6 hành vi ở trẻ cần đề phòng vì không chỉ hại sức khỏe, còn có thể mất mạng
Ngày
4 Tháng 11, 2019-giadinh.net
6
hành vi ở trẻ cần đề phòng vì không chỉ hại sức khỏe, còn có thể mất mạng .
Trẻ nhỏ rất cần được bảo
vệ và chú ý bởi chúng rất dễ bị tổn thương. Ngay cả những hành vi tưởng chừng
như rất đơn giản cũng có thể gây tổn hại tới chúng.
Trẻ nhỏ cơ thể chưa phát
triển hoàn chỉnh, hệ miễn dịch còn kém nhưng lại có bản tính tò mò và hiếu động
nên rất dễ gặp nguy hiểm. Đôi khi trẻ có những hành vi mà chúng ta ngỡ như bình
thường nhưng thực tế nó có thể rất nguy hiểm, các bậc phụ huynh cần đặc biệt
lưu ý.
1. Ngồi
chân chữ W
Một số trẻ thích ngồi ở
tư thế chữ W vì chúng cảm thấy thoải mái. Các bác sĩ cho rằng vị trí này không
tốt cho sức khỏe của trẻ. Ở vị trí W, phần thân trên được cố định vì vậy trẻ rất
khó xoay và hạn chế sự di chuyển của trẻ. Điều này sẽ khiến trẻ khó học cách giữ
thăng bằng và tham gia các trò chơi vận động.
Bên cạnh đó, vị trí W có
thể gây rắc rối ở trẻ em dễ bị dịch chuyển khớp. Điều này đặc biệt xấu đối với
những trẻ có tiền sử mắc các vấn đề về trương lực cơ và chứng loạn sản khớp.
Do đó, nếu thấy con thường
xuyên ngồi chân chữ W, hãy khuyến khích trẻ ngồi ở tư thế an toàn hơn.
2. Đi nhón
chân
Đôi khi trẻ mới bắt đầu
biết đi có thể di chuyển như những vũ công ba lê bằng cách đi nhón mũi chân.
Ban đầu, điều này có thể trông hài hước, tuy nhiên, nếu bạn thấy nó xảy ra thường
xuyên, bạn nên dẫn con đi khám.
Việc trẻ đi nhón chân thường
không có nguyên nhân chính xác. Tốt nhất nên kiểm tra sinh lý và thần kinh của
trẻ để đảm bảo mọi thứ đều ổn.Tuy nhiên, kiểu đi bộ này cũng có thể là một dấu
hiệu đáng lo ngại: đi bộ bằng ngón chân thường chỉ ra một số tình trạng sức khỏe
nghiêm trọng.
3. Nghiến răng khi ngủ
Một số người tin rằng lý
do nghiến răng là sán dây. Nhưng các bác sĩ nói rằng nghiến răng ở trẻ em có thể
có 2 lý do: tâm lý và giải phẫu.
Nguyên nhân tâm lý của việc
nghiến răng ở trẻ là vì căng thẳng và lo lắng. Thông thường, trẻ em nghiến răng
vào ban đêm sau một ngày mệt mỏi hoặc một sự kiện căng thẳng nào đó (như tranh
luận với bạn bè, phát biểu trước lớp,...).
Lý do giải phẫu là do các
răng hàm trên và hàm dưới mọc lệch lạc, răng không thẳng hàng, không khít khi
khép 2 hàm răng sẽ dẫn đến chỗ tiếp xúc giữa 2 hàm răng không tốt, không ăn khớp
nhau làm trẻ khó chịu. Theo phản xạ, hai hàm răng sẽ có xu hướng cọ xát vào
nhau, nghiến chặt lại và nghiến răng sẽ làm trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
Trong cả hai trường hợp,
bạn nên đưa con đến nha sĩ để tránh các vấn đề về răng trong tương lai.
4. Ít giao tiếp bằng mắt
Nhiều người biết rằng đây
là dấu hiệu đầu tiên của bệnh tự kỷ. Nhưng tất nhiên, bạn không nên chỉ dựa vào
dấu hiệu này và bắt đầu lo lắng bởi đó chỉ là một trong nhiều triệu chứng. Ví dụ,
nhiều em bé không nhìn vào mắt người khác, chúng thường chỉ nghe thấy âm thanh
của giọng nói và nhìn qua khuôn mặt. Điều này không có nghĩa là họ mắc chứng tự
kỷ. Để đưa ra chẩn đoán này, các bác sĩ cần một loạt các triệu chứng, và thiếu
giao tiếp bằng mắt chắc chắn là không đủ.
Một danh sách các triệu
chứng tự kỷ bao gồm, thiếu giao tiếp bằng mắt, các vấn đề về lời nói, khó khăn
trong việc thể hiện nhu cầu. Nhưng ngay cả trong những trường hợp này, các bác
sĩ không dễ dàng đưa ra chẩn đoán. Tất cả trẻ em là khác nhau, một số phát triển
nhanh hơn và một số phát triển chậm hơn nên không thể dễ để đưa ra chẩn đoán
chính xác ngay ban đầu.
5. Trẻ thích xem điện thoại, máy tính bảng
Tác hại của việc xem điện
thoại quá nhiều đã được nói đến trong rất nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên trong bài
viết này muốn nhấn mạnh về việc trẻ nằm ngửa xem điện thoại có thể nguy hiểm thế
nào.
Một điện thoại thông minh
nặng khoảng 200 gram, một máy tính bảng nặng khoảng 500 gram. Dù không quá nặng
nhưng khi trẻ nằm ngửa cầm điện thoại sẽ rất dễ bị rơi vào mặt. Và hậu quả sẽ rất
khó nói, nếu em bé chưa tròn 5 tuổi, xương mặt vẫn còn khá mềm và chúng có thể
bị tổn thương nghiêm trọng, bầm tím, bị chảy máu.
Gần đây, những trường hợp
này đã trở nên rất thường xuyên, đến mức chúng đứng ở vị trí thứ 5 trong danh
sách các thương tích phổ biến nhất trên thế giới.
6. Trẻ nghịch
bóng bay
Những đồ chơi thông thường
này có thể nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ em vốn thích cho mọi thứ vào miệng.
Theo bác sĩ Mariann M. Manno tại một trường y ở Massachusetts giải thích, khi một
quả bóng nổ tung, các mảnh của quả bóng có thể vô tình lọt vào cổ họng và chặn
hoàn toàn hơi thở của trẻ. Nếu không cứu kịp thời có thể gây tử vong.
Theo Khám phá
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét