Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhượng trong lòng
Thu,
02/07/2020-Lại Thế Lãng dịch
Bài Tin Mừng Chúa nhật 14
Thường niên năm A hôm nay nói với chúng ta về trái tim của Chúa Giêsu. Nó cho
chúng ta những lời an ủi “Tất cả hãy đến với Ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh
nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi. Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học
cùng Ta, vì Ta dịu hiền và khiêm nhượng trong lòng, và tâm hồn các ngươi sẽ gặp
được bình an. Vì ách của Ta thì êm ái, và gánh của Ta thì nhẹ nhàng".
Những lời này nói gì với
chúng ta về Chúa? Những lời này có nghĩa gì đối với chúng ta?
Những lời này nói với
chúng ta về một Thiên Chúa rất khác với hình ảnh của Thiên Chúa mà chúng ta thường
nghĩ. Nhiều hình ảnh trong số những hình ảnh chúng ta có là Đấng tạo dựng vũ trụ
đầy quyền năng và đáng kinh sợ. Chúng ta nghĩ về những bức tranh lớn trên trần
nhà nguyện Sistine như Michelangelo miêu tả cảnh Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ với
một biểu lộ sáng chói của sức mạnh. Chúng ta nghĩ về hình ảnh tạo dựng Ađam và
bàn tay quyền năng của Thiên Chúa chạm vào ngón tay thiếu sinh lực của con người
đầu tiên đã cho ông cuộc sống. Hay chúng ta nghĩ về những kỳ quan của thiên
nhiên: đỉnh của dãy núi Rocky, hẻm núi vĩ đại ở Arizona hay là bầu trời đỏ rực
lửa ở vịnh Tampa Sunset. Và chúng ta nhớ rằng Thiên Chúa là đấng tạo hóa đáng
kinh sợ.
Nhưng Ngài
còn hơn thế.
Chúng ta thường có những
hình ảnh về Thiên Chúa như là một quan tòa của người sống và kẻ chết. Ngài là Đấng
mà chúng ta phải đến trước mặt và trả lời về những việc làm trong cuộc sống của
chúng ta, không chỉ những việc cá nhân chúng ta đã làm, nhưng cả việc chúng ta
đã cho phép tình yêu của Ngài lan tỏa ra thế giới như thế nào. Có phần thưởng
hay trừng phạt đang chờ đợi. Có lòng thương xót và lòng từ bi, nhưng cũng có sự
công thẳng. Một lần nữa hãy quay lại nhà nguyện Sistine, Michelangelo miêu tả cảnh
tượng ngày phán xét cuối cùng cho thấy niềm hạnh phúc của người được cứu rỗi và
sự buồn tủi của người bị kết án. Chúa Giêsu là vị quan tòa công chính và đầy
lòng thương xót.
Nhưng Ngài
còn hơn thế.
Chúa Giêsu hiền lành và
khiêm nhượng trong lòng. Tiên tri Dacaria đã nói tiên tri rằng đây là cách Đức
Vua đến với chúng ta (Dcr 9: 9). Và đây là cách Chúa Giêsu xưng mình trong Kinh
Thánh, hiền lành và khiêm nhượng trong lòng. Hiền lành nghĩa là gì? Hiền lành
là kiên nhẫn và dịu dàng. Nó không phải là từ bỏ những điều ngay chính hay là một
số hình thức nào đó của sự hèn nhát, nhưng là trái ngược với sự giận dữ đột ngột,
trái ngược với ác ý và trái ngược với sự nuôi dưỡng hận thù lâu dài. Chúa Giêsu
hiền lành. Ngài không chờ đợi đến đúng thời cơ để đánh ngã chúng ta về những gì
chúng ta đã làm đối với Ngài, về cách chúng ta đã tấn công những người Ngài yêu
thương hay là cách chúng ta loại Ngài ra khỏi cuộc sống của chúng ta. Ngài kiên
nhẫn với chúng ta.
Chương 6 của sách Khải
Huyền giới thiệu bốn kỵ sĩ. Đây là trong phần nói về bảy ấn tín. Một con ngựa
trắng tiến ra phía trước, người cưỡi được tặng một triều thiên và được kêu gọi
tiếp tục sự chiến thắng của Chúa. Một con ngựa đỏ được gọi đến và người cưỡi đã
nói để cho người ta sát hại lẫn nhau trong các cuộc chiến tranh liên tục và bất
tận. Sau đó con ngựa đen đến và người cưỡi cầm một cái cân trong tay trong khi
dân chúng bị ảnh hưởng bởi nạn đói và cuối cùng con ngựa bệnh hoạn màu xanh đến,
người cưỡi là thần chết. Khi ấn tín thứ năm được mở ra, lời cầu nguyện vang lên
từ dưới bàn thờ của Thiên Chúa. Ở đó, dưới bàn thờ là linh hồn của tất cả những
người bị tàn sát vì đã làm chứng cho Chúa. Đây là những người tử vì đạo. Phêrô
và Phaolô có ở đó. Thánh I-Nhã của Antioch và tất cả những người bị ném cho sư
tử và bị giết bởi người La Mã có ở đó. Cũng như những người trong suốt lịch sử
đã chết để làm chứng cho Chúa Kitô bị hành hạ cho đến chết trên toàn thế giới.
Mười sáu nữ tu dòng Cát Minh của Compiegne có ở đó. Họ bị chặt đầu trong thời kỳ
nước Pháp thống trị trong khiếp sợ, hát bài lạy Thánh Thần sáng tạo xin hãy đến
khi họ bị hành hình từ người trẻ nhất đến người gia nhất trước một đám đông vô
tích sự. Những vị tử đạo của Bắc Mỹ có ở đó, thánh Isaac Jogues, thánh John
DeBrebeuf và tất cả những người bị sát hại bởi người thổ dân Châu Mỹ. Những người
đã chết ở Baghdad vì dám là người Công giáo có ở đó. Bạn có thể chưa nghe nói về
điều này. Vào ngày 31 tháng 10 năm 2010 khi cộng đồng Công giáo ở Baghdad cử
hành lễ vọng các Thánh, đám dân quân Hồi giáo đã tràn vào nhà thờ bắn xối xả.
Trong cảnh hỗn loạn sau đó, một linh mục cố gắng giấu trẻ em trong tòa giải tội,
đã bị bắt đem ra giữa nhà thờ và bị bắn, vị linh mục chết trong vòng tay của
người mẹ, đã cầu nguyện “Con phó linh hồn trong tay Ngài”. Hai nữ tu cố gắng giấu
những phụ nữ cũng bị giết. Một linh mục khác bị bắt buộc phải quay mặt với
thánh giá, quay về hướng Đông và hô lên Allah là Thiên Chúa. Vị linh mục từ chối
làm điều đó và đã bị giết. Tổng cộng 58 người nhập đoàn với những vị này dưới
bàn thờ của Thiên Chúa, thêm tiếng nói của họ vào hàng ngàn, hàng ngàn người
trước họ, những người đã kêu lên “Sẽ còn kéo dài bao lâu nữa, Thầy chí Thánh,
trước khi Ngài ngồi xét xử và báo thù cho máu của chúng tôi trên những cư dân của
trái đất”. “Hãy kiên nhẫn trong ít lâu nữa” họ được cho biết. Sẽ còn nhiều người
được thêm vào con số của họ. Còn nhiều người nữa sẻ có cơ hội để chọn Chúa.
Khi chúng ta nói Chúa hiền
lành, chúng ta không có ý nói Ngài yếu hèn. Chúng ta muốn nói rằng Ngài tràn đầy
tình yêu đến nỗi Ngài sẵn lòng kiên nhẫn. Có lẽ một số tên hèn nhát Hồi giáo ở
Baghdad sẽ có cơ hội để nhập vào hàng ngũ những người tử đạo chúng tạo ra và
làm chứng cho Chúa Kitô.
Chúa Giêsu khiêm nhượng
trong lòng. Một người kiêu hãnh nhìn vũ trụ quay quanh anh ta hay chị ta. Nếu bị
xúc phạm người kiêu hãnh từ chối tha thứ “Anh ta nghĩ anh ta là ai?”. Người
kiêu hãnh hỏi. Anh ta hay chị ta không quan tâm đến việc trở về với tình yêu của
người tội lỗi. Anh ta hay chị ta chỉ quan tâm đến việc trả thù, kéo người có lỗi
lại để làm tổn thương. Đó không phải là con đường của Chúa. Ngài khiêm nhượng
trong lòng. Sự quan tâm của Ngài không phải với cách Ngài đã bị xúc phạm. Sự
quan tâm của Ngài là ở với người tội lỗi và làm cho anh ta hay chị ta quay về với
tình yêu.
Tất cả những điều này có
ý nghĩa gì đối với chúng ta? Nó có nghĩa là chúng ta cần phải trao gánh nặng của
chúng ta cho Chúa Giêsu. Đây là những gì còn hơn là những khó khăn của cuộc sống,
bệnh tật, những vấn đề về hôn nhân hay gia đình v.v…Đúng vậy, chúng ta trao những
điều này cho Chúa, nhưng Ngài còn muốn hơn thế nữa. Ngài muốn chúng ta trao cho
Ngài tất cả những gì Ngài muốn từ chúng ta. Có lẽ có cả đống tội lỗi ẩn dấu
trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta rất hổ thẹn. Có lẽ có những lạm dụng ma
túy. Có lẽ là tình dục vô luân. Có lẽ chúng ta gặp khó khăn tha thứ cho người
đã gây tổn thương cho mình. Có thể chúng ta đã phạm tội trọng. Chúng ta đã phá
thai hay đồng lõa phá thai. Thông thường chúng ta không ngại đem tội lỗi của
mình đến với linh mục trong tòa giải tội cho bằng sợ Thiên Chúa sẽ không tha thứ
cho chúng ta. Chúng ta đã tấn công Ngài một cách có ý. Vì vậy chúng ta nghĩ rằng
chúng ta bị kết án trong suốt cuộc đời, mang theo những gánh nặng này chờ đợi
hình phạt đời đời sau khi chết. “Không” Chúa nói “Trao gánh nặng cho Ta, hãy đến
cùng ta vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng”. Ngài đang nói “Ta không vì
bị xúc phạm như vậy mà cất đi lòng thương xót và lòng từ bi. Ta không quan tâm
đến bản thân. Ta quan tâm đến con. Ta chịu đau khổ trên thập giá vì con. Hãy
trao gánh nặng cho Ta. Ta muốn chúng cho dù chúng nhơ nhuốc và xấu xa đến đâu”.
Và rồi Chúa nói “và tâm hồn
các ngươi sẽ gặp được bình an. Vì ách của Ta thì êm ái, và gánh của Ta thì nhẹ
nhàng". Gánh nặng làm Kitô hữu như được đòi hỏi thì nhẹ nhàng bên cạnh
gánh nặng tội lỗi mang theo xuống mồ. Đi theo con đường thánh thiện, tránh xa
những người cho rằng đời sống bình thường thì dễ hơn nhiều so với ở trong thành
phần đề cao đạo đức. Thánh thiện thì khác. Thánh thiện thì chấp nhận đường lối
của Chúa.
Chắc rằng chúng ta đã
nghe câu nói này của Đức Giáo Hoàng Danh Dự Bênêđictô XVI rất nhiều lần “Thế giới
cung cấp cho chúng ta sự thoải mái. Nhưng chúng ta không được tạo ra cho sự thoải
mái. Chúng ta được tạo ra cho sự vị đại”. Mỗi người chúng ta được tạo dựng vĩ đại.
Để đạt được sự vĩ đại này có nghĩa là có những lần chúng ta phải từ chối sự thoải
mái. Chúng ta bị chế diễu về niềm tin và đạo đức của mình. Chúng ta bị chế diễu
vì đã từ chối sống cho bản thân. Chúng ta bị chế nhạo bởi vì chúng ta biết rằng
hôn nhân là thánh thiêng và chúng ta sống theo ý niệm đó. Chúng ta bị chế nhạo
vì chúng ta biết rằng chúng ta phải tránh xa một số cộng sự, một số nơi, một số
phe phái v.v… vì chúng ta có thể bị hủy diệt. Chúng ta bị chế nhạo vì chúng ta
không hùa theo đám đông. Điều này là không thoải mái. Nhưng chúng ta đã không
được tạo ra cho sự an nhàn. Chúng ta không được tạo ra để là một phần của đám
đông. Chúng ta được tạo ra cho sự vĩ đại. Đó là gánh nặng, đó là ách mà Chúa
Giêsu kêu gọi chúng ta chấp nhận trong bài Tin Mừng ngày hôm nay.
Mang gánh nặng của Chúa
thì dễ dàng hơn nhiều so với mang gánh nặng của tội lỗi./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét