Hãy Hiệp nhất trong Tình yêu
Sat, 18/01/2020 - Lại Thế Lãng dịch
Điều thường làm người
Công giáo sửng sốt là Giáo hội kêu gọi mọi thành viên tham gia vào công việc
kiến tạo sự hiệp nhất. Mỗi người chúng ta được mời gọi làm những gì có thể để
hàn gắn sự chia rẽ và mang lại sự đoàn kết giữa các tín hữu từ mọi truyền thống
đức tin Kitô giáo. Người ta thường nghĩ rằng công việc này thuộc về các giám
mục, các chuyên gia thần học và của Giáo hoàng. Tất nhiên những vị này đóng một
vai trò quan trọng, đặc biệt khi nói đến các cuộc đối thoại chính thức hoặc các
cuộc thảo luận về giáo lý. Nhưng Giáo hội cũng khẳng định rằng còn có
nhiều việc khác để tiến tới hiệp nhất hơn là chỉ có đối thoại và giải
thích thần học. Còn có tình thương, sự hòa giải, tôn trọng nhau và hối cải – và
công việc này thuộc về mỗi người Công giáo. Thiên Chúa muốn tất cả chúng ta nên
một và điều đó có nghĩa là tất cả chúng ta đều có một vai trò quan trọng. Đây
là cách các Nghị phụ của Công đồng Vatican II giải thích: Việc đạt đến đoàn kết
là mối quan tâm của toàn thể Giáo hội, tín hữu cũng như mục tử. Mối quan tâm
này mở rộng đến tất cả mọi người tùy thuộc vào tài năng của người đó, cho dù là
được thực hành hàng ngày trong đời sống Kitô giáo hay là trong nghiên cứu thần
học và lịch sử. (Unitatis Redintegratio, 5)
Một lời mời gọi chuyển
hóa
Ngay từ lúc đầu, phong
trào hiệp nhất được xem là công việc trước hết của Chúa Thánh Thần. Công việc
của sự hiệp nhất không chỉ là công việc của loài người và đặc biệt không chỉ là
công việc của các chuyên gia. Công việc này được xây dựng trên sự cầu nguyện,
trên hoa trái của Chúa Thánh Thần và trên sự mở lòng ra cho hoạt động của Thiên
Chúa trong tâm hồn của dân Ngài.
Không ai, không có vấn
đề “bình thường” hay “không đủ tiêu chuẩn” mà họ cảm thấy, nằm ngoài lời mời
gọi này. Nghe có vẻ đáng sơ nhưng không hề. Các Nghị phụ đã bao gồm chúng ta vì
các ngài biết chỉ riêng các ngài thì không thể làm việc đó. Các ngài biết rằng
chúng ta có thể tạo ra sự khác biệt theo cách mà các ngài không thể. Chúng ta
gặp gỡ những người bình thường từ các truyền thống khác nhau mỗi ngày. Điều này
cho chúng ta sự cá biệt – và cần thiết – để gieo hạt giống của sự hiểu biết và
thiện ý. Nó cho chúng ta cơ hội để đối xử với họ trong sự kính trọng và yêu
thương và cũng để cho họ thấy rằng chúng ta muốn sống như là những anh chị em.
Đây là lý do tại sao
Giáo hội liên tục nhấn mạnh tinh thần hiệp nhất bổ sung cho khía cạnh trí tuệ.
Đây cũng là lý do tại sao Giáo hội mời gọi chúng ta chuyển biến sâu hơn – để bỏ
sang một bên những gì thuộc về định kiến, niềm kiêu hãnh hoặc sự sợ hãi
có thể ngăn cản chúng ta yêu thương tất cả anh chị em trong Chúa Kitô. Sách
Hướng dẫn Hiệp nhất nói với chúng ta “Thiên Chúa mời gọi chuyển biến
nội tâm và canh tân Giáo hội, rất cơ bản để tìm kiếm sự đoàn kết, không trừ một
ai. Vì lý do đó tất cả mọi tín hữu được mời gọi để thực hiện một cam kết cá
nhân đối với việc thúc đẩy gia tăng sự cảm thông với những Kitô hữu khác” (55).
Vì vậy hãy mở lòng ra
đối với lời mời gọi Giáo hội đã phó thác cho chúng ta. Hãy xem làm sao để
chuyển hóa và cầu nguyện có nghĩa là làm việc tay trong tay với đối thoại và
hiểu biết.
Hiệp nhất thiêng liêng
Một trong những chủ đề
về giáo huấn của Giáo hội về hiệp nhất là “Hiệp nhất thiêng liêng”. Phần này
của lời mời gọi hiệp nhất nhấn mạnh vai trò trung tâm của sự cầu nguyện cho
nhau, hối cải và thánh thiện. Nó tập trung vào cầu nguyện cho mọi người tham
gia vào công việc đối thoại, cầu nguyện cho sự đoàn kết giữa các nhà thờ nói
chung và cống hiến bản thân để chuyển biến liên tục và sâu sắc. Cách chúng ta
sống mỗi ngày có thể tạo ra một tác động thực sự có thể thấy rõ.
Hiệp nhất thiêng liêng
cho chúng ta biết rằng khi chúng ta làm những việc này thì việc mở lòng để xây
dựng mối quan hệ giữa các truyền thống đức tin sẽ tăng tiến. Chúng ta cũng thấy
tự mình sẵn sàng hơn để xây dựng những mối quan hệ này – và mở rộng hơn nữa cho
những qùa tặng và ơn lành mà anh chị em của chúng ta có: “Sự thay đổi
trong tâm hồn và sự thánh thiện trong đời sống cùng với việc cầu nguyện chung
và riêng cho sự đoàn kết Kitô hữu, nên được coi là linh hồn của toàn thể phong
trào hiệp nhất” (Unities Reintegration, 8).
Cùng nhau cầu nguyện
Ngoài việc cầu nguyện
cho các anh chị em của chúng ta từ các truyền thống khác nhau, Giáo hội kêu gọi
chúng ta thực hiện bước tiếp theo là cầu nguyện với họ. Đây là cách Thánh Giáo
hoàng Gioan Phalô II mô tả:
Khi các anh chị em
không ở trong mối quan hệ hoàn hảo với nhau đến để cùng cầu nguyện với nhau,
Công đồng Vatican II định nghĩa những lời cầu nguyện của họ như là linh hồn của
toàn thể phong trào hiệp nhất. Những lời cầu nguyện này là: “một phương
tiện rất hiệu nghiệm của việc cầu xin cho ân sủng của sự đoàn kết . . . một
biểu hiện chính đáng của mối liên hệ mà cho đến nay ràng buộc người Công giáo
với những anh chị em tách rời của họ”. (Ut Unum Sint, 21).
Điều đó nghe có vẻ hợp
lý nhưng lại không dễ có được. Tất nhiên chúng ta có thể tham gia khi vị chính
xứ hay nhóm cầu nguyện trong giáo xứ tổ chức các buổi cầu nguyện cho sự hiệp
nhất. Nhưng những loại sự kiện như thế này không phải là cách duy nhất. Có lẽ
một người bạn hay một đồng nghiệp từ truyền thống khác tham gia một buổi học
hỏi Kinh Thánh hay một nhóm cầu nguyện. Hãy hỏi xem thỉnh thoảng chúng ta có
thể tham dự với họ không? Hãy cố gắng mở ra những cơ hội để cầu nguyện với ai
đó cho nhu cầu của họ và xin người đó cầu nguyện cho nhu cầu của chúng ta. Hoặc
chúng ta có thể đi thêm một bước nữa là mời một người bạn tham gia với chúng ta
thường xuyên trong buổi cầu nguyện cho sự hiệp nhất giữa các truyền thống.
Nguyên một tuần lễ cầu
nguyện
Mỗi năm các Kitô hữu
từ những truyền thống khác nhau đến với nhau từ ngày 18 đến ngày 25 tháng 1 để
cử hành Tuần lễ Cầu nguyện cho sự Hiệp nhất Kitô giáo. Trong tuần lễ này các sự
kiện đặc biệt thường được bảo trợ bởi một số nhà thờ trong một thị trấn –
thường là các buổi tụ họp cầu nguyện chung và các hoạt động xã hội để giúp mọi
người hiểu biết lẫn nhau. Nếu chúng ta muốn xem hiệp nhất trong hành động ở cấp
địa phương thì đây thường là cơ hội tốt nhất của chung ta.
Một lần nữa, đừng chỉ
giới hạn mình trong các buổi hội họp chính thức. Mỗi ngày trong tuần lễ này hãy
cầu nguyện với gia đình hoặc bạn bè cho sự hiệp nhất Kitô giáo. Tìm một thời
gian dành cho việc làm này và cố gắng trung thành với nó. Chúng ta cũng có thể
tìm trên trang web của Vatican một đoạn Kinh Thánh để suy gẫm trong tuần lễ đặc
biệt này. Dùng một vài phút đọc những đoạn này rồi để chúng hướng dẫn chúng ta
cầu nguyện. Và khi chúng ta cầu nguyện hãy nhớ rằng chúng ta đang cầu nguyện
cho điều rất gần với trái tim của Cha trên trời.
Một cách khác để cử
hành tuần lễ đặc biệt này là mỗi ngày cầu nguyện cho một truyền thống đức tin
khác nhau. Chúng ta có thể bao gồm những truyền thống như phái Ngũ tuần, phái
Lute, Anh giáo, phái Trưởng lão, Chính thống giáo Đông phương và dĩ nhiên là cả
Công giáo nữa. Có lẽ chúng ta nên dành một vài phút học hỏi một chút về truyền
thống của họ trước khi cầu nguyện cho họ. Cầu xin Thiên Chúa ban phước lành cho
họ. Xin Ngài tha thứ cho chúng ta nếu như chúng ta đã từng có những phán đoán
chống lại họ. Và cầu nguyện rằng chúng ta có thể tìm được cách phá bỏ tất cả
những rào cản khiến chúng ta xa cách.
Cùng nhau làm việc cho
Vương quốc
Tất nhiên “mối
quan hệ giữa các Kitô hữu không chỉ nhắm vào sự hiểu biết hỗ tương, cầu nguyện
chung và đối thoại. Chúng hàm ý từ nay trở đi kêu gọi tất cả các hình
thức hợp tác thực tiễn có thể ở tất cả mọi cấp: mục vụ, văn hóa, xã hội cũng
như làm chứng cho những thông điệp của Phúc Âm . . . Sự hợp tác này . . . là
một biểu hiệu của chính Chúa Kitô . . . Sự thống nhất hành động dẫn đến tình
đoàn kết đầy đủ của niềm tin” (Ut Unum Sint, 40).
Điều này có nghĩa là
chúng ta có thể gia nhập với các Kitô hữu khác để truyền giáo. Nó cũng có nghĩa
là chúng ta nên cởi mở để làm việc cạnh nhau trong sứ vụ truyền giáo. Cung cấp
súp gà, nơi trú ẩn cho người vô gia cư, trung tâm săn sóc thai phụ, các chương
trình hướng dẫn – những thứ này và rất nhiều những nỗ lực cung cấp dịch vụ khác
có thể tạo ra môi trường hoàn hảo để phát triển trong sự tôn trọng các truyền
thống khác nhau bằng cách yêu cầu một người giải thích niềm tin của họ cho
chúng ta. Chúng ta càng lắng nghe nhau chúng ta càng phát triển qua lại trong
tình yêu thương và sự kính trọng.
Chúng ta không thể ngờ
rằng bằng những cách tiếp cận khác nhau chúng ta có thể tìm thấy điều gì đó mới
lạ trong phạm vi của chúng ta. Hãy nhớ rằng phong trào hiệp nhất sẽ bật dậy khi
tín hữu từ những truyền thống khác nhau bắt đầu cảm thấy được kêu gọi hướng tới
nhau. Cảm giác đó phải tiếp tục ngày hôm nay.
Con đường phía trước
Ít lâu sau khi Công
đồng Vatican II kết thúc, Kitô hữu từ mọi truyền thống lòng đầy phấn kích và dự
đoán. Dường như nhiều người nghĩ rằng việc hiệp nhất Kitô giáo sẽ tiến tới
nhanh chóng. Với việc thiết lập những cuộc đối thoại và ơn phước của nhiều cuộc
tập họp cầu nguyện chung, nhiều tiến bộ thực sự đã đạt được trong một vài năm
ngắn ngủi. Nhưng công việc thì thật là chậm chạp. Thật không dễ dàng để vượt
qua những chia rẽ hàng thế kỷ. Thật không dễ dàng giải quyết những khác biệt về
giáo lý và phụng vụ. Đó là lý do tại sao chúng ta cần kết hợp sự kiên nhẫn và
bền vỉ trong lời cầu nguyện. Đó là lý do tại sao chúng ta cần một lời cam kết
mạnh mẽ để liên tục hối cải hầu cho toàn thể thân thể Chúa Kitô có thể lớn mạnh
trong sự thánh thiện.
Các nghị phụ biết rằng
những trở ngại cho sự hiệp nhất sắp xẩy ra bất ngờ. Thậm chí, quan trọng hơn,
các ngài còn biết rằng những nỗ lực riêng của loài người không đủ để tạo nên sự
hiệp nhất mà Thiên Chúa mong muốn “Đó là vì điều này” các ngài
đã viết “rằng Hội đồng đặt tất cả hy vọng của mình trên lời cầu nguyện
của Chúa Kitô cho Giáo hội, trên tình yêu của Cha chúng ta và trên sức mạnh của
Chúa Thánh Thần.” (Unitatis Redintegratio, 24).
Nguyện xin Chúa Thánh
Thần tiếp tục đem chúng ta đến với nhau. Nguyện xin cho tất cả chúng ta cùng
cầu nguyện “ Lạy Chúa, xin làm cho chúng con nên một”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét