9 điều tiền không mua được trong cuộc đời
An Hòa•Thứ Sáu, 15/05/2020 • trithucvn.net
(Ảnh
minh họa: Album “Tuổi thơ quê hương” của Vũ Anh Dũng)
Con
người sống trên đời hầu hết đều theo đuổi một cuộc sống hưởng thụ với tiền bạc
dư dả và của cải sung túc. Nhưng dù vậy chúng ta cũng ngàn vạn lần đừng nên để
mất phương hướng, chỉ vì ham muốn hưởng thụ vật chất mà quên đi rằng trên đời
có những thứ dù cho có nhiều tiền tài cũng không thể mua được.
Tiền
tài có thể mua phòng ốc để ở nhưng không thể mua được một mái nhà ôn hòa. Nó có
thể mua một chiếc giường nhưng không mua được một giấc ngủ thoải mái dễ chịu.
Nó có thể mua một chiếc đồng hồ nhưng không mua được thời gian. Nó có thể mua
được quyển sách nhưng không mua được tri thức. Nó có thể mua máu huyết nhưng
không mua được sức khỏe. Cũng như vậy, có 9 điều còn quan trọng hơn mà tiền
không thể mua được, hãy trân quý nếu chúng ta đang có.
1. Sức khỏe
Nhân
loại vì kiếm tiền mà hy sinh sức khỏe của mình, vì chữa bệnh mà hy sinh tiền
tài của mình. Tiếp đó, họ lại vì lo lắng tương lai nên không cách nào hưởng thụ
hiện tại. Cứ như vậy mà không cách nào sống cho hiện tại. Khi còn sống, họ quên
mất rằng cuộc đời là ngắn ngủi. Đến khi sắp chết đi, người ta mới phát hiện ra
rằng mình chưa từng một lần sống thật tốt.
Tiền
có thể dùng để mua thuốc bổ, dược vật để trị bệnh , nhưng tiền tài không thể
mua được sức khỏe đã mất đi, không thể giúp người ta trở về với sự khỏe mạnh
ban đầu nữa. Vì vậy, cổ nhân luôn coi dưỡng thân hơn trị bệnh, không để phát bệnh
mới chữa, mà phải chú trọng ăn, uống, nghỉ ngơi một cách điều độ.
2. Tình yêu thương
Nhà
thơ nổi tiếng Rabindranath Tagore từng nói rằng, khi chúng ta thoát khỏi cảnh
nghèo khó, chúng ta sẽ có được tài phú của chính mình. Nhưng để có được khoản
tài phú này, chúng ta đã mất đi bao nhiêu thiện tâm, bao nhiêu cái tốt đẹp và
bao nhiêu sức lực.
Đời
người có được cũng có mất. Có một thực tế chính là khi người ta truy đuổi tiền
bạc, người ta sẽ đánh mất thời gian ở bên cạnh những người thân yêu, đánh mất
thời gian tận hưởng những điều tốt đẹp của cuộc sống. Khi một người chia sẻ
tình yêu thương của mình cho người khác, người ấy sẽ nhận lại được tình yêu
thương, không phải dùng tiền mà mua được.
3. Niềm vui
Nhà
lập quốc Hoa Kỳ Benjamin Franklin đã nói rằng, tiền tài không thể khiến người
ta vui vẻ, vĩnh viễn sẽ không, vì trong bản chất của nó không hề tồn tại cái gọi
là vui vẻ. Người có được càng nhiều, lại càng muốn nhiều hơn.
Tiền
tài kỳ thực có thể thỏa mãn dục vọng con người trong việc hưởng thụ cuộc sống
xa xỉ, mua những món đồ mình yêu thích. Nhưng đó chỉ là sự cao hứng trong nhất
thời, bởi vì khoái hoạt chân chính phát ra từ nội tâm, không phải đến từ sự hưởng
thụ vật chất.
4. Chính trực
Tiểu
thuyết gia người Anh, Douglas Adams, nói rằng khi thật sự phục vụ, phụng sự người
khác, điều cần thiết mà tiền tài không thể nào mua sắm hay so sánh được, đó
chính là sự chân thành và chính trực.
Nhân
phẩm lấy chính trực, ngay thẳng làm gốc. Chính trực là nền tảng của làm người,
là trụ cột của sự sống và là căn bản của đối nhân xử thế. Làm người phải chính
trực, làm việc phải chân chính, đúng đắn, đường đường chính chính.
5. Tôn trọng
Ayn
Rand, triết học gia người Mỹ, đã nói rằng tiền tài là công cụ để sinh tồn, thái
độ của bạn đối với việc kiếm sống cũng chính là thái độ của bạn đối với cuộc sống
của chính mình. Nếu công việc kiếm sống là sa đọa thì bạn đã hủy diệt ý nghĩa tồn
tại của chính mình.
Bạn
đã từng cầm qua đồng tiền bất nghĩa chưa? Đã từng vì mưu cầu thêm chút của cải
mà hùa theo người khác chưa? Hoặc là hạ thấp tiêu chuẩn đạo đức của mình? Bạn
đã từng vì để có thể sống qua ngày mà làm những việc không nên làm chưa? Nếu đã
từng làm những điều này thì tiền tài mà bạn kiếm được cũng không mang đến dù chỉ
một chút niềm vui. Thay vào đó, đồ vật mà bạn mua được bằng những đồng tiền ấy
sẽ trở thành một loại sỉ nhục mà không phải là kính trọng, là một loại căm hận
mà không phải là thành tựu. Và như thế, bạn sẽ cho rằng tiền tài là một loại tội
ác, bởi vì bạn không thể nào có được sự tự tôn từ nó.
6. Nội tâm yên bình
Doanh
nhân nổi tiếng người Mỹ, Richard M. DeVos, nói rằng tiền tài không thể nào mua
được sự yên bình trong nội tâm. Nó không thể chữa trị khỏi được các mối quan hệ
đã bị xé rách hay khiến cho cuộc sống vốn không ý nghĩa trở nên có ý nghĩa.
Nếu
có thể ngồi xuống nhìn lại, chúng ta hẳn sẽ thấy được rằng những gì mình cần
không nhiều như những thứ mình vẫn truy cầu, đeo đuổi. Một người càng có nội
tâm an tĩnh bao nhiêu, càng là bởi vì họ rời xa hấp dẫn của danh lợi bấy nhiêu.
Linh hồn thăng hoa khi đã xả bỏ được hư vinh, ân sủng, quyền thế, xa hoa mà sống
đạm bạc. Bởi vì đạm bạc cho nên mới được an tĩnh và yên bình.
7. Đạo đức
Nhà
báo, tác giả, nhà xuất bản người Mỹ, George Lorimer, đã nói rằng có tiền và những
thứ mua được bằng tiền là điều tốt, nhưng cũng đừng quên thỉnh thoảng kiểm tra
lại xem liệu bạn có đánh mất thứ gì đó không mua được bằng tiền hay không.
Dù
ít hay nhiều, tiêu chuẩn đạo đức vẫn luôn tồn tại trong tâm của chúng ta, là
tiêu chuẩn để đánh giá tốt xấu, đúng sai. Cho dù người ta có cố ý giẫm đạp lên
tiêu chuẩn này thì cũng mơ hồ hiểu được đạo lý trong đó. Bởi vì lương tâm luôn
tồn tại trong mỗi người, chỉ là nó có vị trí quan trọng hay không mà thôi.
8. Giáo dục
Nhà
vật lý thiên văn, nhà vũ trụ học người Mỹ, Neil deGrasse Tyson, từng lo lắng rằng
con người thời ông thường không dùng tấm lòng cảm thông và chia sẻ để cảm nhận
tình cảm và ý nghĩ của người khác hay những sinh vật khác trên trái đất. Ông đề
xuất giáo dục chính quy của nhân loại nên thêm vào giáo dục sự cảm thông và
chia sẻ.
Tiền
có thể mua được hiểu biết về kỹ năng, nhưng không thể mua được giáo dục chân
chính. Mục đích của giáo dục xuyên suốt các nền văn hóa trên thế giới là tạo
nên những thế hệ trẻ với nhân cách, với đạo đức tốt đẹp. Đây mới là ý nghĩa
chân chính của giáo dục.
9. Tâm linh giác ngộ
Danh,
lợi, quyền, tình trong đời người đều là những thứ khó được lâu dài. Như nhà Phật
thường nói, danh lợi tình nơi thế gian là vật ngoài thân, chỉ giống như mây
khói thoảng qua, giống như trăng trong nước, hoa trong gương, sinh không mang
theo đến, chết không mang theo đi.
Nhà
Phật cũng giảng sinh mệnh là có luân hồi, linh hồn con người là bất diệt, ở
trong vòng tuần hoàn luân hồi của sinh mệnh ấy, chỉ có “đức” và “nghiệp” (hay
“thiện nghiệp” và “ác nghiệp”) là hai điều đời đời kiếp kiếp đi theo con người
mà thôi. Cho nên làm người phải thiện, hành thiện tích đức mới có được nơi trở
về tốt đẹp. Con người sống trong cõi hồng trần chẳng qua chỉ là một chuyến lữ
hành vội vã, thế gian bất quá chỉ là quán trọ. Người có thể giác ngộ được những
điều này mới tìm được ý nghĩa chân chính của sinh mệnh.
An
Hòa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét