Tập tục đón Giáng sinh "khác thường" khắp thế giới (P1)
LĐO |
Nhiều phong tục đón Giáng sinh kỳ lạ ở nhiều nước. Ảnh: HE.
00:00
02:31
Người dân khắp nơi trên thế giới chào đón Giáng sinh theo cách thức riêng như trang trí cây Giáng sinh với hình những mạng nhện ở Ukraina, đi ăn gà rán KFC vào đêm Giáng sinh ở Nhật Bản…
"Quái vật" Giáng sinh ở Áo
Trẻ em thường quen thộc với ông già Noel hay Santa Claus hay Thánh Nick hiền hòa, vui vẻ và tặng quà trẻ dịp Giáng sinh. Nhưng ở Áo thì ngược lại lại, một nhân vật đáng sợ được gọi là "Krampus" - chuyên đi trên phố dịp Giáng sinh để tìm kiếm những đứa trẻ không ngoan.
Trong suốt tháng 12, ở Áo có thể dễ dàng gặp những người đeo mặt nạ kiểu quái vật đáng sợ xuất hiện trên đường phố khiến trẻ em và thậm chí cả người lớn sợ hãi. Thậm chí, có cả một lễ diễu hành thường niên của các Krampus.
"Đại hội" trượt patin Caracas, Venezuela
Ở thủ đô Caracas, Venezuela, cư dân thành phố hòa vào đám đông sáng ngày Giáng sinh với đôi giày trượt patin. Truyền thống này hình thành và phát triển tới mức hiện nay nhiều tuyến phố đóng cửa từ lúc 8h sáng ngày Giáng sinh để những người trượt patin có thể an toàn tới nhà thờ.
Có những giai thoại rằng trẻ em buộc dây giày trượt patin vào ngón chân từ đêm hôm trước và treo chân giày còn lại ở cửa sổ để bạn bè có thể kéo dây và đánh thức vào sáng hôm sau.
Mặc quần áo mới ở Iceland
Một trong những ngày hội truyền thống kỳ lạ nhất là từ Iceland với câu truyện dân gian về một con mèo khổng lồ đi lang thang ở những vùng nông thôn, thị trấn đầy tuyết phủ trong dịp Giáng sinh. Con mèo Yule sẽ ăn thịt những người không nhận được bất kỳ bộ quần áo mới nào trước đêm Giáng sinh.
Theo truyền thống, nông dân Iceland ấy mèo Yule để nhắc nhở người làm của họ - những người làm việc chăm chỉ sẽ nhận được một bộ quần áo mới, những người không sẽ bị con mèo khổng lồ ăn thịt. Ngày nay, mọi người ở Iceland sẽ có quần áo mới cho Giáng sinh.
Trang trí hình mạng nhện ở Ukraina
Truyền thống đón Giáng sinh ở Ukraina có lẽ không dành cho những người sợ nhện. Thay cho trang trí cho Giáng sinh bằng những món đồ trang trí, dây kim tuyến và những ngôi sao, ở Ukraina, người dân trang trí Giáng sinh bắt chước hình mạng nhện lấp lánh sương.
Truyền thống này bắt nguồn từ câu chuyện dân gian về gia đình góa phụ nghèo không đủ tiền để mua đồ trang trí cây giáng sinh cho các con. Những con nhện trong nhà góa phụ thương cho hoàn cảnh gia đình đã làm những mạng nhện xinh đẹp treo khắp cây. Nhờ thế, khi trẻ con trong nhà thức dậy vào sáng Giáng sinh đã vui vẻ. Mạng nhện cũng được xem là vật may mắn trong văn hóa Ukraina.
Ăn gà rán KFC ở Nhật Bản
Năm 1974, nhà hàng thức ăn nhanh KFC của Mỹ tại Nhật Bản đã phát động chiến dịch tiếp thị với khẩu hiệu đơn giản: "Kurisumasu ni wa kentakkii!" (Kentucky cho Giáng sinh!). Kể từ đó đã hình thành truyền thống ở quốc đảo mặt trời mọc cho tới ngày nay.
Dù Giáng sinh không phải dịp nghỉ lễ quốc gia ở Nhật Bản, nhiều gia đình ở nước này vẫn tới các cửa hàng KFC địa phương để ăn một bữa đặc biệt cho đêm Giáng sinh.
THANH HÀ
Tập tục đón Giáng sinh "khác thường" khắp thế giới (P2)
LĐO |
00:00
02:10
Ăn sâu bướm ở Nam Phi, trẻ em Italia chờ phù thủy Belfana phát quà đêm Giáng sinh thay vì ông già Noel… là những tập tục đón Giáng sinh kỳ lạ ở các nước trên thế giới.
Đức: Treo củ quả muối lên cây Giáng sinh
Truyền thống cây Giáng sinh được truyền bá khắp thế giới ngày nay được cho là bắt nguồn ở Đức từ thế kỷ 16. Tới ngày nay, ở Đức vẫn có một số tập tục thú vị liên quan tới cây trang trí Giáng sinh. Một trong những tập tục này là giấu củ quả muối ở một nhánh cây nào đó và treo thưởng cho bất cứ trẻ nhỏ nào trong gia đình tìm thấy nơi giấu rau củ muối.
Có ý kiến cho rằng truyền thống này có thể không phải là người Đức. Có truyền thuyết cho biết, việc để củ quả muối xuất phát từ Tây Ban Nha khi hai cậu bé bị giam giữ trong một thùng rau củ muối và Thánh Nicholas đã giải cứu các cậu bé này.
Phần Lan: Xông hơi
Nhiều gia đình ở Phần Lan có trang bị phòng tắm hơi riêng và vào dịp Giáng sinh đây trở thành không gian linh thiêng có liên quan tới hoạt động tưởng nhớ tổ tiên của họ.
Vào đêm Giáng sinh, người Phần Lan có tập tục cởi trần và đi vào thực hiện phần lễ nghi trong nhà tắm hơi - nơi được cho là nhà của "người tí hon" tắm hơi huyền thoại. Sau lễ ở nhà tắm hơi, người Phần Lan sẽ dự một lễ kỷ niệm buổi tối để tưởng nhớ tổ tiên.
Hà Lan: Giày bên bếp lửa
Hàng năm vào những ngày trước ngày 5.12, trẻ em Hà Lan háo hức đặt giày bên bếp lửa với hy vọng Sinterklaas (hay Thánh Nicolas, tức ông già Noel) sẽ để những món quà vào đó trong đêm.
Theo truyền thống, cà rốt được để trong giày cho bạn đồng hành của Sinterklaas - một con ngựa trắng tên là Amerigo.
Thời xa xưa, những đứa trẻ không vâng lời sẽ nhận được một củ khoai tây làm quà nhưng hiện tại thì hình phạt này đã không còn thích hợp.
Italia: Phù thủy Belfana
Ở Italia, mọi thứ dành cho Giáng sinh diễn ra vào đêm 5.12. Theo quan niệm dân gian, một bà già tên là Belfana sẽ thăm tất cả trẻ em ở Italia và để lại trong những đôi tất của trẻ bánh kẹo và những món quà Giáng sinh nếu trẻ ngoan.
Giống ông già Noel, phù thủy Belfana vào nhà qua ống khói và được trẻ em thiết đãi các món ăn, thường là rượu và đồ ăn địa phương.
Nam Phi: Sâu bướm chiên
Thay vì những món ăn Giáng sinh điển hình như gà tây, ở Nam Phi, món ăn được trẻ em địa phương trông đợi dịp này là sâu bướm chiên. Đây dường như là một trong những truyền thống Giáng sinh kỳ lạ nhất thế giới. Những con sâu bướm chiên này là loại sâu bướm hoàng đế hay sâu bướm Giáng sinh.
THANH HÀ
Tập tục đón Giáng sinh "khác thường" khắp thế giới (P3)
LĐO |
00:00
02:48
Người dân Na Uy có phong tục giấu chổi đi còn người dân Thụy Điển lại quây quần xem phim hoạt hình Vịt Donald trong dịp Giáng sinh.
Na Uy: Những phù thủy bay
Theo văn hóa dân gian Na Uy, đêm Giáng sinh là thời khắc những linh hồn lưu lạc và các phù thủy sẽ bay trên bầy trời để gieo tai họa và gây rắc rối.
Vì phương tiện di chuyển ưa thích của phù thủy là chổi, nên theo truyền thống, các gia đình Na Uy giấu bất cứ vật dụng để quét dọn nào có gắn gậy tương tự như chổi để phù thủy không thể tìm ra.
Thụy Điển: Xem hoạt hình vịt Donald
Mỗi dịp Giáng sinh, các gia đình khắp Thụy Điển sẽ cùng nhau ngồi lại trước màn hình ti vi lúc 15h chiều để xem Vịt Donald. Có một tập phim đặc biệt cho Giáng sinh từ năm 1958 là "Kalle Anka och hans vänner önskar God Jul" hoặc "Vịt Donald và những người bạn chúc bạn một Giáng sinh vui vẻ".
Truyền thống này bắt nguồn từ những năm 1960 khi những chiếc ti vi là mặt hàng mới ở Thụy Điển và chỉ có 2 kênh được phát sóng, một trong số 2 kênh này đã phát phim hoạt hình Disney vào Giáng sinh.
New Zealand: Cây Noel riêng
Cây thông Noel thường được dùng để trang trí dịp Giáng sinh ở nhiều nơi trên thế giới nhưng ở New Zealand có một loại cây riêng cho dịp này - cây pohutukawa.
Đây là loài cây bản địa của New Zealand có rễ xù xì và hoa màu đỏ thẫm. Cây này lần đầu tiên được nhà địa chất học người Áo Ferdinand von Hochstetter đề cập năm 1867. Ông mô tả người dân địa phương trang trí nhà thờ và nhà ở bằng những càn cây rực rỡ vào dịp Giáng sinh.
Ngày nay, cây pohutukawa là một biểu tượng được công nhận dịp Giáng sinh khắp New Zealand và được đưa lên thiệp Giáng sinh, đồ trang trí và trong các bài hát mừng Giáng sinh mà trẻ em hát ở trường.
Catalonia, Tây Ban Nha: Chăm sóc khúc gỗ
Truyền thống Giáng sinh độc đáo khác là Tió de Nadal - khúc gỗ Giáng sinh. Tió de Nadal được làm từ một khúc gỗ rỗng có gắn chân, mặt cười và đội mũ đỏ. Mỗi đêm, từ 8.12 đến đêm Giáng sinh, trẻ em sẽ chăm sóc khúc gỗ bằng cách cho nước, để khúc gỗ trong chăn ấm...
Đêm Giáng sinh, trẻ có nhiệm vụ dùng gậy đánh vào khúc gỗ và hát những bài hát truyền thống "dọa" để khúc gỗ nhả ra kẹo, phô mai...
Sau khi Tió de Nadal bị "hành hạ" đúng cách, khúc gỗ sẽ nhả ra những món quà tặng và kẹo. Sau đó, khúc gỗ trở nên vô dụng và có thể bị ném vào đống lửa.
Thụy Điển: Dê Yule
Đây được xem là một trong những truyền thống Giáng sinh lâu đời nhất trong danh sách. Dê Yule xuất hiện từ ít nhất là thế kỷ 11 khi được đề cập trong vai trò một con dê có kích thước như con người do Thánh Nicholas kiểm soát.
Dê Yule đã biến đổi nhiều trong lịch sử. Thế kỷ 17, nam thanh niên thường mặc đồ hóa trang làm dễ và đi khắp nơi để trêu đùa, đòi quà. Đến thế kỷ 19, dê trở thành người tặng quà. Thay vì ông già Noel, nam giới trong gia điình sẽ hóa trang là dê và tặng quà cho cả gia đình.
Ngày nay, người hóa trang là dê không còn nữa và dê Yule có sứ mệnh trong Giáng sinh hiện đại là vật trang trí cây thông Noel khắp Thụy Điển. Ở các thành phố lớn, các phiên bản khổng lồ của những đồ trang trí hình dê được tạo ra từ rơm và ruy băng đỏ.
THANH HÀ
THANH HÀ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét