Đừng dạy trẻ thành công
Thứ
bảy, 28/12/2019-VnEpress.net
Adam
Grant là giáo sư trẻ tuổi nhất tại Đại học Pennsylvania. Bài viết mới của ông về
lòng tốt hơn thành công trong nuôi dạy trẻ đang được quan tâm. Ảnh: The
Atlantic
Những
trẻ thường giúp đỡ người khác sẽ thành công hơn trẻ không biết quan tâm người
xung quanh, chỉ biết chạy theo thành tích.
Trên
ấn bản tháng 12/2019 của tạp chí The Atlantic, nhà tâm lý học nổi tiếng Adam
Grant, Đại học Pennsylvania, Mỹ đã bày tỏ quan điểm đừng dạy trẻ thành công.
Khảo
sát năm 2016 trên 10.000 phụ huynh và học sinh trung học cơ sở Mỹ cho thấy 90%
bậc cha mẹ nói nuôi một đứa trẻ chu đáo là ưu tiên hàng đầu. Nhưng những đứa trẻ
nói điều ngược lại, với 81% nhận định cha mẹ chúng coi trọng thành tích hơn sự
chu đáo. Một nghiên cứu của Center for Creative Leadership cho thấy sự đồng cảm
là yếu tố quyết định năng lực và hiệu quả tổng thể của một nhà lãnh đạo.
Grant
chỉ ra "trẻ em học những gì quan trọng đối với người lớn không phải bằng
cách nghe cha mẹ nói mà tự cảm nhận được".
Adam
Grant là giáo sư trẻ tuổi nhất tại Đại học Pennsylvania. Bài viết mới của ông về
lòng tốt quan trọng hơn thành công trong nuôi dạy trẻ đang được quan tâm. Ảnh:
The Atlantic.
Sự
thật thành công và lòng tốt không loại trừ lẫn nhau. Trên thực tế tập trung vào
lòng tốt sẽ tạo ra thành công. "Khá nhiều bằng chúng cho thấy những đứa trẻ
giúp đỡ người khác cuối cùng sẽ đạt được nhiều thành công hơn so với những đứa
trẻ không", Grant nói.
Bạn
có thể có được cả hai điều đó thông qua con đường đúng đắn nhắt là tạo thành
công cho trẻ bằng cách dạy chúng về lòng tốt. Lấy lòng tốt làm giá trị cốt lõi.
Một
số lời khuyên cho cha mẹ:
1. Ca ngợi lòng tốt thứ nhất, thành công
thứ hai
Có
nhiều bậc cha mẹ quá tập trung vào thành tích đến nỗi không nuôi dưỡng lòng tốt
cho con. Họ xem thành tích con đạt được như một trang sức cho bản thân, còn nếu
con không học giỏi cũng giống như phản ánh thất bại của họ. Một số cha mẹ khác
lại ngăn cản trẻ thể hiện lòng tốt, cho đó là nguồn gốc của sự yếu đuối trong
thế giới cạnh tranh khốc liệt.
Trên
thực tế có lòng tốt mới có thành công bền vững. Một người cha đã áp dụng nguyên
lý này bằng việc nói với con gái về lòng tốt nhiều gấp 3 lần nói về thành tích.
Vợ anh cũng hỏi về việc tốt con gái làm được một ngày, chứ không chỉ hỏi về bài
kiểm tra.
Sự
đầu tư cho lòng tốt và thành công có thể song song. Khi bạn khen ngợi thành
tích của con hãy lưu ý về quá trình con đạt được. Nếu thành tích trẻ đạt được
xuất phát từ lòng tốt, hãy tặng gấp đôi lời khen.
Trẻ
cần thực hành lòng tốt mỗi ngày để thấm nhuần như một phần cơ thể. Ảnh:
Everythingmom.
2. Cho trẻ cơ hội thực hành lòng tốt
Lòng
tốt là một sự lựa chọn, không phải là việc vặt. Hãy cho trẻ lựa chọn lòng tốt,
thông qua việc khuyến khích trẻ làm việc tốt mỗi ngày hay tham gia các hoạt động
thiện nguyện. Hãy chú ý đến việc trẻ dành nhiều thời gian bên ai, cố gắng hướng
trẻ ở bên những người bạn thấm nhuần về sự cảm thông, chu đáo hơn trẻ khác.
Trong
một thí nghiệm, những đứa trẻ tập đi được nhận bánh quy và được khuyến khích
đưa bánh cho một con rối biết ăn và khen ngon. Các nhà khoa học nhận ra việc tặng
bánh giúp trẻ rạng ngời hạnh phúc hơn cả lúc được cho bánh.
3. Xem lòng tốt là một phần cuộc sống
Richard
Weissbourd, nhà tâm lý học tại Đại học sư phạm Harvard nói, trẻ em nên làm việc
tốt như một phần của cuộc sống hàng ngày và không cần được khen thưởng. Lòng tốt
giống như chơi một nhạc cụ hoặc một môn thể thao, cần phải thực hành nó mọi
lúc, để nó thấm sâu vào xương tuỷ, để trở thành một phần của con người bạn.
Là
cha mẹ, bạn hãy mở rộng vòng tròn quan tâm của trẻ không chỉ trong gia đình, bạn
bè mà với hàng xóm, đặc biệt những người yếu thế. Có một người cha đã khuyến
khích con tặng đồ ăn cho người vô gia cư. Đến giờ bé làm nó như một thói quen.
4. Người lớn cần làm gương
Hãy
nhớ đứa trẻ nhận thấy những gì bạn làm nhiều hơn chúng nghe bạn dạy dỗ. Một
trong những con đường thong dong nhất để trẻ lớn lên thành người có đạo đức là
có cha mẹ làm gương. Những đứa trẻ đặc biệt có ăng-ten nhạy bén với những hành
động, lời nói không thật của cha mẹ. Đừng cố tỏ vẻ trước trẻ, mà chính người lớn
cũng phải thực hành lòng tốt mỗi ngày.
Bạn
cũng phải sẵn sàng học hỏi từ trẻ. Đôi khi suy nghĩ của trẻ về lòng tốt trưởng
thành hơn chúng ta. Hãy thừa nhận nếu bạn phạm sai lầm. Mục tiêu không phải chứng
minh bạn hoàn hảo mà chứng minh bạn không hoàn hảo nhưng dũng cảm thừa nhận để
tốt hơn.
Đừng
dạy trẻ rằng làm việc tốt sẽ mang lại hạnh phúc cho con, mà bảo con làm việc tốt
bởi là điều đúng đắn. Tuy nhiên thực tế khi chúng ta đồng cảm, chu đáo với người
khác, chúng ta cũng sẽ hạnh phúc hơn - từ chính trong lòng và những mối quan hệ
mang lại.
Giáo
sư nổi tiếng về nghiên cứu Môi trường và Chính trị, David W. Orr, Đại học Oberlin
nói: "Có một sự thật khó chịu là hành tinh này không cần nhiều người thành
công. Nhưng thực sự cần nhiều người hòa giải, người chữa bệnh, người phục hồi,
người kể chuyện. Hành tinh này cần những người sống tốt ở địa phương của họ.
Hành tinh này cần những người có lòng can đảm, sẵn sàng tham gia vào cuộc chiến
để làm cho thế giới tốt đẹp và nhân đạo. Tất cả những điều này ít liên quan đến
thành công như chúng ta đã định nghĩa".
Bảo
Nhiên (Theo Atlantic, Times)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét