THÁNH THIỆN TRONG MỌI ĐỘNG THÁI
Thu,
12/04/2018 - Trầm Thiên Thu
Chúng ta đọc Phúc Âm thấy
rằng Chúa Giêsu đã từ bỏ mọi sự khi Ngài đến sống giữa chúng ta. Chúng ta nhận
thấy Lời Hằng Sống hóa thành nhục thể và tự hạ – tùy thuộc vào hậu quả của tình
trạng tội nhân của chúng ta, nhưng Ngài không phạm tội. Chúng ta biết rằng Ngài
tự hạ là muốn để lại điều gì đó và là người vĩ đại để sống giữa những điều và
những con người nhỏ bé.
Thế thôi sao? Nếu vậy,
không ai trong chúng ta có thể từ bỏ chính mình, vì chúng ta không thể đi từ
cái gì đó to lớn tới cái gì đó nhỏ bé.
Vấn đề của chúng ta bao gồm
trong cách phát triển theo tinh thần của Chúa Giêsu: nên giống như Ngài, suy
nghĩ như Ngài, nhìn đời như Ngài, và từ bỏ chính mình. Ngài mặc lấy bản tính
phàm nhân của chúng ta để chúng ta có thể trở nên con cái của Chúa Cha.
1. ĐIỀU RĂN MỚI
Vì chúng ta phải nên
thánh trong hoàn cảnh sống của chúng ta, bất kể nơi chốn, bất kể tài năng,
chúng ta cần tìm hiểu sâu về điều răn mới và tìm hiểu câu trả lời khi tiến
thoái lưỡng nan.
Điều răn mới yêu cầu
chúng ta yêu thương nhau như Chúa Giêsu đã yêu thương chúng ta. Để giải quyết
cách nên thánh, chúng ta chỉ nhìn vào một phương diện tình yêu Thiên Chúa dành
cho chúng ta. Thiên Chúa yêu thương chúng ta nhưng không bắt buộc chúng ta yêu
mến Ngài mà muốn chúng ta biến đổi. Ngài canh giữ chúng ta, ấp ủ chúng ta, hướng
dẫn chúng ta, tha thứ chúng ta, ban ơn cho chúng ta, mở rộng Lòng Thương Xót của
Ngài khi chúng ta ăn năn sám hối vàquyết định sống tốt hơn, Ngài sẽ soi sáng để
chúng ta biến đổi.
Tình yêu của Ngài luôn
phù hợp với ý muốn và cách sắp xếp của chúng ta. Ngài không đòi buộcnhiều hơn
những gì chúng ta có thể cho đi, Ngài không ép buộc chúng ta đi xa hơn khoảng
cách mà chúng ta muốn đi. Ngài tuôn tràn tình yêu và ân sủng trên chúng ta khi
chúng ta trườn bò, bước đi, chạy nhảy hoặc bay thẳng tới Ngài.
Đó có phải là bí quyết từ bỏ chính mình? Đó có
phải là cách yêu thương người lân cận? Đó có phải là cách chúng ta thay đổi và
để cho sự thay đổi đó thay đổi người khác? Sự thánh thiện có phải là điều chúng
ta cầu xin khi chờ đợi một biến cố lớn xảy ra, hoặc là nguồn sức mạnh để phát
triển không ngừng?
2.
SỰ THÁNH THIỆN và CÁC MỐI QUAN HỆ
Người ta sinh sống, làm
việc, đi đây đi đó, vui chơi, mua sắm, học hành, và ăn uống với nhau. Có một sốcư
dân ở hoang địa sống cô đơn mà không lệ thuộc người khác theo cách nào đó. Các
mối quan hệ đặt ra cách chướng ngại to lớn và cách trợ giúp lớn lao để nên
thánh. Người ta ở đó, giới răn yêu thương được trao cho họ, nhưng chúng ta dùng
lệnh truyền đó sơ sài lắm.
Đôi khi chúng ta nghĩ rằng
yêu thương là cảm thấy có cảm xúc, nhưng Thiên Chúa không yêu cầu chúng ta “cảm
thấy”. Yêu thương là quyết định, nhưng trong quyết định đó là gì? Đó có phải là
ý muốn nói rằng “tôi yêu bạn” và rồi quên tuốt luốt chăng? Đó có phải là thi
thoảng tha thứ, hy vọng trường hợp như thế sẽ không xảy ra nữa và trở thành
không yêu thương khi Lòng Thương Xót lại đòi hỏi?
Làm sao chúng ta từ bỏ
mình để Chúa Giêsu có thể tỏa sáng qua chúng ta? Có thể có một từ mô tả đúng điều
Chúa Giêsu đã làm và điều chúng ta phải làm, đó là chữ “thích nghi”. Mọi người
chúng ta gặp đều khác với chúng ta. Các thành viên trong một gia đình cũng khác
nhau. Bạn bè, vợ chồng, anh chị em, các quốc gia, tất cả đều khác nhau. Mọi sự
khác biệt tạo nên tình trạng “cảm thấy” yêu thương khác biệt và khác với những
người đặc biệt tùy theo sở thích và cá tính của họ.
Chúa Giêsu giúp đỡ nhiều
cách, trong các cách đó là thực tế mà chúng ta phải làm tối thiểu, chúng ta phải
làm cho Ngài. Nhưng điều này luôn khó làm, bởi vì chúng ta thấy khó nhận ra
Chúa Giêsu trong tình huống khó chịu, nơi những con người bất toàn và những trường
hợp bất khả dĩ. Chúng ta luôn chờ đợi người khác giống Đức Kitô, cho rằng cách
phản ứng của mình sẽ bình an hơn. Tuy nhiên, chúng ta không thể cho phép mình
đáp lại lời mời gọi nên thánh tùy thuộc vào sự hoán cải, sự biến đổi hoặc động
thái của người khác. Điều gì xảy ra với chúng ta nếu chúng ta không chịu thay đổi,
không hành động như Chúa Giêsu, không yêu thương và không hoán cải?
3.
YÊU NGƯỜI KHÔNG THƯƠNG MÌNH
Điều gì xảy ra với lời mời
gọi nên thánh khi những tình huống khó xử xảy ra và nhưng người mình quan tâm lại
khó ưa, cáu kỉnh và thù hằn? Chúa Giêsu có muốn chúng ta là cây sậy yếu đuối bị
lung lay trước gió? Ngài có chết và đổ máu ra để chúng ta cho phép mình bị đày
đọa đủ kiểu bởi tính khí và kiểu khó ưa của người khác?
Chúng ta có viện cớ vì
thiếu nhân đức khi chúng ta than phiền rằng rõ ràng Thiên Chúa không kêu gọi
chúng ta nên thánh bởi vì chúng ta không sống trong cuộc đời không hề có các vấn
nạn về con người? Chúng ta có nói rằng nếu không vì “người ta” thì chúng ta có
thể nên thánh? Đúng, chúng ta là thế, và Chúa Giêsu biết điều đó khi Ngài truyền
điều răn mới cho chúng ta.
Chúa Giêsu giải quyết với
mọi người mà Ngài gặp theo ánh sáng, nhân đức và lòng quảng đại mà linh hồn họ
đạt tới. Ngài biết người thanh niên giàu có kia có thể làm gì nên Ngài mới yêu
cầu, nhưng anh ta không muốn từ bỏ. Chính người thanh niên đó buồn bã bỏ đi chứ
không phải là Chúa Giêsu. Vì Nguồn Bình An của Chúa Giêsu là Chúa Cha, Ngài có
thể hỏi, nhận lời từ chối,chấp nhận chính con người đó trong tình trạng hiện tại
của linh hồn đó và vẫn yêu thương người đó.
Chúa Giêsu biết Giuđa sẽ
làm gì khi Ngài kêu gọi ông, nhưng điều đó không ngăn cản Ngài kêu gọi ông.
Ngài đối xử với Giuđa theo mức độ của ông vào lúc đó. Vào lúc đó, Giuđalà người
nhiệt thành, hăng háivà tìm cách vào Nước Trời. Chúa Giêsu chấp nhận ông như
chính con người của ông. Ngài vẫn yêu thương ông bằng cách soi sáng cho ông, cảnh
báo chúng ta không được làm tôi hai chủ và chịu đựng tính xấu của ông.
Cách phản ứng của chúng
ta đối với tha nhân khác với cách của Chúa Giêsu. Chúng ta phê phán động lực
chúng ta không thấy, có thể bị lừa vì cứ nhớ chuyện quá khứ và rồi không còn hy
vọng để thay đổi trong tương lai.
4.
CHÚA GIÊSU YÊU THƯƠNG CÁC MÔN ĐỆ
Chúng ta đã thấy cách
Chúa Giêsu yêu thương ông Phêrô. Ngài kêu gọi ông, nhẹ nhàng sửa lỗi ông, cảnh
báo ông về việc chối bỏ Ngài, nhìn ông và tha thứ, và rồi hỏi ông để ông xác định
lòng mến ba lần. Chúa Giêsu không bao giờ nghĩ tới việctước quyền cai quản Giáo
hội mà Ngài đã trao cho ông. Ngài biết nhược điểm (điểm yếu, sở đoản) của ông,
sống với ông, lập kế hoạch,dùng các kế hoạch đó để làm cho Phêrô tiến bộ và tin
tưởng giao quyền quản lý cho ông. Đó là yêu thương.
Chúng ta có thể chắc chắn
rằng các tông đồ không phải lúc nào cũng làm cho Chúa Giêsu thoải mái. Họ đã
không hiểu biết sứ vụ cứu độ của Ngài. Ngài dùng các dụ ngôn vượt ngoài tầm hiểu
của họ, Ước muốn chịu đau khổ của Ngài là điều mầu nhiệm, khó hiểu các mặc khải
của Ngài, giáo huấn của Ngài quá sâu xa đối với trí hiểu của họ. Đôi khi Ngài
hiền từ tới mức họ cảm thấy muốn nói với Ngài điều gì đónhưng họ e ngại, có lúc
Ngài lại nổi nóng đánh đuổi những người buôn bán trong Đền Thờ. Mệnh lệnh của
Ngài có vẻ nghiêm khắc và khó thực hiện trong khi Ngài sống gương mẫu các lệnh
truyền đó. Nhưng những họ vẫn theo Ngài, hy sinh vì Ngài và yêu mến Ngài lắm.
Chúng ta thấy rằng Chúa
Giêsu trưởng thành trong sự hiểu biết thục nghiệm,các môn đệ của Ngài tiến bộ
trong ân sủng và khôn ngoan bằng cách chấp nhận lẫn nhau và thích nghi với
nhau.
Chúa Giêsu dần dần đem ý
nghĩa của các giá trị tới mức cao hơn bằng cách chính Ngài sống theo cách giá
trị đó. Ngài dùng dụ ngôn để làm cho họ thấm nhuần. Ngài thường xuyên tha thứ
cho họ và yêu cầu họ phải tha thứ 70 lần 7. Biết họ “sốc” khi nghe nói về sự
đau khổ, Ngài đề cập cuộc khổ nạn của Ngài sẽ đến vàan ủi họ bằng cách tiên báo
về sự phục sinh của Ngài. Khi họ hỏi thì Ngài trả lời, Ngài đưa ra các chân lý
cao siêu mà không làm cho họ ngơ ngẩn. Ngài làm cho họ kiên nhẫn bằng cách bảo
họ cho năm ngàn người ăn với vài chiếc bánh và vài con cá,rồi chính Ngài hóa
bánh ra nhiều để họ vui vẻ làm điều “không thể”.
Ngài tin họ và kiên nhẫn
chờ đợi những điều đó đơm hoa kết trái, nhưng lúc đó Ngài gặp họ ở chính con
người của họ, Ngài biết rằng ân sủng sẽ đem lại những phẩm chất tố tẩn giấu bên
trong họ.
Sự thánh thiện của Ngài
phá tan bóng tối,và bóng tối tan biến trong ánh sáng thánh thiện của Ngài. Khi
họ biết cách làm cho người khác như Ngài đã làm cho họ, chính họ cũng trở nên
ánh sáng trong bóng tối, có thể tạo ra các phẩm chất tốt đẹp của linh hồn, và
chính họ cũng trở nên thành phần của “ánh sáng chiếu soi mọi người” (Ga 1:9).
5. HIỂU BIẾT TÍNH THÍCH NGHI
Chúng ta có thể gọi khả
năng này là “hiểu biết tính thích nghi”.Nó nhận ánh sáng từ Chúa Giêsu và vì
nguồn ánh sáng đó vô tận, ánh sáng đó bừng sáng và chạm vào người khác. Thánh
Phaolô mô tả “tính thích nghi” đó khi khuyên mọi người phải từ bỏ mình vì người
khác:“Đừng làm chi vì ganh tị hay vì hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường
mà coi người khác hơn mình. Mỗi người đừng tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng
hãy tìm lợi ích cho người khác. Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm
tình như chính Đức Kitô Giêsu. Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không
nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn
toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như
người trần thế”(Pl 2:3-7).
Bí quyết từ bỏ mình, yêu
thương tha nhân như Thiên Chúa yêu thương chúng ta và sống các mối phúc, đó là:
– Chấp nhận Thiên Chúa
theo điều kiện của Ngài.
– Chấp nhận chúng ta là
chính mình.
– Chấp nhận người khác là
chính họ.
Khi chúng ta chấp nhận
Thiên Chúa, chúng ta sẽ làm theo Ý Ngài – khi nhận chúng ta là chính mình,
chúng ta nhận ra sự yếu đuối của mình và sự lệ thuộc vào ân sủng của Ngài. Sự lệ
thuộc này làm cho chúng ta nhận ra rằng Ý Chúa cao siêu đối với chúng ta, và thực
tế này cho phép chúng ta nhìn tha nhân theo ánh sáng mới. Chúng ta chấp nhận
chính con người của người đó. Khi người khác tức giận, chúng ta được Thiên Chúa
mời gọi cách cư xử tế nhị vào lúc đó, vì họ cần nhận ra sự hiền từ – nghĩa là
chúng ta khiêm tốn.
Khi tính của người khác
“khó khăn”, chúng ta thể hiện tình yêu thương bằng cách tránh làm cho họ“khó chịu”.
Kinh nghiệm cho chúng ta biết điều gì làm người khác không vừa lòng vì chúng ta
không cẩn thận làm hoặc nói những điều khiến họ tức giận. Chúng ta phải từ bỏ
mình, chấp nhận sự yếu đuối của người khác và cố gắng phản ứng như Chúa Giêsu.
Nghĩa là “từ bỏ mình và tự nhận mình mang thân phận nô lệ”, như Thánh Phaolô
nói:“Anh em hãy mang gánh nặng cho nhau, như vậy là anh em chu toàn luật Đức
Kitô” (Gl 6:2). Chúng ta cẩn trọng và lưu ý những điều làm vui lòng người khác
– với điều kiện điều đó không là tội lỗi,cố gắng tránh những điều làm phiền người
khác, tự thích nghi với sở thích của người khác và cách cư xử của người khác.
Điều này đặt chúng ta vào
tình yêu thương từ bỏ chính mình. Chúng ta trở nên tấm gương sống động về các mối
phúc. Thánh Phaolô nói:“Xưa anh em là bóng tối, nhưng bây giờ, trong Chúa, ANH
EM LẠI LÀ ÁNH SÁNG. Vậy anh em hãy ăn ở như con cái ánh sáng; mà ánh sáng đem lại
tất cả những gì là lương thiện, công chính và chân thật” (Ep 5:8-9).
Khi chúng ta thích nghi
cách nói chuyện, tính khí, kiến thức, nhân đức, sở thích của chúng ta với tình
trạng của người khác, đó là chúng ta yêu thương họ như Chúa Giêsu – chúng ta là
ánh sáng trong bóng tối,là con cái của Thiên Chúa. Như vậy là chúng ta sống
theo lời khuyên của Thánh Phaolô: “Anh em hãy bắt chước Thiên Chúa, vì anh em
là con cái được Người yêu thương, và hãy sống trong tình bác ái, như Đức Kitô
đã yêu thương chúng ta, và vì chúng ta, đã tự nộp mình làm hiến lễ, làm hy lễ
dâng lên Thiên Chúa tựa hương thơm ngào ngạt” (Ep 5:1-2).
Đó là chết cho chính
mình, từ bỏ mình vì người khác, đó là sự thánh thiện trong chính con người thật
của chúng ta:“Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy
sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15:13). Một số người được mời gọiquên
mình vì người khác, nhưng chúng ta cũng có thể từ bỏ mình vì cách phản ứng của
chúng ta, chiến thắng tính yếu đuối của chúng ta, quên chính mình và chấp nhận
chính con người của người khác – đó là cái chết về tinh thần.
Không phải là lúc nào
Chúa Giêsu cũng bằng lòng với cách hành xử của các môn đệ, nhưng Ngài tự thích
nghi với tính khí của họ, cầu nguyện cho họ, làm gương cho họ. Ngài yêu thương
họ và vui mừng khi họ thay đổi.
Chúng ta thấy các môn đệ
và các Kitô hữu đầu tiên làm điều nàysau Lễ Ngũ Tuần: “Các tín hữu thời bấy giờ
đông đảo, mà chỉ có một lòng một ý. KHÔNG một ai coi bất cứ cái gì mình có là CỦA
RIÊNG, nhưng đối với họ, MỌI SỰ ĐỀU LÀ CỦA CHUNG” (Cv 4:32). Sự kết hiệp của
tâm hồn và linh hồn là bất tử nếu người đó từ bỏ chính mình, nghĩ về cách làm
vui lòng người khác hơn là làm vui chính mình.
Chúa Giêsu đã đề cập điều
đó khi Ngài nói với các môn đệ:“Anh em gọi Thầy là Thầy, là Chúa, điều đó phải
lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn
rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương
cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13:13-15). Đó là
Ngài nói về mỗi chúng ta,những người có tinh thần yêu thương và khiêm nhường
khi chúng ta phục vụ lẫn nhau. Sự phục vụ đó không chỉ về thể lý, mà còn về
cách nhẫn nhục và chịu đựng, bằng cách cẩn thậnliệu trướctính khí và sự yếu đuối
của người khác, và bằng tình yêu thương từ bỏ chính mình.
Để kiên nhẫn trong nhiệm
vụ cay đắng và ngọt ngào của tình yêu thương thánh đức, chúng ta phải duy trì mối
quan hệ mật thiết với Thiên Chúa, nền tảng của đức khiêm nhường và sự tự biết
mình.
6. ĐẾN VỚI THA NHÂN
Sức mạnh tinh thần không
thể có trong chính nó, mà nó phải đi đến với người khác.Như vậy là chúng ta được
Thiên Chúa truyền lệnh phải yêu mến Thiên Chúa hết sức và hết lòng, và yêu
thương tha nhânnhư Ngài yêu thương – đó là tình yêu thương tuôn chảy giữa Thiên
Chúa và linh hồn chúng ta, giữa linh hồn chúng ta và tha nhân.
Khó lắm, nhưng sức nặng
thập giá đó còn nhẹ nhà khi so sánh với sức nặng của những cơn giận không được
kiểm soát, sự cố chấp ý kiến, sựkhông cố gắng biến đổi chính mình, sự oán giận,
sự hối tiếc và tội lỗi. Chấp nhận hiện tạinhư Chúa Giêsu sẽ làm cho gánh nặng
trở nên nhẹ nhàng: “Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi
có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng.
Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng” (Mt 11:29-30).
Ân sủng ở ngay trong những
gì xảy ra cho bạn vào thời điểm đó. Sử dụng điều đó như thế nào? Ủng hộ hay chống
đối? Thánh Phaolô nói: “Anh em là những người trong dân thánh, những người được
hưởng chung ơn gọi bởi trời, anh em hãy ngắm nhìn Đức Giêsu là Sứ Giả, là Thượng
Tế, là Trung Gian cho chúng ta tuyên xưng đức tin” (Dt 3:1).
Chúa Giêsu mời gọi chúng
ta nên thánh trong mọi thứ xảy ra. Hãy để cho cuộc đời mình reo vang nhưtiếng
chuông trong trẻo để nói với người khác: “Đức Giêsu là Thiên Chúa. Chúa Giêsu
yêu thương bạn”.
MẸ ANGELICA
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ
từ CatholicExchange.com)
Chúa Nhật III PS – 2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét