Xét nghiệm máu có thể biết được những bệnh gì?
Xét nghiệm máu thường làm
buổi sáng, người bệnh cần nhịn ăn sáng và hạn chế nước ngọt, hoa quả… và xét
nghiệm máu giúp phát hiện bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, viêm gan B… Ngoài ra,
xét nghiệm máu còn giúp chúng ta biết thêm về những bệnh hay nguy cơ bệnh gì?
Hãy cùng tham khảo bài viết sau để nắm được những điều cần biết về xét nghiệm
máu nhé.
Xét nghiệm máu có cần nhịn ăn?
Đối với các xét nghiệm
máu: Thời điểm lấy máu làm xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng.
Nhịn ăn, không uống nước
ngọt, sữa, nước hoa quả, rượu, chè, cà phê, trong vòng 12 tiếng trước khi làm xét
nghiệm máu. Các chỉ số sinh hóa máu của các xét nghiệm làm không đúng thời điểm,
sau ăn hoặc sau khi dùng các chất kích thích sẽ cho kết quả không chính xác.
Không chỉ nhịn đói, người
làm xét nghiệm cũng cần tránh sử dụng các chất kích thích (thuốc lá, cà phê…)
vài giờ trước khi lấy máu để có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác. Tuy nhiên,
không phải bất kỳ xét nghiệm máu nào cũng cần nhịn đói. Chỉ một số bệnh cần kiểm
tra đường huyết thì phải nhịn đói khi xét nghiệm: Bệnh liên quan đường và mỡ
(tiểu đường), bệnh về tim mạch (cholesterol, triglycerid, HDL, LDL…), bệnh về
gan mật. Còn lại những xét nghiệm bệnh khác (khoảng 300 xét nghiệm) như HIV,
suy thận, cường giáp, Alzheimer (mất trí nhớ ở người già) … không cần để bụng
đói.
Xét nghiệm máu biết được những gì?
Có rất nhiểu bệnh có thể
phát hiện được qua xét nghiệm máu. Thông thường khi khám sức khỏe định kỳ người
khám sẽ được thực hiện những xét nghiệm máu sau:
Xét nghiệm công thức máu:
Cho biết số lượng hồng cầu, bạch cầu và các tế bào máu khác, qua đó để biết người
khám có bị thiếu máu hoặc bị một số bệnh máu hay không.
Xét nghiệm đường máu:
Phát hiện bệnh tiểu đường.
Xét nghiệm mỡ máu: Bao gồm
nồng độ cholesterol và triglyceride trong máu, qua đó đánh giá nguy cơ mắc bệnh
tim mạch.
Xét nghiệm viêm gan B:
Phát hiện bệnh viêm gan B.
Xét nghiệm HIV: Phát hiện
nhiễm HIV.
Ngoài ra tùy từng gói
khám mà có thể có thêm những xét nghiệm máu khác. Với xét nghiệm nước tiểu
trong khám sức khỏe định kỳ thường bao gồm:
Xét nghiệm tổng phân tích
nước tiểu: Qua đó có thể phát hiện các bệnh ở thận, đường tiết niệu và một số bệnh
toàn thân như bệnh tiểu đường.
Một số xét nghiệm khác
tùy theo gói khám như xét nghiệm tìm ma túy trong nước tiểu.
Đối với các xét nghiệm
máu: thời điểm lấy máu làm xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng.
Như vậy xét nghiệm máu
khi khám sức khỏe có thể phát hiện được một số bệnh xã hội (bệnh lây qua đường
tình dục) như viêm gan B, HIV, song nhiều bệnh khác như lậu cầu, sùi mào gà,
giang mai v.v… thì không phát hiện được mà phải làm những xét nghiệm đặc hiệu.
Xét nghiệm máu có biết
được bệnh ung thư?
Bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng,
giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP HCM, cho biết, dấu hiệu sinh học ung thư là các
chất được tìm thấy trong máu, nước tiểu hay các loại mô của bệnh nhân, thể giúp
việc phát hiện và chẩn đoán một số loại ung thư. Tuy nhiên, nếu chỉ đo các dấu
hiệu này thôi thì chưa đủ để chẩn đoán bệnh vì nó có thể lên cao ở người bị bệnh
lành tính hay không tăng ở người bệnh ung thư, nhất là khi bệnh ở thời kỳ sớm.
Có nhiều yếu tố có thể
tác động đến kết quả xét nghiệm tìm dấu hiệu sinh học ung thư như bệnh nhân hút
thuốc lá nhiều, đang bị bệnh viêm nhiễm nào đó, đang dùng thuốc, có thai, kinh
nguyệt, thậm chí có thể do trục trặc kỹ thuật của phòng xét nghiệm (thuốc thử
nhạy quá)…
Vì vậy, kết quả xét nghiệm
máu để tìm dấu hiệu sinh học ung thư chỉ là một biện pháp kỹ thuật bổ sung
phương tiện cho thầy thuốc nhằm phát hiện sớm ung thư và theo dõi sự tiến triển
của ung thư khi bệnh nhân đã và đang điều trị, giúp bác sĩ định phác đồ điều trị
phù hợp cho bệnh nhân trước khi điều trị ung thư.
Tốt nhất, bệnh nhân nên đến
bác sĩ chuyên khoa (ung bướu, niệu, sản phụ khoa…) để chia sẻ sự lo lắng, để được
khám và rà tìm nguyên nhân bằng những xét nghiệm chẩn đoán cận lâm sàng khác (nội
soi sinh thiết, siêu âm, MRI, CT Scanner, X-quang…) giúp phát hiện bệnh sớm hoặc
loại trừ không phải bị ung thư.
Cũng theo bác sĩ Chấn
Hùng, ngay cả khi không có những xáo trộn sinh học thì vẫn nên giữ chế độ dinh
dưỡng hợp lý, cân bằng. Tốt nhất nên ăn nhiều loại rau củ quả, trái cây tươi có
nhiều chất độn (xơ), ăn ít chất béo, nhất là chất béo động vật, giảm ăn thịt động
vật. Tuy vậy, nếu kiêng quá mức cũng không có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, không
để cho cơ thể béo phì, tăng cường vận động ít nhất mỗi ngày 30 phút, chơi thể
thao, tập dưỡng sinh… cũng là những biện pháp rất hiệu quả để phòng ngừa ung
thư.
“Nếu chỉ vì dấu hiệu sinh
học tăng cao mà chuyển sang chế độ ăn chay hoàn toàn và triệt để thì không
nên”, ông Hùng nói. Khi cơ thể suy yếu cũng tạo điều kiện cho ung thư bộc phát.
Gạo lức muối mè lại càng không thể ngăn ngừa hoặc điều trị được ung thư. Tuy
nhiên, với những người trước đây ăn uống quá thoải mái (nhiều thịt mỡ, ít rau
quả), khi chuyển sang ăn gạo lức muối mè hợp lý thì cũng tốt cho sức khỏe.
Bác sĩ Hùng cũng khuyên bệnh
nhân không nên tìm đến “thầy lang” hoặc chỉ uống những loại thảo dược để phòng ngừa,
điều trị ung thư. Nếu bị bệnh mà đi điều trị bằng những phương pháp chưa được
khoa học chứng minh chỉ làm chậm trễ thêm việc điều trị và khi điều trị sẽ
không đem lại hiệu quả. Khoa học ngày nay có rất nhiều tiến bộ và ung thư không
phải là bệnh nan y khi được phát hiện sớm và điều trị đúng.
Theo phunu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét