Thứ ba, 17/12/2019-VnExpress.net
Các nhà nghiên cứu phát hiện cư dân bản xứ đẽo những bức tượng
mặt người khổng lồ để giúp vụ mùa sinh sôi.
Tượng đá Moai trên đảo Phục sinh. Ảnh: Amaze Labg đầu tượng đá cự t
|
Sau 5 năm nghiên cứu hai đầu tượng Moai ở trung tâm mỏ đá Rano Raruko, các chuyên gia ở Đại học California, Los Angeles (UCLA) nhận thấy chính quá trình đẽo tượng diễn ra từ thế kỷ 13 đến 16 đã biến mỏ đá thành nơi trồng trọt lý tưởng cho nông nghiệp. Việc sản xuất hàng trăm đầu tượng làm xáo trộn các lớp đất, mang đá nền giàu dưỡng chất lên bề mặt. Kết hợp với nguồn cung cấp nước ngọt dồi dào, điều này cho phép chuối, khoai sọ và khoai lang sinh sôi trên mặt đất. Phân tích hóa chất trong lớp đất quanh tượng Moai cũng cho thấy chất đất màu mỡ hơn bất kỳ nơi nào khác ở đảo.
Người cổ đại đẽo tượng Moai ở Rano
Raruko trước khi vận chuyển tới nơi khác, trừ một số bức tượng để lại mỏ đá
nhằm phục vụ nghi thức. Hai tượng Moai còn sót lại ở mỏ đá được khai quật trong
dự án kéo dài 5 năm của nhà nghiên cứu Jo Anne Van Tilburg ở UCLA, giám đốc Dự
án tượng đảo Phục sinh.
Quá trình đẽo tượng làm tăng độ màu
mỡ cho đất. Đá nền do các công nhân đào lên chứa nhiều đất sét, cung cấp chất
dinh dưỡng cần thiết cho hoa màu. Kết quả kiểm tra toàn diện lớp đất quanh đầu
tượng hé lộ sự tồn tại của canxi và photpho, những chất hóa học quan trọng giúp
cây phát triển.
Hai tượng Moai dùng để phân tích
trong nghiên cứu được lựa chọn cẩn thận theo vị trí và cách đặt tượng. Các công
nhân chôn vùi tượng gần như hoàn toàn dưới lớp đất vào khoảng năm 1510 - 1645.
Cả hai tượng đều đặt thẳng đứng, một đặt trên bệ và tượng còn lại đặt trong hố
sâu, cho thấy người đại cố ý đặt chúng ở đó.
An
Khang (Theo Phys.org)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét