Apr 15, 2018 - Chúa nhật III Phục Sinh nam B
Sống và thực thi sứ điệp Chúa Phuc Sinh
Các Bạn thân mến,
Kinh Thánh mà Đức Giesu nói đến hôm
nay thuộc về Cựu Ước, gồm có các sách luật, sách Ngôn sứ, sách Thánh vịnh...có
thể tóm gọn như sau:
* Sách
luật Môsê: gồm Năm
cuốn đầu của Cựu Ước, được xếp thành bộ Ngũ Thư: Sách Sáng thế,
sách Xuất hành, sách Lêvi, sách Dân số và sách Đệ nhị luật.
* Sách Ngôn Sứ: Ngôn
sứ là người được Thiên Chúa sai đến để thay Chúa mà nói với dân Ngài.
Giúp dân Do Thái nhận ra lỗi lầm, kêu gọi họ trở về
với Giao Ước. Mà sứ mạng quan trọng nhất là tuyên sấm
về Đấng Mêsia (Thiên Sai) sẽ đến để ban ơn cứu độ.
Bộ sách Ngôn sứ gồm
16 cuốn, trong đó có 4 Ngôn sứ lớn như: Isaia, Giêrêmia, Êdêkien và
Đanien, và 12 Ngôn sứ nhỏ.
*
Thánh vịnh: Là
bộ sưu tập các bài thánh thi hay bài thơ tôn giáo từ thời vua Đavít
đến thế kỷ thứ III trước Công nguyên. Đây là kho tàng kinh nguyện của
Dân Chúa trong Cựu Ước cũng như Tân Ước.
Có 150 Thánh vịnh đọc
trong Giờ Kinh Phụng Vụ và trong Thánh lễ.
Trở lại bài
Tin Mừng hôm
nay, Thánh Luca thuật lại sự kiện Đức Giêsu Phục Sinh
hiện ra lần thứ ba với các tông đồ tại nhà Tiệc Ly. Trước hết, Ngài
củng cố đức tin của các ông đang nhát sợ vì tưởng gặp ma, bằng cách
cho họ xem tay chân của Ngài bằng xương thịt, và còn ăn uống
trước mặt các ông. Sau đó, Ngài giúp các ông hiểu
những lời Kinh Thánh tiên báo về cuộc khổ nạn và sự Phục Sinh của
Đấng Kitô đã được ứng nghiệm nơi Ngài. Cuối cùng Ngài
trao sứ mạng cho các ông phải đi rao giảng về sự ăn năn để được tha
tội, và làm chứng nhân về các điều ấy.
Nghĩa là Đức Giesu Ngôi Hai Thiên Chúa xuống
trần gian làm người, chịu đau khổ, chết đi, rồi phục sinh là để cho mọi người
tìm lại con người đích thật, lấy lại hạnh phúc thiên đàng, là một thực tế đứng đắn
đã được xác minh, không mơ hồ viển vông, không dối trá lừa gạt.
1. Bằng chứng của
sự Phục Sinh:
- Tin
Mừng Thánh Luca viết về Chúa Phục Sinh được giới thiệu theo một trật tự luân lý.
- Bởi
sự thật không có lập luận nào giải thích được hiện tượng ngôi mộ trống của Đức
Giesu cách thích hợp, ngoại trừ sự sống lại. Nhưng đó cũng chỉ là một bằng chứng
tiêu cực, bằng chứng Đấng Phục Sinh đồng hành cùng hai môn đệ trên đường Emmau,
cũng chưa đủ. Vì ai đó có thể cho đấy là dị tưởng, một bóng ma hay vị thần nào đó.
- Ví
thế hôm nay Thánh Luca đi thẳng vào vấn đề Chúa Phục Sinh xuất hiện với các môn
đệ bằng thân xác của Ngài, để đánh tan cảm tưởng sai lầm cho Ngài là ma hoặc là
hồn của Ngài hiện về.
- Lần
hiện ra này, thấy các môn đệ vẫn còn hoảng hốt, ngờ vực, nên Đức Giesu phải vận
dụng mọi giác quan để chứng tỏ Ngài không phải phi vật chất hay linh thiêng,
nhưng có một thân thể bằng xương bằng thịt, đã bị hành hạ đến chết rồi được
chôn trong mồ.
- Chính
thể xác ấy còn những dấu đinh, một thân xác có thể ăn uống, đụng vào và cảm biết
được.
-
Ngài chỉ cho các môn đệ thấy vết thương ở tay và chân, rồi trang nghiêm mời
gọi:"Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có
đây?"
- Cuối cùng, để đánh tan
mối nghi ngờ sợ hãi còn sót lại, Đức Giesu
đã cho họ thêm một bằng chứng Ngài không phải ma, khi
cầm lấy và ăn một khúc cá nướng trước mặt các ông.
- Đối với các môn đệ, những
lần Chúa Phục Sinh hiện ra rồi biến đi là những phép lạ nhiệm mầu như khi trước
Ngài đi trên mặt biển vậy. Nên Ngài phải ban cho các ông nhiều dấu hiệu để dễ
hiểu, dễ tin. Như nhắc lại những gì Kinh Thánh tiên
báo đã được ứng nghiệm nơi Ngài, để họ an tâm biết rằng
Ngài đã thật sự từ kẻ chết sống lại trong chính thân thể cũ của Ngài.
- Ngài
nhắc lại:" Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói với anh em rằng tất cả
những gì sách Luật Mose, các Sách Ngôn Sứ, và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy đều
phải được ứng nghiệm."
- Kinh
Thánh mở trí khôn và làm tâm lòng họ bùng cháy lên, thói quen bẻ bánh, cảm tạ Thiên
Chúa của Đức Giesu đã khiến họ sáng mắt.
- Cho mọi người hiểu
rằng: Lòng tin vào Đấng Kitô phục sinh, không phải là do lý luận chặt chẽ, trí
tuệ uyên bác, bằng chứng tinh tường, nhưng là cuộc gặp gỡ với Chúa trong tận
thâm tâm. Chính trong cuộc gặp gỡ tự thâm tâm này, con người mới có thể phát
sinh lòng xác tín, yêu mến và sẵn sàng loan báo Tin Mừng cho Chúa.
- Sự
Phục Sinh và sự xuất hiện của Ngài sau đó mang lại niềm an ủi lớn lao, chứng
từ hy vọng chắc chắn được những phúc lạc sau này.
- Nghĩa
là chúng ta sẽ được vào Thiên đàng với thân xác sống lại hòan toàn tốt lành;
không phải với thân xác bệnh tật yếu đau như khi sống ở trần gian, bởi như thế
thì làm sao vui thích và hạnh phúc?
- Mẹ
Maria cũng đã nhiều lần hiện ra nói với nhân loại rằng Mẹ bảo đảm có một đời
sống sau cái chết, đó là đời sống thiên đàng và đời sống hỏa ngục.
- Ở
Fatima, Đức Mẹ đã cho ba trẻ chăn chiên thị kiến cảnh hỏa ngục, nơi giam cầm
những kẻ bất trung với Thiên Chúa.
- Ba
trẻ sợ hãi tột độ khi nhìn thấy những linh hồn bị hành hạ trăm nghìn kiểu cách
bởi ma qủi.
- Đức
Mẹ còn nhắc nhở phải cảnh giác về quyền lực của Satan. Nó luôn muốn giật Thiên
Chúa khỏi tay con người. Nhưng Đức Mẹ sẽ ở bên mọi người để dẫn dắt tới Thiên
Đàng.
- Vì
không có gì ở trần gian có thể ví sánh với Thiên Đàng, không có gì đáng chúng ta
phải nuối tiếc ân hận, không gì có thể đánh đổi được Thiên Đàng.
- Với
những ai sống đúng thánh ý Thiên Chúa thì ngay ở đời này họ đã được hưởng
hạnh phúc Thiên Đàng, đấy chính là nghiệm ra sự hiện diện của Thiên Chúa trong
hết mọi sự vật hiện hữu.
- Cái
chết khổ nhục và sự sống lại của Đức Giesu chính là cái gía phục sinh cho chúng
ta mua Thiên Đàng. Và cái chết của Ngài không hề chấm dứt, để mọi nguoi mọi thời
đều được vinh phúc.
2. Sự
cần thiết của Thập gía:
- Sứ
điệp Lời Chúa hôm nay là: “Đấng Kitô phải chịu khổ
hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại”.
- Và Lời truyền: “Phải nhân danh Người mà
rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn
tha tội. Chính anh em là
chứng nhân về những điều này”.
- Đó là ý
định và đường lối của Thiên Chúa về Đức Kitô mà chúng ta được Thiên Chúa mời gọi đón nhận để sống cho phù hợp với Đấng quyền năng
và yêu thương đã sai
Con Một xuống thế làm người và đã ban Thần Khí Người cho cộng đòan kẻ tin. Ngôi
Hai Thiên Chúa đã chết trên thập giá và phục sinh để đền bù mọi tội lỗi của
nhân lọai và làm cho loài người trở thành gia đình của Thiên Chúa. Thánh Thần
đã được ban cho các tín hữu để họ làm chứng cho Đức Giesu chết và phục sinh.
- Toàn
bộ Kinh Thánh đều hướng về thập gía. Nghĩa là tất cả những điều xẩy ra với Đức
Giesu đã được báo trước. Ngài đã cứu chuộc loài người bằng cái chết trên thập
gía cũng chỉ để làm ứng nghiệm Kinh Thánh.
- Nhưng
Thập gía không phải là biện pháp áp đặt Thiên Chúa, cũng không phải là giải
pháp cuối cùng, mà thập gía là chương trình định sẵn của Thiên Chúa, là nơi duy
nhất trên địa cầu cho chúng ta thấy tình yêu vĩnh cửu của Ngài.
- Nói
như thế có thể đụng chạm đến điều mà con người thường băn khoăn thắc mắc muốn
biết rõ, nhưng không thể giải quyết, đó là "vấn đề tiền định Thiên Chúa dành cho nhân loại”.
- Nhưng
nếu thập gía là kế hoạch đã có từ đời đời nơi Thiên Chúa, thì điều ấy vẫn không
hề giảm nhẹ tội ác của những người đóng đinh Đức Giesu.
- Như
Ngài đã nói về Guida:” Vì Con Người đi như lời thánh kinh đã chép
về Ngài, nhưng khốn thay cho kẻ phản bội Con Người! Thà nó đừng sinh ra thì hơn.”
(Mc 14,21)
3. Sứ mạng khẩn cấp:
- Ngài truyền lệnh cho các môn đệ phải ra đi, phải
đem niềm vui mừng phục sinh chia sẻ cho mọi người, phải
chứng thật
tất cả những điều đã xảy ra trong cuộc đời Đức Giêsu, từ khi chịu
phép rửa của Gioan Tẩy giả, đến cuộc tử nạn, sống lại và lên trời
của Ngài.
Đặc biệt các ông phải sẵn sáng chịu chết để làm chứng những điều
mình rao giảng là chân thật.
- Ngài
chỉ cho các ông nội dung loan báo và nhiệm vụ rao truyền. Ngài củng cố các ông
trong tư cách chứng nhân, bằng cách hứa là các ông sẽ nhận được quyền năng từ
trên cao.
- Sẽ
làm chứng về các biến cố trong đời sống của Đức Giesu cũng như cuộc gặp gỡ Ngài,
sự phục sinh và việc Ngài trở về trời.
- Để
mọi người quay trở lại với Thiên Chúa. Đấng đã nhờ cuộc sống, cái chết và sự
sống lại của Đức Giesu mà chứng tỏ tình yêu và quyền lực của Ngài.
- Khi
Đức Giesu chịu chết thì các môn đệ coi như cũng chết luôn và khi Chúa Phục sinh
hiện ra với các ông, làm cho các ông như được sống lại, mạnh dạn tuyên bố Đức
Kito đang sống, với bằng chứng thuyết phục nhất là chính họ đã thấy Ngài, và đã
cùng ăn uống với Ngài.
- Sau
đó, chính những người thấp hèn, nhát gan, kém hiểu biết này đã dám dương đầu
với mọi hiểm nguy để làm phục sinh lại phong trào Giesu.
- Tiếp
theo các môn đệ, các Tin Hữu cũng phải đem Tin Mừng Phục sinh vào mọi dịch
vụ của đời sống hằng
ngày, bằng cách đem tinh thần đức tin vào trong suy nghĩ, hành động và cuộc
sống chung quanh của mình.
- Thực thi
sứ điệp Lời Chúa hôm nay là mỗi người kiểm điểm cách sống của mình, xem: ý định và
đường lối của
Thiên Chúa về Đức Giêsu Kitô đã được thấu hiểu chưa về sứ mạng và vai trò rao giảng
Tin Mừng và làm chứng đã
tiến hành chưa?
- Đặc biệt mỗi lần hiện
ra, Chúa Phục sinh đều nói: ”Bình an cho anh em”. Là
lời chào thông thường của người Do Thái. Nhưng lời này còn bao hàm
sự ban phúc
lành của Thiên Chúa. Mà sau khi sống lại, Đức Giêsu đã thực
hiện lời Ngài
hứa là ban bình an cho các môn đệ như một bảo đảm của Ngài.
- Sự
bình an của Ngài là ân huệ phục sinh của Ngài, không phải sự bình an của một
cuộc sống không bị xáo trộn, nhưng là sự bình an được sống trong tình trạng yên
hàn, bảo đảm và che chở bởi quyền lực và tình yêu của Thiên Chúa.
- Ngài
không ban cho họ bất cứ bảo đảm nào là các ông sẽ yên ổn suốt đời, sẽ có một cuộc
sống huy hoàng, không thiếu thốn, không đau khổ lo lắng thất bại, khỏi thù nghịch…
-
Nhưng họ không sợ rơi vào nguy cơ bị hủy diệt hoàn toàn, ngay cả cái chết cũng không
thể làm hại họ vĩnh viễn được.
- Chỉ
có các môn đệ có kinh nghiệm bản thân về cuộc đời cũng như về mầu nhiệm Phục Sinh
của Đức Giesu, nên các ông là nhân chứng đầu tiên, trực tiếp, chắc chắn và có
khả năng làm chứng bằng lời nói.
- Mặt
khác, đức tin có thể gặp nhiều khó khăn trở ngại, do ma qủi, do su hướng hiện
sinh vật chất, do chai cứng, do chính đời sống những Kito hữu ích kỷ, kiêu
ngạo, hèn nhát, trơ trẽn, ham danh lợi thế gây ra.
- Nhưng lưu ý rằng Chúa Phục Sinh muốn mọi người
hoán cải, Ngài muốn tha thứ và dùng họ làm tông đồ cho Ngài. Và điều này không
bao giờ là trễ, là dư thừa, mà luôn cần thiết, nhằm nối tiếp các tông đồ đầu
tiên, làm cho cả thế giới cùng tin nhận Đấng Phục Sinh.
- Ngày
nay chúng ta có thể làm chứng cho Đức Giêsu bằng nhiều cách:
. bằng
việc thuật lại cho người khác biết về cuộc đời và lời rao
giảng của Đức Giêsu.
. bằng việc khẳng
định Đức Giêsu đã sống lại từ trong cõi chết như
Maria Macđala và một số phụ nữ viếng mồ Ngài đã làm.
. bằng
việc dùng chính
cuộc sống đã được đổi mới của mình để chứng tỏ quyền năng của Đức Giêsu Phục
Sinh đã tác động và biến đổi chúng ta nên mới cách lạ lùng. Như các thánh nhân đã làm.
. bằng việc để
cho Ngài ngỏ lời với
tha nhân qua con người của chúng ta rằng Đức Giêsu vẫn đang sống và hiện diện
cụ thể nơi bản thân chúng ta, và chúng ta phải chia sẻ sự xác tín, niềm vui và
hạnh phúc đã
cảm nghiệm được. Cách làm chứng này đã được tông đồ
Phero
và nhóm mười một tông đồ áp dụng. Nhờ được Thánh Thần biến đổi nên
Phero
đã rao giảng Tin Mừng. Bài giảng của ông đã đạt kết quả là ba ngàn
người xin theo đạo.
. cuối cùng, làm
chứng cho Đức Giêsu bằng việc sẵn sàng chịu chết vì đức tin, không chịu bước qua thập
giá để được sống ở đời. Do đó, các vị tử đạo được gọi là
các chứng nhân của Đức Giêsu:“Máu
của các vị Tử Đạo là hạt giống phát sinh các Kitô hữu”.
Lạy Chúa Phục Sinh, Ngài đã không quở trách phàn nàn về những
môn đệ nhút nhát, hèn yếu, hồ nghi, đòi dấu chỉ..., mà còn ban bình an và sai
họ đi làm chứng về Ngài. Vì thế mà Đức tin của chúng con được chắc chắn bởi đã
dựa trên những con người thực nghiệm ấy.
Và vì Ngài đã phục sinh, nên chúng con thấy mình chẳng còn gì
phải sợ, chúng con sẽ dám sống tận tình với Chúa và với mọi người. Xin cho
chúng con luôn biểu lộ được niềm vui ấy trong mọi hoàn cảnh, vì chúng con vẫn
luôn xác tín vào Chúa đã phục sinh.
Đặc biệt qua dấu chỉ, chúng con lạc quan tin tưởng vào Ngài để
mạnh dạn rao giảng niềm vui Phục Sinh. Xin ban bình an Phục Sinh cho chúng con
và toàn thế giới hầu Nước Chúa mau trị đến. Amen.
Thân mến,
duyenky
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét