Joe Biden và Nhân tố Công Giáo
Vũ
Văn An-27/Jul/2020
Frank Newport, nhà khoa học
hàng đầu của viện Gallup, trên trang mạng của viện này vừa có bài viết về nhân
tố Công Giáo trong các cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ trong viễn tượng Joe Biden
có thể được bầu làm ứng cử viên tranh chức Tổng thống Hoa kỳ vào tháng 11 này.
Nguyên văn xin xem tại
https://news.gallup.com/opinion/polling-matters/247676/joe-biden-catholic-factor.aspx
Joe Biden sẽ là người
Công Giáo thứ tư được một đảng lớn chỉ định tranh chức tổng thống trong lịch sử
Hoa Kỳ, sau John Kerry năm 2004, John F. Kennedy năm 1960 – vị tổng thống Công
Giáo duy nhất của quốc gia - và Thống đốc New York Al Smith, ứng cử viên Dân chủ
năm 1928.
Biden là phó tổng thống
Công Giáo đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, mặc dù phó tổng thống hiện
tại, Mike Pence, được nuôi dạy trong đạo Công Giáo (hiện ông là một tín đồ Tin
Lành ngoan đạo). Đã có một số ứng cử viên phó tổng thống Công Giáo trong những
năm qua, bao gồm Tim Kaine, ứng cử viên phó tổng thống của đảng Dân chủ năm
2016.
Thiển nghĩ công bằng mà
nói, tôn giáo của một ứng cử viên tổng thống, hiện nay, ít còn là một nhân tố
như trước đây - kể cả cuộc bầu cử tổng thống thứ tư của quốc gia năm 1800 khi
các nhà phê bình chê trách sự thiếu xác tín tôn giáo tích cực của Thomas
Jefferson. Nhưng có một số cách khả hữu trong đó, tư cách Công Giáo của ông
Biden, ít nhất về mặt lý thuyết, có thể ảnh hưởng đến cuộc đua – trong đó có
tác động tiềm tàng của nó đối với những người không Công Giáo (như trường hợp
các ứng cử viên Smith và Kennedy) và tác động tiềm tàng của nó đối với những
người đồng đạo Công Giáo của ông, vào khoảng một phần tư cử tri của quốc gia.
Là người Công Giáo không
còn là vấn đề đối với hầu hết người Mỹ
Cả tư cách Công Giáo của
Al Smith lẫn của John F. Kennedy đều trở thành những vấn đề lớn trong các chiến
dịch tranh cử tổng thống của họ chủ yếu dựa trên mối lo ngại rằng tôn giáo của
một tổng thống Công Giáo sẽ can dự vào việc thực thi một cách trung lập các nhiệm
vụ tổng thống của họ. Smith đã buộc phải đưa ra một câu trả lời bằng văn bản nổi
tiếng cho các nhà phê bình, những người cho rằng ông sẽ trung thành với Vatican
hơn là với nhân dân Hoa Kỳ - bao gồm cả những cáo buộc cho rằng ông sẽ xây một
đường hầm từ Nhà Trắng đến Vatican. Kennedy cũng đã đối đầu với cùng những lời
chỉ trích như vậy, những chỉ trích ông đã giúp xua tan trong một bài phát biểu
nổi tiếng vào tháng 10 năm 1960 trước Greater Houston Ministerial Association,
đề cập tới các lo ngại cho rằng ông sẽ chia sẻ lòng trung thành giữa Giáo Hội
và đất nước của mình nếu được bầu: "Trái với cách sử dụng thông thường của
báo chí, tôi không phải là ứng cử viên Công Giáo tranh chức tổng thống. Tôi là ứng
cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ, một người cũng tình cờ là người Công Giáo.
Tôi không nói cho Giáo Hội của tôi về các vấn đề công cộng, và Giáo Hội không
nói cho tôi".
Chúng ta không có việc
thăm dò dư luận có hệ thống vào năm 1928 khi Smith tranh cử, vì vậy chúng ta
không có cách đo lường định lượng sự quan tâm về việc một người Công Giáo làm tổng
thống trong cuộc bầu cử đó. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 1937, Gallup bắt đầu hỏi
người Mỹ liệu họ có bầu cho một người có tư cách rất tốt về các phương diện
khác, nhưng tình cờ theo đạo Công Giáo làm tổng thống hay không, một điều biến
việc này thành một trong các xu hướng lâu dài nhất của Gallup. Năm 1937, 30%
người Mỹ cho biết họ sẽ không bỏ phiếu cho người Công Giáo, tỷ lệ này tăng lên
tới 33% vào năm 1940. Cuối năm 1959, ngay trước chiến dịch của Kennedy, 25% vẫn
nói rằng họ sẽ không bỏ phiếu cho một người Công Giáo, một tỷ lệ đủ cao giúp
chúng ta hiểu lý do tại sao Kennedy phải đề cập đến vấn đề này.
Trong các năm sau cuộc bầu
cử Kennedy, sự phản đối của công chúng đối với một tổng thống Công Giáo bắt đầu
suy giảm, tụt xuống còn 13% sau vài tháng kể từ khi ông nhậm chức và giảm xuống
còn một con số (digit) vào năm 1967, gần bằng mức mà nó sẽ ở mãi từ đó đến nay.
Do đó, vào năm 2003, một
năm trước khi Kerry được đảng của mình đề cử, chỉ có 5% người Mỹ nói rằng họ sẽ
không bỏ phiếu cho một người Công Giáo. Năm nay, khi Biden chuẩn bị chấp nhận sự
đề cử của đảng Dân chủ, tỷ lệ cũng tương tự như thế: 4% cho biết họ sẽ không bỏ
phiếu cho một người Công Giáo trong cuộc thăm dò cập nhật vào tháng 1 năm 2020
của Gallup. So sánh ra, 18% người Mỹ nói rằng họ sẽ không bỏ phiếu cho một Kitô
hữu tin lành dù có tư cách cao về các phương diện khác làm tổng thống, 32% sẽ
không bỏ phiếu cho một người Hồi giáo và 38% sẽ không bỏ phiếu cho một người vô
thần.
Tư cách Công Giáo của
Biden, theo lý thuyết, có thể là một điểm cộng hoặc một điểm trừ nơi những người
Công Giáo
Thông thường, chúng ta
nghĩ tới các khía cạnh nhân khẩu học, địa lý hoặc bản thân khác của ứng cử viên
như một điểm cộng tiềm tàng nơi các cử tri lưu ý các khía cạnh này. Một ứng cử
viên từ một tiểu bang đặc thù được cho là có thể kiếm phiếu của tiểu bang đó, một
ứng cử viên phụ nữ được cho là có đường thuận lợi kiếm phiếu của cử tri phụ nữ,
và một ứng cử viên da đen hoặc nói tiếng Tây Ban Nha có lẽ sẽ gia tăng số phiếu
bầu nơi các cử tri da đen hoặc nói tiếng Tây Ban Nha. Chắc chắn, là người Công
Giáo, Biden ở vào vị trí lý thuyết có thể thu hút người Công Giáo, nhóm tôn
giáo đơn nhất lớn nhất ở Mỹ. Đồng thời, như chúng ta đã thấy với việc ứng cử của
Kerry năm 2004, có thể có việc tôn giáo của Biden là một điều tiêu cực đối với
một số người Công Giáo cảm thấy ông không "Công Giáo đủ".
Người Công Giáo chiếm khoảng
23% dân số trưởng thành - và theo các cuộc thăm dò ý kiến ngay sau khi bỏ phiếu
(exit poll) năm 2016, khoảng 23% tổng số cử tri trên toàn quốc. Thêm vào đó,
các mẫu theo dõi quốc gia rất lớn của Gallup từ vài năm trước cho thấy người
Công Giáo có đại diện trên trung bình ở một vài tiểu bang chủ chốt đang dao động
(swing states) - bao gồm New Mexico, New Hampshire, Wisconsin và Pennsylvania.
Nhưng thách thức đối với
một ứng cử viên Công Giáo như Biden là việc thiếu bằng chứng cho thấy người
Công Giáo bỏ phiếu bất cứ cách nào như một khối hoặc tôn giáo của họ làm họ
khác biệt so với mọi cử tri khác. Trong thực tế, phát hiện đáng chú ý trong kỷ nguyên
này là mức độ trong đó người Công Giáo phản ảnh gần như y hệt mức trung bình quốc
gia của các chỉ số chính trị. Điều này khác biệt đáng kể so với các nhóm tôn
giáo khác, là những nhóm có xu hướng chính trị rõ ràng hơn nhiều - bao gồm Tin
Lành và Mặc Môn, những người ngả theo Đảng Cộng hòa, và người Do Thái, Hồi
giáo, và "những người không thống thuộc tôn giáo nào", những người ngả
theo Đảng Dân Chủ.
Các dữ kiện được Gallup tổng
hợp từ các cuộc điều tra thực hiện đến tháng 7 năm nay cho thấy 49% người Công
Giáo xác định đồng nhất hóa hoặc nghiêng về Đảng Dân chủ, trong khi 43% đồng nhất
hóa hoặc nghiêng về Đảng Cộng hòa. Các tỷ lệ này ít khác biệt so với bản sắc
chính trị của dân số trưởng thành nói chung. Tương tự như thế, trong sáu tháng
đầu năm, 45% người Công Giáo chấp thuận việc làm của Tổng thống Donald Trump,
giống hệt với mức trung bình quốc gia. Việc đánh giá tán thành Trump đã giảm gần
đây, nhưng sự tương đồng giữa người Công Giáo và dân số quốc gia vẫn được duy
trì; 37% người Công Giáo tán thành Trump trong hai cuộc thăm dò cuối cùng của
Gallup, gần giống hệt mức trung bình quốc gia là 39%.
Đúng như hầu hết mọi nhóm
tôn giáo ở Hoa Kỳ, xu hướng chính trị của người Công Giáo khác về cường độ
trong lòng đạo của họ. Những người Công Giáo ngoan đạo – tức những người đi nhà
thờ hàng tháng hoặc thường xuyên hơn – có xu hướng ngả theo Đảng Cộng hòa nhiều
hơn và có nhiều xác suất tán thành Trump hơn những người đi nhà thờ ít thường
xuyên hơn. Phân tích của Gallup năm 2004 cho thấy người Công Giáo ngoan đạo có
nhiều khả năng ủng hộ Bush hơn Kerry so với người Công Giáo không ngoan đạo.
Sự khác biệt đáng kể khác
bên trong cộng đồng Công Giáo ở Hoa Kỳ ngày nay là sắc tộc - với khoảng một phần
ba người Công Giáo trong dữ kiện của Gallup tự xác định là người nói tiếng Tây
Ban Nha. Trong số những người không nói tiếng Tây Ban Nha, người Công Giáo da
trắng (có rất ít người Công Giáo da đen), 56% đồng nhất hóa với hoặc ngả theo Đảng
Cộng hòa, với 39% tự đồng nhất hóa hoặc ngả theo đảng Dân chủ. Một lần nữa, điều
không ngạc nhiên là điều này gần giống hệt với việc đồng nhất hóa về chính trị
của mọi người Mỹ da trắng không nói tiếng Tây Ban Nha cho đến nay. Ngược lại,
người Công Giáo nói tiếng Tây Ban Nha ngả theo đảng Dân chủ, với 62% trong dữ
kiện của Gallup tự đồng nhất hóa với hoặc nghiêng về phía Đảng Dân chủ, gần bằng
58% tổng số người Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha.
Do đó, Biden có một lợi
thế tích tụ nơi những người Công Giáo không đi nhà thờ thường xuyên và là những
người Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha, cả hai đều có xu hướng trổi vượt ngả theo đảng
Dân chủ. Biden phải đối mặt với các thách thức lớn nhất của ông nơi những người
Công Giáo da trắng, không nói tiếng Tây Ban Nha và nơi những người Công Giáo
ngoan đạo, vì cả hai nhóm đều ngả theo đảng Cộng hòa hơn về chính trị và có nhiều
xác suất tán thành việc làm của Trump trong tư cách tổng thống - một chỉ số cho
thấy rõ xu hướng bỏ phiếu cho ông ta vào mùa thu này.
Làm thế nào để Biden có
khả năng sử dụng dây nối kết Công Giáo của ông để gia tăng tỷ lệ phiếu bầu của những
người Công Giáo nói tiếng Tây Ban Nha ít hoạt động hơn, và / hoặc thuyết phục
những người Công Giáo Da Trắng chịu bỏ phiếu cho ông? Điều đó không rõ ràng, nhất
là vì có bằng chứng cho thấy bản sắc chính trị trong môi trường ngày nay có thể
mạnh hơn hoặc chủ yếu hơn so với bản sắc tôn giáo.
Thêm vào đó, như trường hợp
Kerry năm 2004, Biden có thể phải đối mặt với sự phản kháng từ các cử tri Công
Giáo dựa trên quan điểm của ông về phá thai. Biden ủng hộ quyền phá thai, một
chủ trương liên tiếp bị Vatican phản đối. Trước đó trong sự nghiệp chính trị của
mình, Biden đã ủng hộ nhiều hơn chủ trương chính thức của Công Giáo về phá
thai. Như Jeff Jones của Gallup đã kết luận trong một phân tích năm 2004 về triển
vọng làm tổng thống của Kerry: "Trong khi việc có một tổng thống là thành
viên của Giáo Hội mình có thể là điều hấp dẫn đối với người Công Giáo, nhưng việc
này có thể đòi phải bỏ phiếu cho một ứng cử viên có quan điểm về các vấn đề
không trùng hợp với quan điểm của chính họ."
Biden đã nhận được nhiều chỉ
trích từ hàng giáo phẩm Công Giáo về chủ trương phá thai của ông, bao gồm quyết
định công khai năm 2008 của vị giám mục ở Scranton, Pennsylvania, quê hương của
Biden, rằng ông không được phép rước lễ vì lập trường phá thai, và việc từ chối
của một linh mục ở Nam Carolina, hồi năm ngoái, cho ông rước lễ.
Cần lưu ý rằng người Công
Giáo, nói chung, không có xác suất cao hơn mức trung bình trong việc phản đối
phá thai, hoặc nói rằng phá thai sẽ là một yếu tố quan trọng trong lá phiếu bầu
tổng thống của họ. Do đó, quan điểm của Biden về vấn đề này có thể là một nhân
tố tiêu cực, nhưng chỉ đối với những người Công Giáo có lòng đạo cao độ, những
người vốn chống phá thai nhiều hơn. Không có xác suất để dựa vào tôn giáo chung
mà hy vọng nhóm này sẽ ủng hộ Biden do lập trường phá thai của ông ta – ngoài
ra, còn có sự kiện là nhóm này luôn ngả theo đảng Cộng hòa.
Nhìn chung, dường như tư
cách Công Giáo của Biden sẽ không phải là một nhân tố quan trọng trong cuộc bầu
cử - theo cả hai hướng. Không giống như các cuộc bầu cử năm 1928 và 1960, dường
như có rất ít sự phản đối đối với việc ứng cử của ông chỉ vì ông là người Công
Giáo. Và, mặc dù chúng ta không có câu hỏi trực tiếp hỏi người Công Giáo xem họ
có xác suất bỏ phiếu cho một ứng cử viên nhiều hơn vì ứng cử viên này có chung
tôn giáo với họ, nhưng hiện có rất ít bằng chứng cho thấy điều này. Người Công
Giáo là một nhóm lớn, tản mạn. Những người Công Giáo tích cực cao độ có nhiều
khả năng là những người ủng hộ Trump và có xu hướng không chia sẻ quan điểm của
Biden về vấn đề nóng bỏng phá thai. Những người Công Giáo nói tiếng Tây Ban Nha
và ít hoạt động hơn ngả theo đảng Dân chủ nhiều hơn, điều này tốt cho Biden,
nhưng không rõ tư cách Công Giáo của ông có gia tăng sự nhiệt tình của họ đối với
việc ứng cử của ông hay gia tăng xác suất họ sẽ đi bỏ phiếu và bỏ phiếu cho ông
hay không.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét