Lạy chúa, xin làm cho chúng con nên Một
the
Word among us-Lại Thế Lãng dịch
Điều sau đây đã bao giờ xẩy ra với bạn chưa? Bạn
đang ngồi trong nhà thờ, chờ thánh lễ bắt đầu thì có người đi vào và ngồi ở
hàng ghế ngay phía sau bạn. Người đó có thể là người đã làm cho bạn bực mình
trước đây - một người hàng xóm ồn ào, cha mẹ của một đứa trẻ đã bắt nạt con gái
bạn năm ngoái, cũng có thể chỉ là một người hát qúa lớn hoặc có quan điểm chính
trị làm cho bạn phát điên lên. Dù là lý do nào, đã có một khoảng cách giữa bạn
và người đó và sự hiện diện của người đó làm cho bạn thấy không thoải mái.
Đến nghi thức chúc bình an cho nhau. Bạn sẽ
làm gì? Bạn sẽ tránh người đó? Bạn miễn cưỡng bắt tay hay tệ hơn, đưa một cái
nhìn lạnh nhạt? Hay bạn cố gắng bỏ sự khác biệt qua một bên và với sự chân
thành bạn nói “Xin chúc bình an?”
Tình trạng này là một
cách đơn giản để hiểu được sự phân rẽ giữa những Kitô hữu của Công Giáo, Tin
Lành và Chính Thống. Trong nhiều thế kỷ đã có khoảng cách giữa chúng ta .Và
Giáo Hội đang kêu gọi chúng ta quay lại với nhau và chân thành đem lại cho nhau
sự bình an trong Chúa Kitô. Chúng ta muốn nhìn vào lời kêu gọi cho sự đoàn kết
Kitô giáo này cũng gọi là Hiệp nhất. Chúng ta muốn xem Thiên Chúa đã mong mỏi
như thế nào khi Ngài muốn tất cả mọi tín hữu vượt qua mọi khác biệt để có thể
“tất cả nên một” như Ngài là một với Con Ngài là Đức Giêsu (Gioan 17: 22).
Nỗi đau của
sự Phân rẽ
Cha mẹ buồn bã khi con
cái không hòa thuận với nhau, nhất là
khi sự chia rẽ trầm trọng hoặc kéo dài. Họ đau buồn về sự chia rẽ trong
gia đình. Vì vậy hãy nghĩ xem Thiên Chúa Cha đau buồn như thế nào khi thấy con
cái của Ngài phân rẽ, không thể yêu thương nhau, không thể cùng nhau làm việc.
Thử nghĩ xem trái tim Ngài bị xé ra như thế nào khi Ngài nhìn thấy qúa nhiều những
chia rẽ giữa con cái Thiên Chúa thay vì là một Giáo Hội duy nhất, thánh thiện,
công giáo và tông truyền mà Ngài đã khai sinh trong ngày lễ Ngũ Tuần.
Tại sao Thiên Chúa đau buồn
về sự phân rẽ của chúng ta? Bởi vì bản thân Ngài sống trong sự hiệp nhất. Mỗi
khi chúng ta đọc “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” là chúng ta đang tuyên
xưng rằng Thiên Chúa là sự kết hợp của Ba Ngôi thiêng liêng. Thiên Chúa yêu
thương sự hiệp nhất bởi vì bản thân Ngài là một. Ngài sống trong một cộng đồng
của tình yêu và giống như bất cứ người cha nào, Ngài vui thích khi thấy con cái
của Ngài yêu thương nhau và sống trong sự hiệp nhất với nhau. Đó là lý do tại
sao Ngài kêu gọi chúng ta cùng nhau sống đức tin trong một Giáo Hội chứ không
phải như những cá nhân riêng rẽ. Đơn giản là Thiên Chúa yêu thích sự hiệp nhất.
Nhưng Thiên Chúa càng
mong muốn nhìn thấy con cái Ngài đoàn kết thì chất độc của sự chia rẽ dường như
lan tràn trong mọi thế hệ. Từ lúc Ađam và Evà đổ lỗi cho nhau về tội lỗi đầu
tiên cho đến ngày hôm nay thì xung đột, hiểu làm và chia rẽ đã làm cho việc xây
dựng vương quốc của Thiên Chúa khó khăn hơn. Như là con rắn trong vườn địa đàng
tìm cách chia rẽ chúng ta với Thiên Chúa và giữa chúng ta với nhau, ma quỉ - kẻ
tố cáo anh chị em chúng ta (Khải Huyền 12: 10) – vẫn đang cố gắng chia rẽ con
cái Thiên Chúa.
Ngay từ Giáo Hội tiên khởi
đã phấn đấu để ở trong hiệp nhất. Mặc dầu văn hóa, niềm tin và triết lý của người
Do thái và dân ngoại thường trái ngược nhau nhưng vì tin tưởng vào Chúa Kitô, họ
có thể đến với nhau như anh chị em. Người nô lệ và chủ nhân đã trở thành thành
viên của cùng một gia đình trong Chúa Kitô. Đàn ông và phụ nữ bây giờ đều là những
người cùng thừa kế với Chúa Kitô, bình đẳng về nhân phẩm và đều là con cái
Thiên Chúa. Người giàu và người nghèo học cách để yêu thương nhau.
Nhưng sự hiệp nhất này
thường bị đe dọa bởi sự tác động từ bên trong lẫn bên ngoài. Trong thực tế đã
có những bức thư trong Tân Ước - như là thư gửi tín hữu Galát, Rôma và Êphêsô –
đã được viết ra để giúp các Kitô hữu hiểu được ý muốn hiệp nhất của Thiên Chúa,
giúp họ có thể vượt qua những chia rẽ. Phaolô đã cho họ thấy ý muốn của Thiên
Chúa về hiệp nhất nóng bỏng như thế nào. Và nếu hiệp nhất là quan trọng đối với
Thiên Chúa như thế, hãy tưởng tượng Ngài trông đợi ra sao đối với sự hiệp nhất
của mọi tín hữu.
Hãy tưởng tượng một Giáo
Hội hiệp nhất
Bạn có thể tưởng tượng một
Giáo hội hiệp nhất ngày hôm nay sẽ như thế nào không? Hãy suy nghĩ về phần nào những bằng chứng có thể ảnh hưởng đến
thế giới. Thay vì chia rẽ và phân ly, chúng ta có thể trở thành một mẫu mực của
tình yêu thương khi chúng ta tuyên xưng Tin mừng của Chúa Kitô bên cạnh nhau.
Thay vì tranh cãi về những khác biệt về giáo lý, chúng ta có thể cho thế giới
thấy được chúng ta chăm sóc cho nhau cũng như Thiên Chúa chăm sóc chúng ta có ý
nghĩa như thế nào. Hoạc suy nghĩ về những
bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ
những món qùa và tài năng của chúng ta. Như Chúa Giêsu đã hứa, thế gian sẽ biết
chúng ta là môn đệ của Ngài vì cách chúng ta yêu thương nhau (Gioan 13: 35).
Nhưng có lẽ hơn bất cứ loại
bằng chứng nào, một Giáo hội hiệp nhất sẽ là một chứng ngôn sống động đối với sức
mạnh của sự tha thứ và hòa giải. “Nhìn vào cách họ vượt qua sự khác biệt như thế
nào” người ta sẽ nói “Thực tế là họ đã hòa giải sau nhiều thế kỷ tách biệt là bằng
chứng sống động của một Thiên Chúa yêu thương chúng ta”. Thay vì là sự gièm pha
vì sự chia rẽ, những việc làm của chúng ta sẽ thu hút mọi người từ mọi cảnh ngộ
thành một mối quan hệ với Thiên Chúa.
Lạy Cha, xin
làm cho chúng nên Một
Trong thời gian sống trên
trái đất, Chúa Giêsu đã làm việc và cầu nguyện nhiệt thành cho sự hiệp nhất.
Ngài đã vươn tới dân ngoại cũng như dân Do thái. Ngài chào đón người có học
cũng như người thất học, phụ nữ cũng như nam giới, người qúa khích và người thu
thuế. Ngài đã dành thời gian với người giầu và với người nghèo. Ngài không hề
phân biệt, Ngài mời gọi mọi người đi theo Ngài.
Hiệp nhất thật sự rất
quan trọng đối với Chúa Giêsu vì đó là điều cuối cùng Ngài nhắm tới trong Bữa
ăn Cuối cùng “Con cầu nguyện . . . cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, để tất
cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng
ta”(Gioan 17: 20-21). Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu không chỉ là một ước vọng.
Ngài không chỉ nói lên sự ưa thích của Ngài. Không. Lời cầu nguyện này tuôn ra
từ trong trái tim như là kết qủa của sự hiệp nhất giữa Ngài với Cha Ngài. Chúa
Giêsu biết rằng Cha Ngài muốn tất cả chúng ta cùng chia sẻ trong sự hiệp nhất của
Ba Ngôi. Cũng như Ngài hiểu mong muốn hiệp nhất của Cha Ngài. Chúa Giêsu lập lại
mong muốn đó với cha Ngài trong lời cầu khẩn thiết tiếp tục vang vọng đến ngày hôm nay.
Theo cách tương tự, khi
chúng ta cầu nguyện cho sự hiệp nhất, chúng ta đang lập lại với Cha trên trời
những lời tràn ra từ thẳm sâu trong trái tim Ngài. Điều này có nghĩa là khi
chúng ta cầu nguyện cho sự hiệp nhất chúng ta đang rút ra từ một nguồn sức mạnh
thiêng liêng. Hơn nữa chúng ta có thể tự tin rằng bởi vì nó qúa gần gũi với
trái tim của Đức Chúa Cha, Thiên Chúa nghe lời cầu nguyện của chúng ta và sẵn
sàng đáp lại.
Những Tâm hồn chia rẽ, một Giáo hội phân rẽ
Lịch sử loài người đầy rẫy
những câu chuyện về sự đau khổ do chia rẽ và phân ly gây ra. Nhưng Thiên Chúa
không muốn lịch sử của chúng ta làm cho chúng ta cảm thấy vô vọng. Trong thực tế
hầu hết Kitô hữu muốn sống trong sự hiệp nhất. Chúng ta thấy những truyền thống
đức tin bị rạn nứt và những định kiến chống lại nhau, và chúng ta thấy đó là điều
không đúng. Có thể chúng ta tự hỏi “Tại sao chúng ta qúa chia rẽ?”
Tất nhiên có những khác
biệt thực sự trong giáo lý, trong thực hành và trong Phụng vụ giữa các truyền
thống đức tin rất khó vượt qua. Nhưng chúng ta cũng phải nhìn vào tâm hồn mình.
Chúng ta đều biết sẽ như thế nào khi có những suy nghĩ chia rẽ đối với những
giáo dân trong giáo xứ hay những phán đoán tiêu cực đối với truyền thống đức
tin của họ. Không ai trong chúng ta qua cuộc sống mà không có một vài kinh nghiệm
về sự chia rẽ, cho dù trong gia đình hay giữa bạn bè. Chúng ta có thể nuôi dưỡng những ngờ vực đối với những người đã làm tổn
thương chúng ta. Chúng ta thậm chí còn nói những điều không hay về người khác.
Chúng ta có thể rất dễ tập trung vào những điều nhỏ nhặt, chẳng hạn một sự đóng
góp không được đánh giá đúng mức, một sự phục vụ bị bỏ qua không được ngó ngàng
tới . Và chúng ta để cho những thứ đó trở thành cay đắng, bất dung thứ hay là
ganh tỵ.
Đúng thật, mỗi người
chúng ta đã phạm tội và góp phần vào sự phân rẽ trong Giáo hội và trên thế giới.
Nhưng Thiên Chúa không từ bỏ hy vọng. Cho đến ngày hôm nay, Ngài đang mời gọi
chúng ta noi gương Con của Ngài bằng cách cầu nguyện thiết tha và kiên trì làm
việc cho sự hớp nhất.
Khao khát
Hiệp nhất
Vậy làm thế nào chúng ta
có thể bắt đầu phá vỡ những bức tường của sự chia rẽ? Việc đầu tiên chúng ta cần
làm là ăn năn và tin tưởng. Khi trong lòng chúng ta bất chợt nảy sinh những suy
nghĩ chia rẽ, chúng ta nên quay về với Chúa và xin Ngài tha thứ. Khi làm như vậy
chúng ta sẽ cảm nhận được rằng Thiên Chúa đang tuôn đổ ân sủng vào trong tâm hồn
chúng ta. Đó là ân sủng được mô tả trong lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trong Bữa
ăn Cuối cùng “để tất cả nên một” (Gioan 17: 21). Và đó là ân sủng để trở thành
sức mạnh cho sự hiệp nhất.
Vậy hãy cầu nguyện cho sự
hiệp nhất. Hãy cầu nguyện cho sự hiệp nhất trong các buổi cầu nguyện hàng ngày,
xin Thiên Chúa hàn gắn mọi chia rẽ và đem Giáo hội đến với nhau như là một.
Chúng ta càng tìm kiếm sự hiệp nhất thì chúng ta càng khao khát sự hiệp nhất-
Như chính Chúa Giêsu đã làm./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét