Để giữ cho quả thận khỏe mạnh
03/03/2018
-THANH NIÊN TUẦN SAN
Các bác sĩ đang xử lý thận người cho trước khi ghép
Cũng như với các cơ quan
khác, chức năng thận có thể giảm từ nhẹ đến nặng do quá trình lão hóa. Thêm vào
đó, bệnh tật, thuốc men và một số tình trạng khác về sức khỏe góp phần làm tổn
hại đến thận.
Bệnh thận mãn tính là
tình trạng bệnh xảy ra do mất dần và vĩnh viễn chức năng thận theo thời gian.
Điều này xảy ra dần dần, từ vài tháng đến nhiều năm. Bệnh được chia thành 5
giai đoạn, tùy theo mức độ nghiêm trọng. Mất chức năng thận dẫn đến sự tích tụ
của nước, chất thải và các chất độc hại trong cơ thể đồng thời gây ra các vấn đề
khác như thiếu máu, cao huyết áp, nhiễm toan, rối loạn cholesterol và axít béo,
bệnh lý xương khớp.
Nhận
diện thủ phạm
Các nguyên nhân khác ít gặp
hơn gồm: bệnh cầu thận, như viêm vi cầu thận, hẹp động mạch thận, hội chứng tán
huyết, bệnh thận đa nang, tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu, do thuốc và độc tố
có hại cho thận, nhiễm trùng tiểu tái diễn nhiền lần…
Các dấu hiệu và triệu chứng
phát triển chậm theo thời gian nếu tổn thương thận tiến triển từ từ. Tuy nhiên,
nhiều người không nhận biết được những dấu hiệu báo động này vì tưởng rằng
chúng không liên quan. Do đó, nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng sau thì bạn
nên đến bệnh viện kiểm tra chức năng thận ngay.
• Buồn nôn, nôn, mất cảm
giác ngon miệng, thường xuyên mệt mỏi (nhiều người nghĩ nhầm do dạ dày có vấn đề,
suy nhược cơ thể).
• Rối loạn giấc ngủ, đầu
óc không minh mẫn (triệu chứng này dễ bị bỏ qua vì cho rằng mất ngủ là chuyện
bình thường khi lớn tuổi).
• Lượng nước tiểu giảm.
• Nấc cục, co giật cơ bắp
và chuột rút (thiếu canxi, vitamin cũng gây ra tình trạng này).
Bệnh thận mãn tính có thể
ảnh hưởng lên hầu hết các bộ phận của cơ thể. Các biến chứng bao gồm: giữ nước
dẫn đến phù toàn thân, gây tăng huyết áp hoặc phù phổi; tăng kali máu, giảm khả
năng hoạt động của tim, nguy hiểm đến tính mạng; bệnh tim mạch, viêm màng ngoài
tim; yếu xương và tăng nguy cơ gãy xương. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị thiếu máu,
giảm ham muốn tình dục hay bất lực, tổn thương hệ thần kinh trung ương, gây khó
tập trung, co giật, giảm đáp ứng miễn dịch, dễ bị nhiễm trùng.
Người bệnh cần làm gì?
Đây là bệnh cần được bác
sĩ quản lý chặt chẽ, không được tự điều trị.
Một số quy tắc trong chế
độ ăn uống mà người bệnh có thể làm để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và giảm
khả năng biến chứng:
- Hạn chế protein để làm
chậm sự tiến triển bệnh. Chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bạn xác định số lượng
protein thích hợp hằng ngày.
- Hạn chế muối: Dùng 4-6
gr/ngày để tránh bị phù do cơ thể giữ nước và giúp kiểm soát huyết áp.
- Không uống nhiều nước.
- Giảm tiêu thụ kali: Cần
thiết trong giai đoạn bệnh tiến triển vì thận không thể loại bỏ kali. Tăng kali
máu có thể gây ra nhịp tim bất thường.
- Giảm thực phẩm nhiều
natri như: sò, đồ tươi sống, trứng, cá, thịt, sữa...
- Dùng thuốc theo toa để
kiểm soát huyết áp, đái tháo đường.
- Bỏ hút thuốc.
- Giảm cân nếu thừa cân,
béo phì.
- Tránh thuốc gây độc cho
thận như nhóm nonsteroid (aspirin, ibuprofen) và thuốc nhuận trường, kháng a
xít chứa ma giê, nhôm…
Bệnh này không thể điều
trị khỏi. Việc điều trị bao gồm 4 mục tiêu: làm chậm diễn tiến bệnh; điều trị
nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ; điều trị biến chứng; điều trị thay thế thận
(chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc, ghép thận).
Lối sống của bạn sẽ quyết
định phần lớn sức khỏe của quả thận.
- Ngay từ khi còn trẻ, mọi
người cần áp dụng lối sống khoa học, ăn uống cân bằng, hợp lý và đủ chất. Cảnh
giác với thực phẩm chứa nhiều phẩm màu, hàn the, chất bảo quản... Nên uống đủ
nước để thận làm tốt chức năng lọc độc tố cặn bã ra ngoài (khi còn khỏe chưa mắc
bệnh), khẩu phần ăn cần chú ý đến hàm lượng cholesterol.
- Kiểm tra sức khỏe định
kỳ hằng năm để đánh giá chức năng thận. Nếu có yếu tố nguy cơ cao phải tuân thủ
theo lịch hẹn của bác sĩ, việc theo dõi và khám bệnh không nên gián đoạn.
- Thường xuyên vận động,
tập thể dục cũng là cách để có một quả thận khỏe mạnh.
Linh Khuê
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét