Thứ Tư, 15 tháng 7, 2020

Bí mật diện chẩn Đông y xưa:...


Bí  mật  diện  chẩn  Đông  y  xưa: 
Nhìn  mặt  “bắt bệnh”  ở  các  cơ  quan  nội tạng
Sống-cdtg.net



“Diện chẩn” là một khái niệm mà Đông y quen dùng để chỉ việc nhìn các dấu hiệu trên mặt đoán bệnh bên trong cơ thể, từ đó có thể biết và điều trị kịp thời. Nhiều người có một sự tò mò nhất định về những tư vấn khuôn mặt trong y học cổ xưa và chúng ta hãy cùng tham khảo.

Đầu tiên, phải biết quan sát sự thay đổi của làn da trên khuôn mặt. Những màu sắc trên các vùng da trên mặt thay đổi đều có những nguyên nhân ẩn sâu bên trong.

Khi nói đến một làn da khỏe mạnh, mọi người luôn nghĩ đến từ “trắng và hồng”, nhưng người châu Á đều có làn da vàng, làn da khỏe mạnh sẽ là như thế nào?



Cách nhận biết màu sắc và trạng thái sức khỏe thay đổi trên làn da

Đông y phân chia màu da thành màu chính, màu phụ (màu khách) và màu bệnh. Màu chính là màu da giữ nguyên trong suốt cuộc đời của một người.

Trên cơ sở màu da vàng của người châu Á, một số người thường có màu hơi đen, hơi trắng và hơi vàng, nhưng khi chúng không khỏe mạnh, màu vàng, trắng, đen nguyên bản của da sẽ biến đổi sang vẻ không khỏe mạnh.

Làn da khỏe mạnh của chúng ta thường có màu vàng thiên về hồng hào, mịn màng và láng bóng. Làn da khỏe là phải sáng màu (dù da bạn là đen hay trắng thì đều cần phải bóng mịn đều màu), là một màu vàng thiên hồng khỏe mạnh.

Làn da không khỏe mạnh thường có màu vàng nhạt và xỉn màu, tối sẫm như thể cây thiếu chất dinh dưỡng và khô héo.

Ngoài màu sắc chính, khuôn mặt còn có màu phụ (còn gọi là màu khách), trong đó bao gồm sự thay đổi khuôn mặt do khí hậu, chế độ ăn uống, thay đổi tâm trạng, thể thao, môi trường làm việc, v.v.

Ví dụ, khuôn mặt sẽ đỏ sau khi tập thể dục, khuôn mặt sẽ nhợt nhạt trong khi đi ra ngoài trời vào mùa đông lạnh, làm việc lâu dài ngoài trời, màu da sẽ trở nên tối hay cháy nắng, v.v., đây là những tình huống bình thường.

Khi ngũ tạng có bệnh, tất cả đều thể hiện trên khuôn mặt

Y học cổ truyền đã giới thiệu một số phương pháp đơn giản để xác định từ màu sắc của các bộ phận khác nhau trên khuôn mặt có gì đó “sai khác” so với thông thường, và đó chính là dấu hiệu khi các cơ quan nội tạng có vấn đề.

1. Bệnh phổi nhìn giữa hai lông mày
Khu vực này được gọi là Ấn đường. Khi sức khỏe tốt nhất thì bộ phận này trắng có sắc hồng. Nếu nó chuyển sang màu đen, tối sẫm hơn so với trước đó thì có thể là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh nguy hiểm đang xuất hiện.

Tuy nhiên nếu nó đỏ lên cũng không tốt, có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh phổi nhiệt/nóng.

Còn khi vùng này chuyển sang màu trắng nhợt nhạt thì đó là dấu hiệu của huyết hư hoặc khí hư. Khi ấn đường có màu xanh xao thì là dấu hiệu của bệnh về máu ứ.



2. Bệnh tim nhìn giữa hai mắt
Đỏ quá mức có nghĩa là tim quá nóng, có thể gây khó chịu, mất ngủ và thậm chí là thần kinh. Nếu một màu xanh tím xuất hiện giữa hai mắt, điều đó có nghĩa là ứ máu, có thể do bệnh tim mạch vành gây ra.

3. Bệnh gan nhìn vào sống mũi
Nếu điểm cao nhất của xương sống mũi có màu đỏ, đó có thể là bệnh nóng trong gan, biểu hiện là khó chịu, mắt đỏ, tăng kinh nguyệt, v.v … Nếu có sự xuất hiện của màu xanh và đen ở sống mũi có thể là xơ gan hoặc ung thư gan.

4. Bệnh túi mật và tuyến tụy nhìn vào hai bên sống mũi
Phía bên phải của màu gan là màu túi mật, nếu có màu nhợt nhạt bên sống mũi phải, bạn sẽ có cảm giác yếu ớt, mệt mỏi thiếu sức sống, rất dễ sợ hãi, lo lắng. Nếu chuyển sang màu đỏ thì hay có triệu chứng sốt, buồn nôn và nôn.

Nếu có màu tối sẫm hoặc màu xám xịt, nâu đất thì có thể có bệnh giun đũa.

Bên trái cánh sống mũi là màu tuyến tụy, trong đó màu nhạt là thể hiện sự tuyến tụy bị lạnh, hư hàn, và phụ nữ dễ bị nặng ở vùng eo và bụng. Khi da có màu xanh hoặc vàng hơn thì tụy và dạ dày bất ổn, thường xuyên có cảm giác bị khó tiêu, chán ăn, trào ngược.

5. Bệnh lá lách nhìn vào đỉnh mũi
Nếu chóp/đỉnh mũi có màu đỏ có nghĩa là lá lách và dạ dày có hội chứng nóng. Bạn có thể bị rơi vào cảm giác bị thèm ăn, muốn ăn nhiều, vừa ăn xong đã cảm thấy đói. Thậm chí khi có đỉnh mũi đỏ còn có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường/đái tháo đường.

Khi đỉnh mũi chuyển sang màu trắng thì có thể là bạn có vấn đề về khí hư.

Đỉnh mũi có màu xanh xao thì có thể là ứ đọng máu và khí hư, cũng có thể là đau bụng.

6. Bệnh dạ dày nhìn vào cánh mũi
Bạn hãy thường xuyên quan sát màu sắc da ở hai bên cánh mũi, nếu nó nhạt và không có vẻ bóng láng, đó là dấu hiệu của chức năng tiêu hóa giảm, hầu hết trong số những người có cánh mũi màu nhợt nhạt sẽ có cảm giác chán ăn và đầy hơi sau bữa ăn.

Cánh mũi có màu đỏ nhạt và khô là thiếu chất lỏng trong dạ dày, thường là khô miệng và nứt môi, và dấu hiệu đi kèm là phân khô.

Cánh mũi có màu ửng đỏ rõ ràng là dấu hiệu quả dạ dày quá nóng đi kèm với hơi thở hôi và sưng nướu.

7. Bệnh thận nhìn vào cả hai má
Vùng má của bạn thường có màu sắc quyến rũ. Nếu như hai má của bạn hồng sáng, mềm mại, mịn màng, thì đó là dấu hiệu của thận khỏe mạnh. Còn nếu có màu xám nhạt, bóng mỡ tiềm dầu nhiều, hoặc chuyển sang màu đỏ thì có thể thấy thận của bạn đang có vấn đề.

8, Bệnh tử cung và tuyến tiền liệt nhìn vào nhân trung

Khi vùng nhân trung (điểm hõm chính giữa mũi và miệng) nếu chuyển sang màu trắng thì có nghĩa là bạn đang bị huyết hư, khí hư.

Nếu chuyển sang màu vàng thì lá lách hư, còn màu đỏ thì bị nhiệt, cơ thể nóng trong. Triệu chứng có thể xảy ra ở phụ nữ chính là viêm nhiễm tử cung, nam giới có thể có vấn đề về viêm tuyến tiền liệt.

Khi nhân trung có màu xanh hoặc đen là hội chứng lạnh, sẽ có đau dữ dội hoặc có vấn đề liên quan đến ung thư.

*Theo Health/TT
Vân Hồng
Theo Trí thức trẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét