Jan 19, 2020 – Chúa
nhật 2 thường niên năm A
Các ngày lễ lớn đầu năm đã qua, tuần
này Phụng vụ trở lại mùa thường niên, mở đầu là tuần lễ hết sức quan
trọng trong cuộc đời Đức Giesu. Thời điểm Ngài đã chịu phép rửa, đã chịu cám dỗ
và sắp bắt tay vào công tác của Ngài trong thế gian.
Phụng vụ muốn dẫn chúng ta từng bước
đồng hành với Ngài, không phải độc hành, mà chúng ta cùng đi với Ngài qua những
chặng đường từ Nadarét đến Galilê để tới Giêrusalem; từ gian khổ đến vinh
quang; từ chết đến sống lại, đi theo Ngài, không sợ lạc đường, không sợ khó
khăn, chắc chắn chúng ta sẽ tới đích.
Tin
Mừng Thánh Gioan hôm nay cho thấy rõ Gioan Tẩy Gỉa tự phát tôn vinh Đức Giesu.
Ông gọi Ngài bằng một danh hiệu phi thường đã được gắn liền trong ngôn ngữ của
hiến tế: “Chiên Thiên Chúa”:
1. Con
chiên của lễ Vượt Qua:
- Không
người Do Thái nào không biết đến câu chuyện cổ về lễ Vượt Qua của cha ông
họ: nhờ nghe lời Thiên Sứ, lấy máu con chiên bị giết bôi lên cửa nhà mà con
trai đầu lòng của người Israen được bảo vệ an toàn, thoát được cơn hủy diệt
trong đêm họ rời khỏi Ai Câp. Sau này, hằng năm họ dùng chiên để làm của lễ cho
ngày kỷ niệm lễ Vượt Qua ấy.
- Khi Gioan Tẩy
Giả thấy Đức Giêsu xuất hiện trước dân chúng lần đầu tiên. Vì chưa ai
biết Ngài, nên ông giới thiệu Ngài, bằng kiểu nói liên tưởng đến sự khổ nạn
của Ngài:
- “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội
trần gian.”
-
Được hiểu Đức Giêsu là"Con Chiên Thiên Chúa": như
trong lễ nghi đền tội của Do Thái giáo, tội nhân đem một con chiên lên Đền thờ,
úp tay mình xuống con chiên tỏ ý trút hết tội mình lên nó; tiếp theo, tư tế sẽ
giết con chiên. Nó chịu chết để đền tội thay cho tội nhân. Như thế tất cả tội
lỗi của tội nhân đều được tẩy xóa.
-
Đức Giêsu là "Con Thiên Chúa": Nhờ ơn soi
sáng đặc biệt của Thánh Thần trong biến cố làm phép rửa cho Đức Giêsu, Gioan
Tẩy giả được biết Ngài là con ruột của Thiên Chúa, không phải như thói quen các
vua chúa tự xưng mình là con, con Trời hay con nuôi Thiên Chúa.
- “Con Chiên gánh tội trần gian”: thời Cựu Ước, trong ngày lễ đền tội,
người Do Thái bắt một con chiên đem đến cho Tư tế. Vị Tư Tế đọc một danh sách
các thứ tội của dân chúng và kêu gọi mọi người sám hối. Sau đó Tư Tế đặt tay
trên đầu con chiên, ngụ ý trút hết danh sách tội ấy lên đầu nó, rồi đuổi nó vào
sa mạc. Con chiên ấy được gọi là con chiên gánh tội.
-
Khi Gioan Tẩy giả giới thiệu Đức Giêsu là "Con Chiên Thiên
Chúa, Đấng gánh tội trần gian" hay“xóa tội trần
gian”, thì cũng ngụ ý rằng Ngài đã gánh lấy tất cả tội lỗi con người
nên từ nay chúng ta không còn tội gì nữa.
-
Quả thực Đức Giêsu đã gánh lấy tội trần gian và xóa mọi tội ấy. Nghĩa là
nhờ Ngài mà tội lỗi chúng ta được tha thứ. Nhưng điều này không có nghĩa là
chúng ta không phải làm gì cả.
-
Nên cần phân biệt rõ giữa tội lỗi và thân phận tội lỗi. Đức Giêsu gánh
lấy và tha thứ tội lỗi cho chúng ta, như con chiên đã mang tội lỗi dân Do Thái
vào sa mạc. Nhưng thân phận tội lỗi của chúng ta vẫn còn đó. Ngài muốn giúp
chúng ta cải thiện thân phận ấy, với sự hợp tác của chúng ta.
-
Bằng cách Ngài đến với chúng ta, sống gần chúng ta, gieo vào tâm hồn
chúng ta những điều tốt lành và thánh thiện của Ngài.
-
Chúng ta cần hợp tác bằng cách tiếp nhận Ngài, sống với Ngài và để cho
những hạt giống ấy lớn lên trong lòng mình.
-
Nhưng sự tha thứ của Chúa và bí tích Giải tội không phải là một thứ phù
phép, mà là một trợ lực, một hạt giống.
-
Mặt khác, xóa bỏ mọi tội lỗi trần gian nghĩa là người đó phải có quyền
thế cao trên hết mọi quyền thế trần gian và phải được Thiên Chúa chấp
nhận.
- Gioan Tẩy Gỉa đã giới thiệu Đức Giesu chính là người ấy. Và chỉ một mình Ngài mới có quyền thế giải thoát và tha thứ hết mọi tội lỗi cho chúng ta mà thôi.
- Gioan Tẩy Gỉa đã giới thiệu Đức Giesu chính là người ấy. Và chỉ một mình Ngài mới có quyền thế giải thoát và tha thứ hết mọi tội lỗi cho chúng ta mà thôi.
-
Trong thời gian giảng dạy, Đức Giesu cũng đã phán và làm những việc chứng minh
về quyền thế mà Ngài đã được Chúa Cha trao ban.
- Vì thế sau đó, trong
tất cả các việc xin tha tội, xin xóa bỏ, xin tha thứ… Giáo Hội đều dùng hình
ảnh, và Thánh Danh Con Chiên Thiên Chúa, là Đức Giesu Cứu Thế, để làm của lễ
dâng lên Thiên Chúa.
2. Việc
dâng của lễ:
- Theo tục lệ Do Thái, hằng ngày vào buổi sáng và
buổi chiều, luôn luôn có một con chiên được dâng làm của lễ trong đền thờ để
chuộc tội cho dân chúng.
- Tục lệ này rất
nghiêm ngặt, đến độ bao lâu còn đền thờ thì của lễ còn được dâng lên
mỗi ngày.
- Cả khi dân chúng
nghèo nàn đến độ chết đói vì chiến tranh hay bị bao vây, họ cũng chẳng bao giờ
bỏ qua việc dâng con chiên, cho đến năm 70 SC, khi đền thờ bị phá hủy.
- Có lẽ Gioan Tẩy
Gỉa muốn nói ngày xưa mỗi sáng, mỗi chiều đều có một con chiên được dâng lên để
đền tội lỗi cho dân chúng.
- Nhưng bây giờ và
từ nay trở đi, chỉ cần một mình Đức Giesu là của lễ duy nhất dâng lên Thiên
Chúa, đủ có thể giải thoát tất cả loài người khỏi mọi tội lỗi.
- Vì thế ngày nay, hằng
ngày, hằng giờ, các linh mục vẫn cử hành thánh lễ Misa, với của lễ vô giá là
chính Đức Giesu, để dâng lên Thiên Chúa của lễ đẹp lòng Ngài.
- Còn chúng ta,
hãy dâng lên Đức Giesu chính bản thân mình, thân phận đã được Chúa dựng nên
nhưng còn đang sống giữa trần gian. Để chúng ta có thể hoàn tất trọn vẹn cuộc
đời mình.
3. Hình
ảnh về con chiên:
- Chiên là loài động vật
hiền lành, ngoan ngoan, đáng yêu… ngay cả khi người ta đem đi xén cắt lông hay
đem đi giết.
- Với bộ lông
trắng mượt được nhiều người ưa thích, ăn uống lại sạch sẽ, nên chiên được chọn
làm nhiều biểu tượng tốt lành, đặc biệt dùng làm của lễ dâng lên Thiên Chúa.
- Một số các tiên
tri của Do Thái đã từng mơ tưởng đến một ngày sẽ được yêu thương, chịu đau khổ
rồi hy sinh chịu chết cho dân chúng như hình ảnh những con chiên hiền lành bị
đem đi giết.
- Đúng là về sau,
những linh tượng về Đấng chịu đau khổ và hy sinh đã trở thành lời tiên báo qúi
báu nhất cho Hội Thánh về Đức Giesu trong cả Cựu Ước.
- Gioan Tẩy Gỉa là
người đầu tiên đã thấy rõ hình ảnh con chiên Giesu như vậy.
- Qua nhiều nghi thức phụng vụ, tín
hữu chúng ta luôn luôn được kêu mời đến cùng Con Chiên Giesu, ăn uống máu thịt
con Chiên Giesu, sống hiền lành tốt đẹp, có lợi cho mọi người như Con Chiên
Giesu.
- Những khi buồn đau, thất vọng, bất
hạnh cũng được nhắc nhở hãy đến cùng Con Chiên Giesu để được an ủi, nâng đỡ,
nghỉ ngơi và bồi dưỡng sức lực.
- Hãy đáp lại lời kêu mời cũng như tận
dụng hồng ân và quyền lợi của người tín hữu chúng ta nhé!
4. Hình
ảnh về sự uy nghi mạnh mẽ:
- Thời gian giữa
Cựu Ước và Tân ước, có những ngày chiến đấu ác liệt của anh em nhà Maccabe.
- Trong giai đọan
ấy, con chiên, nhất là con chiên có sừng, được chọn là biểu tượng của một nhà
chinh phục vĩ đại.
- Cũng như Samuel,
Davit, Salomon, Giuda Maccabe đã được mô tả như thế.
- Điều đó có lẽ
hơi lạ với chúng ta, vì con chiên mà lại tiêu biểu cho nhà chinh phục vô địch
của Thiên Chúa.
- Đây là bức tranh
về sự uy nghi mạnh mẽ, đắc thắng khác hẳn với bức tranh về thái độ ngoan hiền,
dễ thương, yếu đuối của loài chiên.
- Nhưng đó lại là
hình ảnh rất quen thuộc với người Do Thái.
- Gioan Tẩy Gỉa
muốn nói Đức Giesu là con chiên hiền lành, nhưng Ngài cũng chính là nhà vô địch
của Thiên Chúa, đã chiến đấu với tội lội và đã đánh bại nó trong chỉ một trận
đánh mà thôi.
- Khi ông tuyên xưng Đức
Giesu là “Chiên Thiên Chúa”,thì
với ý nghĩa nào, đó cũng là một thành ngữ hết sức kỳ diệu, và trở thành một
trong những danh hiệu quí báu nhất của Chúa Cứu Thế.
- Chỉ trong một chữ,
thành ngữ ấy tóm tắt được tình yêu thương, đức hy sinh chịu khổ và chiến thắng
khải hoàn của Đức Giesu.
- Lại một lần nữa Gioan
nói rõ phận sự duy nhất của mình là chỉ cho người ta biết và đến với Đức Giesu.
Còn ông cho mình chẳng là gì, chỉ là tiếng kêu trong sa mạc, Đức Giesu mới là
tất cả.
- Những điểu đó cho
chúng ta thấy Đức Giêsu với hai nét tương phản nhau: Ngài là Người Con yêu quý
của Thiên Chúa cao sang, và Ngài là Người Tôi Tớ khiêm tốn thấp hèn.
- Thực ra hai nét trên
không đối chọi nhau mà làm nổi bật nhau và soi sáng cho nhau: Đức Giêsu là Con
Thiên Chúa cao sang do cách Ngài sống như một Người Tôi Tớ; và Ngài là Người
Tôi Tớ tuyệt hảo bởi vì Ngài là Con Thiên Chúa cao sang.
- Nhìn Đức Giêsu, chúng
ta rút ra được một triết lý sống: sống cao thượng trong hoàn cảnh bình thường;
và sống hoàn cảnh tầm thường với tâm hồn cao thượng.
Lạy Chúa, hôm nay Gioan Tẩy Giả đã chỉ cho chúng con biết Ngài là
ai, là một con chiên hiền lành gánh tội của chúng con, và còn là một con chiên
uy nghi mạnh mẽ, đã chiến đấu dũng cảm để chiến thắng, xóa bỏ mọi tội lỗi ấy.
Để chúng con được sống an bình và hạnh phúc, là ước mơ tha thiết của mỗi người
hiện diện trên trái đất này, và sau cùng được hưởng nhan thánh Ngài mãi mãi
trong coĩ hằng sống. Vì Đức Gies Kito Chúa chúng con. Amen.
Thân
mến,
duyenky.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét