Ðôi chút về xót thương và khiêm nhường
Thứ Sáu, 15 Tháng
Mười Một, 2019-ĐGM GB Bùi Tuần,
1.
Càng
già yếu, tôi càng khao khát được có người nâng đỡ mình. Tôi cầu xin điều đó với
Chúa và Ðức Mẹ. Tôi đã được ơn xin.
Nhiều
người đã đỡ nâng tôi. Họ thuộc nhiều thành phần trong xã hội và trong Hội
Thánh. Nhưng tất cả đều có chung hai đức tính này:
Một
là giàu xót thương.
Hai
là sâu khiêm nhường.
2.
Xót
thương và khiêm nhường của họ trở thành lương thực thiêng liêng nuôi dưỡng tôi.
Lương thực thiêng liêng đó cho tôi sức mạnh, để tôi vượt qua được những khổ đau
xác hồn chồng chất trong tôi.
3.
Dần
dần, tôi coi những người xót thương và khiêm nhường như những người thuộc về
Chúa, được Chúa sai đi để làm chứng cho Chúa, và trở thành dụng cụ Chúa dùng để
cứu đời.
4.
Xin
đưa ra một ví dụ, đó là thánh Mactinô giám mục thành Ranh, nước Pháp.
Hồi
đó, ngài là một sĩ quan quân đội. Một hôm một mình ngồi trên ngựa đi công vụ.
Tới một quãng đường vắng, ngài thấy một người nằm co ro rét lạnh bên đường.
Ngài liền xuống ngựa, lấy kiếm đang đeo cắt đôi chiếc áo choàng đang mặc, rồi
khoác trên người đó, với vài lời an ủi chân thành. Ðêm sau, Chúa Giêsu hiện ra
với Mactinô và nói: Người được Mactinô xót thương
đó chính là Giêsu đây.
5.
Mactinô
đã xót thương trong khiêm nhường kín đáo. Mactinô sau đó đã đi tu, rồi làm Giám
mục. Ngài xây dựng giáo đoàn bằng xót thương và khiêm nhường.
6.
Ðiều
làm tôi vui nhất nơi thánh Mactinô giám mục là ngài được sống với Chúa, và nhất
là được chết trong Chúa, để được ở bên Chúa đời đời trong cõi sau.
7.
Riêng
tôi, càng ngày càng cảm nhận thấy những người như thánh Mactinô giám mục là
điều nên khát khao rất nhiều cho Hội Thánh của mình.
Lúc
này, hơn lúc nào hết, địa phương mà tôi phục vụ, đang rất đề cao những tôn giáo
tập trung vào xót thương và khiêm nhường. Nếu Công giáo của tôi lại tập trung
vào hướng khác, thì sẽ sai lầm lớn, nhất là khi xót thương và khiêm nhường lại
chính là giá trị căn bản, mà Chúa Giêsu đã đề cao trong chương trình cứu chuộc
của Chúa.
8.
Rất
may là tại Việt Nam hôm nay, ngay chính tại địa phương này, những người như
thánh Mactinô giám mục không phải là hiếm. Họ vẫn xót thương. Và vì khiêm
nhường, nên họ tránh phô trương.
9.
Ðang
khi đó, nếu có những ồn ào phô trương về những việc xót thương mình làm, thì đó
là điều không do Chúa, mà là do Satan.
10.
Thánh
Gioan tông đồ, trong thư thứ nhất của ngài, đã cảnh giác
một cách thảm thiết, về nguy cơ các thần mà ngài gọi là
tà thần và ác thần, hoạt động trong chính Hội Thánh Chúa.
11.
Thiết
tưởng cảnh giác đó của thánh Gioan tông đồ cũng nên được chúng ta quan tâm lúc
này. Bởi vì có nhiều dấu chỉ cho phép lo về sự Satan đang phá Hội Thánh bằng
việc phá rối xót thương và khiêm nhường bằng nhiều cách tinh vi.
12.
Cái
khó nhất chính là sự thiếu khiêm nhường.
Quỷ
Lusiphe đã trở nên phản loạn vì thiếu khiêm nhường, nên bị đuổi ra khỏi thiên
đàng, phải xuống hỏa ngục.
Tổ
tông loài người xưa đã trở nên kẻ không vâng phục Chúa, vì thiếu khiêm nhường,
nên bị Chúa đuổi ra khỏi vườn địa đàng.
Chúa
Giêsu đã dùng khiêm nhường để cứu loài người sa ngã.
Khiêm
nhường là giá trị cứu độ. Thiếu khiêm nhường là tự quyết định và tự lựa chọn
cho mình hỏa ngục làm chốn ở đời đời của mình.
13.
Ðể
đối phó với Satan và bè lũ ác thần đang quấy phá xót thương và khiêm nhường,
Ðức Mẹ dạy tôi hãy cầu xin Chúa ban cho ơn bình an của Chúa.
14.
Vâng
lời Mẹ, hằng ngày tôi vẫn cầu xin Chúa thương ban ơn bình an của Chúa cho tôi,
cho các người thân thuộc, cho Hội Thánh của tôi, cho Quê Hương của tôi.
15.
Bình
an, mà Chúa ban cho tôi, được tôi cảm nghiệm như một sự sống kết hợp mật
thiết với Chúa, theo lời Chúa Giêsu đã cầu nguyện xưa: “Lạy Cha, Cha ở
trong con, và con ở trong Cha, để họ cũng ở trong chúng ta” (Ga
17,21). Tôi cảm thấy rất rõ Chúa là tình yêu giàu lòng thương xót, sống động,
gần gũi, liên đới cách riêng với những người nghèo khổ.
16.
Khi
được kết hợp với Chúa một cách mật thiết như vậy, tôi cảm thấy mình được bình
an. Tôi được Chúa dạy phục vụ thì phải làm gì, ở đâu, lúc nào, cách nào. Cụ thể là đừng để Hội Thánh
trở nên giàu có giữa đám đông nghèo.
17.
Với
ơn bình an đó, tôi vui mừng mang trong mình những khổ đau và những phấn đấu,
nhất là tôi biết học xót thương và khiêm nhường trong phục vụ. Và cứ thế, tôi
phó thác mình cho Chúa, để dù sống dù chết, tôi vẫn ở trong Chúa là hạnh phúc
của tôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét