KHÁM PHÁ RA THẾ GIỚI VÔ HÌNH
Một ngày vào năm 1674, tại
thành phố Dutch của Delch, Anton van Leewenhoek lấy một ít bựa ở khe răng và
nhìn qua kính hiển vi mà ông ta mới chế. “Tôi đã nhìn thấy, với nhiều ngạc
nhiên…rất nhiều vi sinh vật, nhỏ li ti đang di chuyển.”Đó là vi khuẩn và
Leewenhoek là người đầu tiên nhìn thấy chúng, mặc dù ông ta không biết rằng một
số những vi sinh vật đó có thể gây ra bệnh. Khi ông ta báo tin này cho hội
Royal Society of England, một tổ chức các khoa học gia, một số hội viên lúc đầu
không tin ở ông. Nhưng sau đó Hội đề cử ông làm hội viên. Các nghiên cứu về sau
này của ông đã khiến ông trở thành nổi tiếng và ông được Nữ Hoàng Anh và Vua nước
Nga viếng thăm.
1-Các
nguyên nhân của bệnh là gì?
Những người cổ xưa đã có
sẵn câu trả lời. Họ nói chắc rằng bệnh là do quỷ quái, phù thủy hoặc các kẻ làm
điều ác gây ra.
Hippocrates, một bác sĩ
người Hy Lạp sinh năm 460 và mất năm 370 BC, là người đầu tiên lý luận rằng
nguyên nhân của bệnh không phải do cái gì siêu nhiên tạo ra mà do các yếu tố
trên trái đất.Ông ta đưa ra khái niệm khí chất gồm có máu, đờm, nước mật và sầu
muộn mà người ta cho là quyết định các phẩm chất tinh thần và thể xác của con
người.
Cả trăm năm, có rất ít
không đồng ý với ý kiến của Hippocrates, ngay cả từ khi các vi trùng được khám
phá lần đầu do Anton van Leeuwenhoek vào thế kỷ thứ 17.Thật ra, 200 năm đã đi
qua trước khi công trình của Louis Pasteur, và các vị khác, đưa ra lý thuyết là
chính các vi trùng là nguyên gây ra bệnh. Ngày nay tất cả các học sinh đều biết
các bệnh truyền nhiễm đều do các vi sinh vật gây ra: vi trùng, siêu vi hoặc
sinh vật nhỏ li ti khác xâm nhập cơ thể con người.
2-Vi trùng là
gì?
Nếu vi trùng (bacteria)
gây ra nhiễm trùng hoặc bệnh thì chúng được gọi là mầm bệnh (germs).
Vi trùng là các đơn bào
còn sống, thường thường chỉ lớn bằng mấy phần của mười ngàn milimet chiều rộng
với nhiều dạng: hình que (vi trùng), hình cầu (cầu khuẩn) và hình xoắn (xoắn
khuẩn).Chúng có mặt ở khắp mọi nơi, dưới nước, trong đất cát và ở trong các
sinh vật khác kể cả loài người; chúng cũng sinh sản rất nhiều ở môi trường
không có không khí.Không phải tất cả vi trùng đều có hại. Một số cần cho sự
tăng trưởng và sản xuất thực phẩm thực vật.
Các bệnh do vi trùng gây
ra sản xuất các chất độc gọi là độc tố và khoa học đã tạo ra chất chống độc tố.
Khám phá ra một vài loại vi trùng tiêu hủy các vi trùng khác đưa tới tìm ra các
thuốc kháng sinh.Trong số các bệnh gây ra do vi trùng là tiêu chẩy, bệnh lao,
bênh hoa liễu và các bệnh nhiễm gây ra do vi khuẩn staphylococcus và
streptococcus.
Quý vị có thể bị các bệnh
nhiễm từ người bị bệnh hoặc côn trùng, từ các đồ dùng, hoặc từ nước,thực phẩm bị
nhiễm.Một vết cắt hoặc vết trầy dơ bẩn có thể mở đường cho vi trùng xâm nhập.
Một trong những bệnh nhiễm
vi trùng đáng sợ nhất là bệnh ngộ độc botulism do các thực phẩm không được cất
giữ cẩn thận.Ngay sau khi quý vị mở một hộp thực phẩm, vi khuẩn botulism chết:
không khí đã tiêu hủy chúng.Nhưng chất ngoại độc tố tiết ra trong thực phẩm
trong khi chúng sống tại nơi không có không khí sẽ rất mạnh đến nỗi một lượng rất
nhỏ có thể giết cả triệu người.
3-Siêu vi
trùng có phải là mầm bệnh hay không?
Siêu vi trùng đơn giản và
nhỏ hơn vi trùng; chúng ở danh giới giữa sự sống và sự không sống. Chúng không
có sinh hoạt sống trừ khi chúng được đưa vào một tế bào còn sống.Không như các
vi trùng, siêu vi không thể nuôi trong phòng thí nghiệm với chất dinh dưỡng.
Một khi ở trong tế bào,
siêu vi sẽ kiểm soát các quá trình xẩy ra ở đó, kể cả sự sinh sản.Bằng cách
thay đổi hóa chất của tế bào, siêu vi ra lệnh cho tế bào sản xuất các độc tố.Siêu vi ( và cả vi
trùng) cũng hành động như các kháng nguyên- tức là kích thích tế bào để tạo ra
kháng thể chống các bệnh do các siêu vi gây ra.
Các siêu vi đặc biệt chịu
trách nhiệm cho nhiều bệnh như là cảm lạnh, cúm, bệnh zona, quai bị, lên sởi,
trái dạ, bệnh dại và viêm
não xám.Kháng sinh đều
không chữa được các bệnh do siêu vi gây ra.Tuy nhiên nhiều bệnh do siêu vi như
bệnh đậu mùa, bệnh ban đào và bệnh tê liệt trẻ em có thể ngăn ngừa được bằng
tiêm chủng.
Một số siêu vi có thể gây
ra ung thư ở xúc vật trong phòng thí nghiệm.Thí dụ ung thư bạch cầu. Điều đó
không có nghĩa là ung thư có thể lây lan.
4-Người trưởng thành có mắc
các bệnh của trẻ em không?
Nhiễm trùng không tôn trọng
số tuổi. Dù bao nhiêu tuổi, quý vị không được bảo vệ với các bệnh như bệnh thủy
đậu, sởi, quai bị hoặc ho gà.Như vậy thì tại sao lại gọi là bệnh của trẻ em? Bởi
vì các bệnh này thưởng hay thấy ở trẻ em. Nhưng ngày nay không còn như thế nữa.
Một hoặc hai thế hệ về
trước, bệnh của các cháu bé thường xẩy ra. Khi mắc bệnh, cơ thể của chúng sản
xuất kháng thể chống lại bệnh đó suốt đời người.Ngày nay chủng ngừa khiến các bệnh
ít đi.Nhiều cháu bé lớn lên mà vẫn chưa có miễn dịch tự nhiên vì đã mắc bệnh,
và cũng có thể là sự miễn dịch được do chích ngửa đã hết công hiệu.
5-Liệu khoa học có loại một bệnh nào không?
Vào thời Middle Ages, bệnh
đậu mùa đã gây ra các hậu quả tai hại tới dân chúng và các quốc gia trên thế giới.
Cả triệu nạn nhân của bệnh đậu mùa chết, cả triệu người bị mù và cả triệu người
khác bị biến dạng suốt đời.Chích ngừa, được bắt đầu áp dụng vào đầu thế kỷ thứ
19, đã ngăn bệnh này tại phần lớn các quốc gia tây phương. Nhưng vào năm 1948,
khi cơ quan Y Tế Thế Giới mở một chiến dịch xóa bỏ bệnh này thì 10 triệu trường
hợp bệnh được báo cáo ở châu Phi, Đông Nam Á, Indonesia và Brazil.
Trường hợp cuối cùng của
đậu mùa tự nhiên xẩy ra được báo cáo đã thấy ở Somalia vào ngày 26 tháng 10 năm
1877. Cuối cùng vào ngày mồng 8 tháng 5, 1980, cơ quan WHO quyêt định rằng đã đến
lúc an toàn mà tuyên bố rằng: “Thế giới và tất cả dân chúng đã được giải thoát
bệnh đậu mùa…một kỳ công của y tế công cộng”.
Các khoa học gia tin rẳng
lý do đã loại trừ được bệnh đậu mùa vì con người là sinh vật duy nhất có bệnh
này. Tuy nhiên đang có sự theo dõi của các nhà chức trách y tế để biết chắc chắn
là kẻ thù nguy hiểm này đã bị chinh phục../.
Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét