Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018

May 6, 2018 - Chúa nhật V Phục Sinh năm B


May  6,  2018 -  Chúa  nhật  V  Phục  Sinh  năm  B
Mối  tương  quan  sinh  tử



https://youtu.be/sS3eCTYmWEc

Các Bạn thân mến,
Tuần nay Tin Mừng cho chúng ta được nghe những lời hết sức ngọt ngào của chính Đức Giesu nói về mối tương quan mật thiết giữa Ngài và chúng ta, giữa Thiên Chúa là Cha của Ngài và chúng ta: một sự kết hiệp chặt chẽ, một sự sống siêu linh, một mối hiệp thông sâu sắc và một kết quả dồi dào như cây với cành, cành với cây:"Thầy là cây nho, anh em là cành." Sự ràng buộc còn chặt chẽ hơn tình mẹ và con. Cho thấy sự hiệp thông với Đức Giêsu là điều kiện để Đức Tin của chúng ta có thể phát sinh hoa trái. Cũng như cành nho kết hiệp mật thiết với thân cây sinh hoa kết quả thế nào, thì chúng ta cũng phải kết hiệp mật thiết vi Đức Giesu như vậy thì mới có thể làm vinh danh Thiên Chúa, hữu ích cho chúng ta và anh em.
 Đây là nhng hình ảnh và ý niệm thuộc di sản tôn giáo của dân Do Thái mà Đc Giesu thường s dụng để giảng dậy cho dân chúng. Vì cây nho là đặc sản của Do Thái, nó mọc xanh tốt, sinh trái sum xuê khắp nơi. Cựu Ước cũng đã mô tả dân Israel như một gốc nho hay vườn nho của Thiên Chúa. Vì thế cây nho đã trở thành biểu tượng của dân tộc Israel.
Nhưng điều đáng lưu ý là trong Cựu Ước, biểu tượng cây nho lại luôn luôn gắn liền với ý niệm về sự suy thoái: vườn nho hoang dại, cây nho lạ, thoái hóa thành cây khác, cây nho trơ trụi…
Còn Đức Giesu lại nói:

1.    “Thầy là cây nho, và Cha Thầy là người trồng nho”
    Khi tuyên bố như vậy hẳn Đức Giesu muốn nói:
"Các ngươi tưởng vì thuộc về dân Israel nên các ngươi là cành cây nho thật của Thiên Chúa?
-    Dân Do Thái là một cây nho, nhưng là cây nho đã thóai hóa như các tiên tri đã nhìn thấy.
-    Các ngươi không thể tự cứu các ngươi.
-    Điều duy nhất có thể cứu các ngươi là hãy hiệp thông mật thiết và sống động với Ta. Hãy tin Ta, vì Ta là cây nho thật của Thiên Chúa, và các ngươi phải là những cành nho gắn liền vào Ta."
-    Nghĩa là không phải do dòng máu Do Thái, nhưng chính đức tin vào Ngài là phương pháp cứu rỗi của Thiên Chúa.
-     Không một yếu tố nào có thể cứu giúp con người được hòa thuận với Thiên Chúa, mà chỉ có tình thân hữu với Đức Giesu Cứu Thế mà thôi.
-    Không như những cây nho thoái hóa trong Cựu Ước, Đức Giesu tự xưng mình là cây nho thật, nghĩa là cây nho có ích lợi thật, đích thật, xanh tươi, cho hoa qủa trĩu nặng ngon ngọt cho mọi người được hưởng.
-     Cây nho đích thật ấy do Chúa Cha là người trồng nho và kêu mời chúng ta hãy là những cành nho gắn chặt với Ngài để được xanh tươi, đầy hoa trái, hữu ích, được trưng dụng, dâng hiến cho Thiên Chúa và cho trần gian.
-   Thầy là cây nho thật: Trong Cựu Ước, các ngôn sứ đã so sánh dân Israel như là một vườn nho gồm những cây nho thuần chủng hảo hạng mà Thiên Chúa đã chọn lựa và vun trồng.
-   Trong Tân Ước, Đức Giêsu khẳng định Ngài thật là cây nho của Thiên Chúa.
-  Các Tín Hữu cũng phải là cành nho thật, phải trở thành môn đệ Đức Giêsu là tuân giữ các giới răn của Ngài, là sống mật thiết với Ngài và để Ngài sai đi tức nên giống Ngài, tham dự vào sứ mạng cứu thế của Ngài.

2.  Sự liên hệ giữa cây nho và cành nho:
     -  "Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy, và Thầy ở trong người ấy, thì người ấy sẽ sinh nhiều hoa trái."
     -   Đức Giesu Phục sinh là cây nho, các tín hữu là cành. Cây và cành có chung một dòng nhựa, nên cùng một sức sống.
     -   Đó là hình ảnh Chúa dùng để nói về cộng đòan mà Ngài xây dựng, một hình ảnh rất súc tích.
     -   Thật ra không chỉ cây nho, mà loại cây nào cũng vậy, đều phải có sự liên hệ chặt chẽ giữa cây và các cành lớn nhỏ của cây. Đó là thực tế dễ hiểu.
     -   Nếu vì lý do nào mà mối liên hệ của cành nào đó giảm đi, hay không còn, thì cành ấy sẽ héo úa, chết đi, không còn ích lợi. Dù có thể nó vẫn bám đeo vào thân cây.
     -   Mặt khác, cây nho cũng cần đến cành nho, vì chỉ có cành nho mới sinh trái nho.
     -   Nghĩa là Đức Giesu cũng cần chúng ta, để sinh trái nho cho Ngài; và Ngài tin tưởng và mong chờ chúng ta sinh hoa trái cho toàn thế giới.
     -   Ngài không bắt chúng ta phải thành công, vì đó là điều khó, nhưng Ngài bảo chúng ta phải sinh hoa trái cho Ngài, là điều có thể.
     -   Vì mỗi chúng ta đều được Ngài ban cho một số khả năng nào đấy để sống.
     -   Bằng cách biết sử dụng, phát triển và chia sẻ những khả năng đó với người khác là chúng ta đã sinh hoa trái cho Ngài, những trái thấy được và cả những trái chúng ta không thấy được.
     -   Và cùng một cây, cùng một dòng nhựa sống, nhưng có thể cho hoa trái khác nhau, cành nhiều, cành ít, và còn có cả cành vô dụng vì không sinh hoa trái, hay bi sâu bọ gặm nhấm.
     -   Khi nói đến điều này chắc chắn Đức Giesu đã nghĩ đến dân Do Thái, một dân luôn tự hào là cành của cây nho Thiên Chúa, nhưng lại bất trung, bất nghĩa không nghe lời Ngài, không đón nhận Con Một của Ngài…họ đúng là những cành nho vô dụng.
     -   Chúa cũng nghĩ tổng quát hơn, Ngài nghĩ đến tất cả các Kito hữu của Ngài: những cành nho trĩu nặng hoa trái ngon ngọt, những cành nho đầy lá xanh tươi mà vô dụng vì không có trái, hoặc trái chua chát, và những cành nho đã khô héo mà vẫn đeo bám trên cây.
     -   Thật vậy, chúng ta dễ dàng trở thành những cành nho vô dụng nếu:
            .  không giữ luật, không sống đạo, không nghe lời Chúa, hoặc giữ đạo kiểu môi miệng, theo mùa, theo phong trào, theo cảm xúc…
            .  đã nghe, đã theo đạo nhưng lại ích kỷ, tự hào, liều mình, sa ngã…
            .  gặp gian truân, khó khăn, thử thách thì kêu trời, óan trách, thất vọng, bỏ đạo, rồi phản bội lại tất cả…
            .  biếng nhác, ngại ngùng, không muốn bồi dưỡng, thăng tiến tâm linh…
            .  không muốn bị cắt tỉa, trừ sâu, vun xới, chăm sóc.
            .   v.v...
-    Nên biết rằng sự vô dụng dẫn đến tàn bại, rồi đi đến bị tiêu hủy là rất nhanh và là điều không thể tránh.
-     Sự liên hệ giữa các cành và cây còn có ý nghĩa của một sự thống nhất, đồng tâm nhất chí. Có sự liên lạc hỗ tương giữa cây với cành và cành này với cành khác của cây nho. Không thể chia rẽ, cành không thể sống nếu tách rời thân cây.
-     Nên nhớ, ngay từ buổi ban đầu, việc theo Đức Giesu không bao giờ là việc cá nhân, riêng tư, mà là việc của chung mọi người.
-     Các Kito hữu sống chung trong cộng đòan, do lý do sâu xa đã được chính Đức Giesu giải thích: “Thầy là cây nho, anh em là cành.” Nên họ đồng tâm nhất chí, thuận hòa, gom góp chung tài sản, cùng cầu nguyện, cùng làm việc cùng ăn uống sinh hoạt chung…
-   Đó là một hình ảnh nói lên sự liên hệ chặt chẽ hài hòa giữa thân nho và cành nho, lập nên một cây nho hữu ích thật sự cho mọi người.

 3. "Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em":
 -    Nghe như Đức Giesu đang năn nỉ mọi người chúng ta phải không?!
 -    Và tuy ngắn gọn, nhưng đọan Tin Mừng chúa nhật này nhắc đi nhắc lại, nói nhiều đến việc ở trong Chúa và Chúa ở trong chúng ta như cành nho ở lại, dính liền với cây nho.
-    Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái: có đời sống đạo đức, thánh thiện, khiêm nhu, trong sạch, công bình, bác ái và phục vụ…
-   Kitô hữu được Đức Giêsu mời sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Ngài là tuân giữ các giới răn của Ngài, là sống mật thiết với Ngài và để Ngài sai đi tức nên giống Ngài và tham dự vào sứ mạng cứu thế của Ngài.
-   Môn đệ nếu biết hiệp thông và ở lại với Đức Giêsu thì sẽ đón nhận được nhựa sống ân sủng từ Đức Giêsu thông ban. Khi đó, sứ mệnh tông đồ dù có khó khăn, cuối cùng cũng sẽ thành công.
-    Anh em được thanh sạch rồi nhờ lời Thầy đã nói với anh em: Lời Chúa cũng như lưỡi dao sắc bén, có thể thanh luyện, tỉa bớt các thói hư tội lỗi cho chúng ta.
-   Thì muốn gì anh em cứ xin, anh em sẽ được như ý: không còn gì an ủi, phấn khởi hơn lời nói này. Vì một khi đã kết hiệp với Đức Giesu, thì lời cầu nguyện nào nhân danh Ngài cũng sẽ đẹp lòng Chúa Cha và được nhận lời.
-   Điều làm Chúa Cha được tôn vinh: Ý của Chúa Cha là muốn cho mọi người được ơn cứu rỗi. Chúa Cha đã sai Chúa Con đến thế gian, để nhờ Con của Ngài mà nhân loại được sống đời đời. Vì thế, khi chúng ta sinh hoa trái, sống tốt lành thánh thiện và làm cho nhiều người được ơn cứu độ... là chúng ta đã làm theo Ý Chúa Cha, làm cho Danh Cha cả sáng, được tôn vinh trước mặt người đời.
-     Là sự kiện liên kết chặt chẽ đến nỗi tuy hai nhưng thành một. Vì thân nho và cành nho khác nhau, nhưng đều tạo nên một cây nho.
-      Sự liên kết cần cho cả hai bên, cây cần cành để sinh trái, cành cần cây để duy trì, phát triển sự sống.
-     Cũng như cây nho và cành nho, Đức Giesu đã ở trong chúng ta và Ngài kêu gọi chúng ta cũng ở trong Ngài, để được sống, được sinh hoa trái và còn muốn gì cũng sẽ được.
-     Điều ấy mang một ý nghĩa rất huyền nhiệm.
-     Nhưng chúng ta lại ít, hay không có được kinh nghiệm nhiệm mầu này, nên không hiểu hết được sự huyền nhiệm được ở trong Chúa và được Chúa ở trong mình.
-     Tuy nhiên điều này rất bình thường, nên đừng nản lòng, chán nản; quan trọng là chúng ta ý thức cố gắng làm theo.
-     Ai đó đã đưa ra một phương pháp đơn giản để chúng ta nhìn và kinh nghiệm mầu nhiệm này, là lấy một hình ảnh thông thường gần gũi để ví sánh:
         .  Gỉa như chúng ta yếu đuối, sa vào cám dỗ, làm hỏng nhiều chuyện, có nguy cơ suy thoái cả tinh thần lẫn đạo đức.
         .  Nhưng chúng ta có một bạn thân đáng qúi mến, có bản chất mạnh mẽ, đầy lòng yêu thương, hứa sẽ cứu chúng ta khỏi tình trạng suy thoái ấy.
       .   Muốn vậy, chỉ có một cách duy nhất có thể phục hồi tình trạng của mình, là chúng ta phải duy trì mối liên hệ với người bạn tốt đó và nghe lời họ.
-     Cũng như một người hư hỏng, đáng bị đe dọa mà được đặt sống chung với người quyền lực, tử tế đứng đắn, chắc chắn người đó sẽ được an toàn. Nếu bỏ ra đi theo ý riêng mình, người ấy sẽ gặp nguy hiểm, sẽ sa ngã trở lại…
-    Nghĩa là chúng ta luôn luôn phải giữ liên lạc với những điều tốt để tránh xa, đánh bại những cái xấu. Đó là kinh nghiệm qúi gía.
-    Đức Giesu muốn chúng ta cũng phải như vậy, phải quyết tâm giữ mối liên hệ trực tiếp với Ngài luôn mãi, nghĩa là phải ở trong Ngài như Ngài ở trong chúng ta.
-    Sự ở trong Đức Giesu còn có hiệu qủa hơn gấp bội những thí dụ trên, bởi Ngài luôn tiếp xúc, liên hệ, ở với Chúa Cha, nên chẳng còn gì bảo đảm hơn, như Ngài nói: “muốn gì thì anh em cứ xin”. Thật tuyệt vởi phải không?!
-     Có như thế chúng ta mới thường xuyên tâm sự, cầu nguyện và không ra khỏi sự hiện diện của Ngài, tránh được cám dỗ, và những điều ác…
-     Ở trong Thầy còn để liên kết, tiếp xúc thường xuyên với Chúa, thu xếp sao cho mọi hoạt động của đời sống, làm việc, nghỉ ngơi, thực hành Lời Chúa, lãnh nhận các Bí Tích được trôi chảy tốt đẹp, …không giây phút nào chúng ta quên Ngài.
-    Tất cả sức sống của Đức Giesu được chuyền thông qua chúng ta, để chúng ta được sống, sinh hoa kết trái xum xê, nên hữu ích.
-     Thế nên ở lại trong Đức Giesu không chỉ là một huyền nhiệm, mà còn là một điều tối quan trọng, vì Ngài đã nói:
"Nếu không có Thầy, các con không thể làm được gì.
- Ai không ở lại trong Thầy, thì bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo: Những người không kết hiệp với Đức Giesu, tức là không được Ngài tỉa sạch tội lỗi và các thói hư tật xấu, không được ơn Thánh Thần thánh hóa, thì sẽ bị loại ra khỏi Nước Thiên Chúa lmất sự sống đời đời. Điều này là đương nhiên.
-   Đức Giêsu cũng mạc khải cho chúng ta biết điều thật sự tôn vinh Thiên Chúa Cha là“Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy”, là tiếp nối sứ mạng của Đấng Cứu Thế, là nối dài hoạt động của các môn đệ trung tín về sự hiện diện của Ngài trên trần gian, là sinh hoa quả nho ngon ngọt cho mọi người được hưởng.

Lạy Chúa, hôm nay Ngài mun thiết lp với mi Kitô hữu chúng con mt mi tương quan cá vị, mật thiết, gắn bó, có tính sinh tử. Vì thế xin cho chúng con biết vun vén, xây đắp cho mối tương quan ấy mỗi ngày thêm sâu đậm hơn. Biết siêng năng cầu nguyện, biết tham dự các bí tích cách ý thức, thực thi công bằng, bác ái và thực hiện những điều Thánh Thần khơi dậy trong lòng chúng con.
 Cũng xin cho chúng con can đảm, đối đầu với cuộc sống cách kiên cường, sáng suốt, ngay cả khi sự chết đến, chúng con cũng không lo âu sợ hãi, nhưng sẵn sàng chấp nhận sự bắt sâu, cắt tỉa của Ngài, để bỏ đi những tác hại, rườm rà vô ích; hầu dồn nhựa sống vào việc sinh hoa trái ngon ngọt cho Chúa và mọi người. Vì Đức Giesu Chuá chúng con. Amen.
Than men,
duyenky



  
   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét