thích rằng sợ tôi lười, giấu bài tập nên làm vậy. Bà còn thường xuyên vứt tiền ở những nơi dễ thấy để thử lòng tôi, xem tôi có lấy trộm không. Cách hành xử thiếu tin cậy của mẹ để lại một lỗ hổng lớn trong tâm trí tôi, khiến tôi luôn nghi ngờ mẹ đang kiểm tra mình, không tin mình. Tôi rất ít trò chuyện, tâm sự với mẹ".

Rõ ràng, sự thiếu tin tưởng của cha mẹ đẩy đứa trẻ xa rời họ từng bước.

3. Cha mẹ không tin tưởng, trẻ bị tổn hại năng lực

Khi thiên tài Edison 8 tuổi, ông từng đặt ra câu hỏi với giáo viên: vì sao 2+2=4?.Vì câu hỏi này, ông bị giáo viên cho là chậm chạp, năng lực thấp.

Tuy nhiên, mẹ Edison, người luôn tin tưởng con trai mình, đã luôn kiên nhẫn dạy dỗ cậu bé. Dưới sự dìu dắt của mẹ, Edison say mê đọc sách - thói quen này trở thành nền tảng cho những phát minh lớn trong tương lai của cậu.

Nếu người mẹ tin vào lời giáo viên, tin rằng con trai mình là một đứa trẻ kém cỏi, thế giới sẽ không có vua của những phát minh sau này.

Một đứa trẻ tình nguyện giúp mẹ lau nhà, nhưng mẹ thay vì khuyến khích, lại nói: "Đừng kéo lê cái khăn nữa, con làm ướt nhẹp cả sàn". Hoặc khi trẻ muốn rửa bát, bố cáu kỉnh: "Con đi đi, đừng động vào và làm vỡ bát". Khi trẻ muốn thử nghiệm những thứ mới mẻ, bố mẹ đã tạt gáo nước lạnh: "Chưa đến tuổi làm việc đó, đừng phí thời gian". Rõ ràng, cha mẹ đã kìm hãm sự tự tin của đứa trẻ, không tin tưởng vào năng lực của bé, làm hạn chế ham muốn học tập của bé.

Theo thời gian, trẻ dần rơi vào cảm giác bất lực khi không thể được trải nghiệm, do sự kiểm soát bên ngoài. Khi gặp phải bất cứ việc gì, chúng sẽ tự khắc rụt lại, biến mình trở thành đáng thương, đúng như những lời bố mẹ chúng thốt ra.

4. Vậy làm thế nào, để thể hiện được sự tin tưởng với trẻ?

Điều quan trọng là để đứa trẻ cảm nhận được tình yêu, sự tin cậy nơi bố mẹ. Nhà tâm lý học Alfred Adler (Australia) từng nói: "Người may mắn là người được chữa lành tổn thương trong thời thơ ấu, người không may mắn là người phải dùng cả cuộc đời để chữa lành những thương tổn ấu thơ".

Thế nên, sự tin tưởng con, để con được cảm nhận thực sự thấy tình yêu, sự tự do sẽ quan trọng hơn rất nhiều so với sự hài lòng về vật chất. Trong quá trình đó, cần chú ý ba điểm quan trọng:

- Cho trẻ cơ hội tự giác

Nhiều cha mẹ phải nghĩ nát óc, trăm phương ngàn kế để xử phạt lỗi lầm của trẻ, uốn nắn trẻ, nhưng không vì thế mà trẻ ngoan hơn. Trong trường hợp này, người cha/mẹ phải đặt câu hỏi: Đây liệu có phải là cách đúng đắn để giáo dục con ngay từ đầu?

Một người mẹ tên Tử Kỳ, vì vợ chồng đều rất bận rộn, nên cô thường tranh thủ thảo luận với con trai để con chủ động với việc làm bài tập về nhà. Bởi tôn trọng sự phát triển kỷ luật, tự giác của con, nên trước khi rời đi, cô không hề cất các thiết bị điện tử (di động, Ipad.. ) mà vẫn để chúng trên phòng khách.

Buổi tối, khi xong việc trở về nhà, cô thấy con đã hoàn tất bài tập, ra chào mẹ và chuẩn bị đánh răng. Các thiết bị điện tử vẫn cứ ở trong phòng khách. Tử Kỳ chia sẻ rằng cô và con đã có những cam kết riêng và cô không bao giờ cố tình kiểm tra hành vi của con. Sự tự giác, tự kỷ luật của con khiến cô cảm thấy khá bất ngờ, nhưng cô tin rằng trẻ tự nhiên sẽ có xu hướng hoàn thành những việc mà cha mẹ tin tưởng.

- Hiểu nguyên nhân, cho trẻ cơ hội được tin tưởng

Có một câu chuyện gây xôn xao trên mạng xã hội cách đây ít lâu: Cô con gái không chịu ngủ một mình vào ban đêm, bé nói nhìn thấy một con ma. Người bố, dù không tin vào câu chuyện, nhưng kiên nhẫn hỏi con: Con ma ấy trông thế nào, con nhìn thấy nó khi nào? Cô con gái nói rằng trên đường từ trường về tới nhà, bé cảm thấy luôn có con ma đi theo, nhưng khi quay lại, con ma biến mất. Để xác nhận lời của con gái, người cha đã bí mật đi theo con, và thật bất ngờ, ông phát hiện ra có một kẻ đang đi theo con gái. Ông báo cảnh sát, phát hiện đó là kẻ có tiền sử bắt cóc trẻ em. Chính việc lắng nghe những lời tưởng như vô nghĩa của trẻ và việc tìm hiểu cẩn thận nguyên nhân câu chuyện trẻ nói, đã giúp người cha tránh bi kịch.

- Luôn tin con là tốt nhất

So với những lời từ chối tiêu cực của cha mẹ, đứa trẻ thường sẵn sàng hướng tới lời cha mẹ nói với nó: "Con thử xem sao".

Trường hợp bé gái Nữu Nữu là một ví dụ điển hình. Nữu Nữu vì đam mê mà tham gia vào lớp nhảy, nhưng rồi cô bé lập tức mất hứng thú. Lý do: bé nhập lớp khá muộn, các bạn đã biết những bài nhảy phức tạp, còn Nữu Nữu mới chỉ học các kỹ năng cơ bản. Trong khi các bạn rậm rịch lên sân khấu biểu diễn, Nữu Nữu vẫn bận học các kỹ năng cơ bản nhất. Cô bé về thì thầm với mẹ đầy chán nản: "Mẹ ơi, có phải con ngu ngốc lắm không?".

Mẹ Nữu Nữu hỏi con: "Hôm nay con có tiến bộ hơn ngày hôm qua không? Có chứ? Chúng ta đang tiến bộ mỗi ngày, thế là tuyệt vời nhất".

Với sự động viên của mẹ, cộng với nền tảng vũ đạo vững chắc, sự tự tin dần được củng cố, Nữu Nữu dù bắt đầu muộn, tốc độ tiến bộ ngày một nhanh hơn. Mọi người nói Nữu Nữu là "vịt hóa thiên nga" trên sân khấu, nhưng mẹ cô bé từ đầu luôn tin tưởng, Nữu Nữu thực sự là một cánh thiên nga.

Trung tâm Nghiên cứu Thanh thiếu niên Trung Quốc đã thực hiện một cuộc khảo sát tại 6 tỉnh, thành phố bao gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Đông, Vân Nam, Cam Túc, Hà Nam, với câu hỏi thăm dò: "Câu mà con muốn nói với cha mẹ nhất là gì". Kết quả cho thấy câu "Hãy tin con" đứng đầu, với tỉ lệ phiếu bầu lên tới 63,5%. Điều này cho thấy tầm quan trọng không thể phủ quyết của việc trẻ em được cha mẹ tin cậy.

Thùy Linh (Theo Aboluowang)

11 bệnh có thể ngừa chỉ nhờ ăn một quả lê mỗi ngày,



11  bệnh  có  thể  ngừa  chỉ  nhờ  ăn  một  quả  lê  mỗi  ngày,  thuốc  quý  cũng  chưa  chắc  tốt  bằng

Ngày 9 Tháng 11, 2019 -giadinh.net



Quả lê vào mùa thu rất ngon, rất giàu chất dinh dưỡng là loại quả được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên khi ăn lê cũng phải cần phải biết cách ăn để cơ thể hấp thụ tốt nhất các chất dinh dưỡng có trong quả lê.

Quả lê rất giàu chất dinh dưỡng: nhiều nước, chất béo, protein, carbohydrat, xơ, canxi, phospho, sắt, vitamin PP, các vitamin nhóm P, C, betacaroten, axit folic. Lê ăn sống, ép ra nước, nấu hay hấp cũng đều có tác dụng chữa bệnh rất tốt.
11 bệnh có thể ngừa chỉ nhờ ăn một quả lê mỗi ngày, thuốc quý cũng chưa chắc tốt bằng - Ảnh 1.
Ngoài là vị thuốc quý trị bệnh đường hô hấp, lê còn được dùng chữa các bệnh ở tuần hoàn, tim mạch, tăng huyết áp, tiêu hoá, bệnh gan, nhãn khoa, răng - hàm - mặt, bệnh xương khớp kể cả thống phong (gút), dưỡng da. Hơn nữa, lê còn được biết đến là thực phẩm chống ung thư rất tốt, đặc biệt là ăn vào mùa thu.
Ăn quả lê mỗi ngày sẽ nhận được những lợi ích sau đây:
- Bổ sung chất xơ cho cơ thể: Bạn có thể bổ sung 25-30g chất xơ nếu dùng lê hàng ngày, từ đó có thể kiểm soát lượng đường trong máu.
- Phòng ngừa viêm nhiễm: Các chất trong quả lê có khả năng chống viêm cao, giúp giảm đau và viêm do các bệnh viêm khớp gây ra.
- Cải thiện tiêu hóa: Do lê có nhiều chất xơ nên sẽ giúp bạn phòng ngừa tiêu chảy, táo bón, phân lỏng.

11 bệnh có thể ngừa chỉ nhờ ăn một quả lê mỗi ngày, thuốc quý cũng chưa chắc tốt bằng - Ảnh 2.
- Chống lại tác hại của các gốc tự do: Lê có chứa khoáng chất đồng (Cu), vitamin C và K, những chất có lợi cho cơ thể. Các chất này giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác động có hại của gốc tự do.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Lê có chứa nhiều loại vitamin như B2, B3, B6, C và K. Ngoài ra, lê còn giàu các khoáng chất như canxi, folate, magie, đồng và mangan; góp phần tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, vitamin C sẽ giúp bạn giảm mệt mỏi và suy nhược. Vitamin C còn bảo vệ ADN, duy trì quá trình trao đổi chất lành mạnh, sửa chữa tế bào và ngăn chặn đột biến tế bào.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Lê có chứa nhiều chất anthocyanin, giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Bạn nên ăn cả vỏ quả lê vì các chất dinh dưỡng đều tập trung ở vỏ.
- Giảm cholesterol: Pectin và chất xơ trong quả lê có thể giúp giảm mức cholesterol trong máu.
- Tăng cường sức khỏe tim mạch: Lê có chứa nhiều chất chống oxy hóa, có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

11 bệnh có thể ngừa chỉ nhờ ăn một quả lê mỗi ngày, thuốc quý cũng chưa chắc tốt bằng - Ảnh 3.
-  Giảm cân: Ngoài chất xơ, quả lê còn có hàm lượng calo thấp, rất thích hợp cho những người đang giảm cân. 1 quả lê cung cấp khoảng 100 calo, do đó bổ sung lê vào chế độ ăn hàng ngày có thể giúp bạn no lâu.
- Phòng ngừa loãng xương: Lê có chứa nhiều boron, khoáng chất vi lượng giúp cơ thể hấp thụ canxi, vì vậy rất tốt cho xương. Nếu thiếu boron, cơ thể sẽ khó hấp thụ các khoáng chất như photphat, magie… Các khoáng chất này sẽ nhanh chóng đào thải ra khỏi cơ thể, do đó xương dễ bị loãng và gãy, các khớp dễ bị vôi hóa.

11 bệnh có thể ngừa chỉ nhờ ăn một quả lê mỗi ngày, thuốc quý cũng chưa chắc tốt bằng - Ảnh 4.
- Phòng ngừa ung thư: Chất xơ trong quả lê kết dính các axit mật thứ cấp, do đó phòng ngừa ung thư ruột già và các vấn đề ở ruột.
Các bài thuốc từ quả lê
1. Lê đường phèn: Cắt ngang phần núm, khoét bỏ lõi hột, cho mật ong hoặc đường phèn vào rồi chưng cách thủy chín, ăn cái uống nước. Dùng trường hợp "háo phổi" ho khan do phế nhiệt, phụ nữ có thai hay bị nôn.
2. Nước lê - ngó sen: Lê 500g gọt vỏ bỏ hạt, vắt lấy nước. Ngó sen 500g bỏ đốt, lọc vỏ, thái vụn vắt lấy nước. Trộn 2 thứ với nhau, uống thay nước, chữa ho khan, họng khô khát.

11 bệnh có thể ngừa chỉ nhờ ăn một quả lê mỗi ngày, thuốc quý cũng chưa chắc tốt bằng - Ảnh 5.

3. Lê - xuyên bối: Lê gọt vỏ bỏ hạt, cắt núm, khoét bỏ lõi, cho 10g bột xuyên bối mẫu, đường phèn 30g cho vào trong lê. Hấp ăn trong 1-2 lần sáng tối. Ho kéo dài, khan hoặc đờm đặc.
4. Lê - củ cải: Lê 1kg (gọt vỏ, bỏ hạt), củ cải trắng 1kg, gừng sống 250g, sữa đặc 250g, mật ong 250ml. Lê, củ cải, gừng vắt nước riêng từng thứ.

11 bệnh có thể ngừa chỉ nhờ ăn một quả lê mỗi ngày, thuốc quý cũng chưa chắc tốt bằng - Ảnh 6.
Cho nước lê, củ cải vào nồi nấu sôi mạnh rồi dịu xuống cho chín nhừ sền sệt như keo thì cho nước gừng, sữa nóng, mật ong khuấy đều, đun tiếp nhỏ lửa cho đến khi sôi thì bắc ra, để nguội cho vào bình. Thích hợp với chứng phế âm hư nhược (sốt về chiều, ho kéo dài, đờm ít và đặc, táo bón, tiểu tiện vàng và ít, suy nhược).
Theo Khám phá