Mạn đàm truyện Chuột.
-Con mèo mà trèo cây cau,
Hỏi thăm chú chuột đi đâu
vắng nhà,
Chú chuột đi chợ đường
xa,
Mua mắn mua muối giỗ cha
chú mèo.
Câu ca dao trên nhiều người
trong chúng ta đã thuộc lòng từ khi còn nhỏ, nhưng chỉ cho là một câu mua vui
không cần tìm hiểu ẩn ý trong đó. Ta biết mèo là kẻ thù truyền kiếp của chuột
thì làm gì có sự thăm hỏi xã giao, mà nếu có thì chuột cũng phải khéo léo tìm cớ
tránh mặt. Thưc ra câu ca dao trên đã mượn hình ảnh hai con vật để phản ảnh một
xã hội xưa kia mà những tên điền chủ trọc phú luôn dung thế lực đồng tiền để
bóc lột đàn áp những nông nô nghèo khổ. Bọn điền chủ vờ vĩnh thăm viếng thân mật
xem hoàn cảnh để đòi nợ đó thôi, nên con nợ lại khéo
léo tìm cách lách mặt và
còn nhắn nhủ nịnh bợ đi mua đồ ăn để làm đám giỗ cha chú mèo.
(Xem ra ngày nay tên đầu
xỏ ác miêu Cộng sản Tàu Tập Cẩm Bình cũng dở trò ve vãn dụ dỗ các nước nhỏ yếu
bằng cách hỗ trợ cho vay tiền tỷ để các nước này không trả được sẽ xiết nợ chiếm
đất cướp biển và những tên CSVN ngu dốt cũng đang mắc vào bẫy mèo chuột này.
Cũng chính cái ‘Bẫy chuột’ này bọn CSMB đã lừa gạt dân chúng Miền Nam bằng những
cái bẫy lừa bịp khốn nạn: Học tập cải tạo- Đôi tiền- Đánh tư sản- Kinh tế mới…Hãy
chờ xem ‘Gậy ông đập lưng ông!
Luật trời quả báo nhãn tiền’
sẽ giáng xuống bọn cộng sản ác quỉ không còn bao lâu nữa!)
Trở lại ca dao trên cho
thấy sự khôn ngoan lanh trí của chuột nên trong 12 con giáp như
Tứ linh: long - ly- qui- phụng, dũng mãnh như hổ (Dần), cần cù
như trâu (Sửu), trung thành như Chó (Tuất), oai phong như ngựa (Ngọ)… lại không
được chọn đứng đầu mà lại là Chuột.
Xin hãy đọc việc tuyển chọn
12 con giáp sau đấy của Ngọc Hoàng Thiên giới sẽ rõ:
Để thực hiện ý định, Ngọc
Hoàng đã họp cùng các quần thần suốt trong
nhiều ngày và cuối cùng
đã đi tới một quyết định: sẽ triệu tập các loài vật ở thế gian về Thiên Đình để
tuyển chọn những con tiêu biểu nhất. Thế nhưng nếu triệu tập hết thì đất đâu mà
chứa? Do vậy cách tốt nhất là phải có những điều kiện riêng. Điều kiện đó là: kể
từ lúc có thông báo, hễ con vật nào về Thiên đình trước sẽ được chọn là con “đầu
đàn” rồi từ con vật này sẽ chọn con tiếp theo, theo một nguyên tắc: con thứ nhất
được quyền giới thiệu con thứ hai, con thứ hai được quyền giới thiệu con thứ ba
và cứ theo trình tự mà tuyển chọn cho đến khi đủ thứ tự 12 con giáp thì thôi.
Lệnh vừa ban ra thì đã
nghe từ trong mây vang lên tiếng kêu the thé của một loài vật nhỏ con nhưng lại
rất tinh khôn, đó là con Chuột. Số là lúc ấy, chuột đang vui chơi gần chốn
Thiên đình nghe trộm được lệnh trước đã không bỏ lỡ dịp may liền lên tiếng và
có mặt sớm nhất. Giữ đúng lời hứa, Ngọc Hoàng bảo với chuột:
- Nhà ngươi về truyền rao
lại cho một người bạn thân thiết nào đó của
ngươi, coi như con vật đó
là con thứ 2 trong danh sách và từ con thứ hai
đó sẽ được quyền chọn con
thứ 3 cho đến kết thúc đủ 12 CON GIÁP thì
thôi…Con nào đã được mời
rồi thì sẽ tự động về đây vào ngày đầu Xuân
của trần gian để ta chỉ dạy.
Chuột ta hí hửng ra về cố
moi óc xem có người bạn nào thân, đủ tin cậy để giới thiệu với Ngọc Hoàng
không? Nghĩ mãi nó mới chợt nhớ đến Mèo.
Thời ấy, giữa Chuột và
Mèo sống hòa thuận như bạn bè. Khi được biết hảo ý của người bạn nhỏ, chú Mèo
láu lỉnh đã kêu toáng lên thích thú. Sau đó Mèo được Chuột dặn thêm rằng:
- Anh chọn ngay một người
bạn nào đó mà anh cho là đủ tư cách nhất rồi mời anh ta, nhân đó cũng báo cho
anh ta chuẩn bị mời người khác nữa…
Mèo cẩn thận dặn Chuột:
- Tôi có tật hay mê ngủ,
vậy đúng ngày lên Thiên đình anh nhớ đánh thức tôi kẻo quên nhé!
Rồi Mèo đi tìm Trâu là
người bạn vẫn thường ngày cày ruộng ở gần nhà Mèo. Sau khi nghe nói xong Trâu gật
đầu ngay:
- Tốt quá, tôi sẽ tìm một
người bạn nối khố của tôi là anh Hổ, anh ấy oai
dũng lắm!
Vốn là bạn thân lâu năm,
Hổ nghe nói rất cảm động trước tình bạn và
nghĩa cử cao cả của Trâu.
Hổ mau mắn nói:
- Tôi có người bạn nhỏ
trong rừng rất hiền lành dể thương, đó là Thỏ, tôi
sẽ mời anh ta.
Tất nhiên là Thỏ ta khoái
chí vô cùng, nó liền đi mời ngay một người bạn khá ly kỳ, thường hay lui tới uống
nước ở một con sông lớn, đó là bác Rồng. Rồng là con vật suốt ngày bay lượn
trên không và hay qua lại cung của Ngọc Hoàng, nên cũng hay biết chuyện này,
bác Rồng nói:
- Tôi hay tin này từ các
tiên nữ nhưng vì Chuột được Ngọc hoàng tin giao nên tôi đang chờ, vừa lúc anh tới
báo. Được, tôi rất vui lòng nhận lời và tôi sẽ giới thiệu tiếp một người bạn
tôi.
Bạn của Rồng chính là Rắn,
một dòng họ xa. Khi đươc báo tin, Rắn mừng rơn và đi tin ngay cho anh Ngựa là
chỗ láng giềng được biết. Ngựa còn khoác lác:
- Hèn chi tôi năm mơ thấy
mình được thăng quan, quả đúng thật. Được, tôi sẽ chọn một người bạn nữa xứng
đáng.
Và rồi chú Dê, bạn của Ngựa
đã được giới thiệu vào danh sách. Rồi Dê
nhớ ra rằng có một anh bạn
thông minh hay ăn trái cây, đó là chú Khỉ, con vật vẫn tự xưng là “Hầu vương”,
rồi anh ta bốc đồng khi được tin:
- Biết ngay thế nào Ngọc
hoàng cũng sẽ cần đến mình, “Số trời” đã định
rồi…
Bốn chân bốn cẳng, Khỉ chạy
đi báo cho Gà, rồi Gà bay đi tìm Chó vốn là bạn cùng sống trong nhà với nhau.
Thế là đủ số lượng và thứ tự 12 con giáp. Mùa đông cũng vừa hết, ngày xuân đang
về… cả 12 con giáp không ai bảo ai tự động cùng tới Thiên đình. Chỉ tội nghiệp
cho con Mèo có bệnh ngủ quên, lại gặp người bạn Chuột xảo quyệt, ích kỷ nên tới
ngày mà Chuột chỉ đi một mình.
Trên Thiên đình, Ngọc
hoàng điểm danh thấy chỉ có 11 con, Ngài
nổi giận, còn Chuột thì chống chế:
- Tôi có báo cho Mèo
nhưng nó quá mê ngủ nên không đi…
Ngọc hoàng phán:
- Được rồi, bỏ Mèo ra! Ta
sẽ phái người xuống trần, trên đường đi hễ gặp bất cứ con vật nào thì cho thế
chỗ của mèo.
Tướng nhà Trời y lệnh đi
ngay. Gặp anh Heo lúc đang bị những đồ tể
khiêng đến lò sát sinh.
Tướng trời quát:
- Cho nó theo ta về chầu
Ngọc Hoàng!
Chú Heo được đưa tới
Thiên Đình thì lúc này lại đang xảy ra một vấn đề
trong việc chia ngôi thứ
tự 12 con giáp: Con vật nào sẽ đứng đầu. Nếu căn cứ vào “thành tích” và vóc
dáng thì các con như Rồng, Cọp, Trâu, Ngựa phải được chọn. Nhưng để tránh sự
cãi cọ lôi thôi, Ngọc Hoàng phán:
- Ta sẽ mở một cuộc thi
do Hằng Nga làm giám khảo. Tất cả các ngươi
hãy chạy thi từ đây đến
Cung Quảng (chỗ ở của Hằng Nga) nếu con nào
đến đích trước sẽ được đứng
đầu bảng. Các con đứng sau theo thứ tự mà
phân ngôi.
Cuộc thi diễn ra vô cùng
hào hứng. Các con Cọp, Ngựa, Trâu ỷ sức mình nên lúc đầu cho qua, không ngờ những
con vật nhỏ đã cố gắng vượt lên…chỉ có Trâu là vẫn giữ được vị trí hàng đầu,
nhưng khi về gần tới mức không ngờ chú Chuột ranh mãnh đã nhảy lên ngồi trên
lưng Trâu từ hồi nào, liền nhảy phóc xuống và phóng nhanh qua lằn mức đến,
giành vé đầu tiên. Trâu hậm hực phản đối nhưng đành thua vì điều lệ không ghi
rõ phương thức cụ thể. Vừa lúc đó Mèo xuất hiện và khiếu nại:
- Tôi có tên trong danh
sách, tại sao không được dự thi?
Ngọc Hoàng từ chối, nhưng
Hằng Nga tâu:
- Thưa Ngọc Hoàng, để được
lòng cả hai thần nghĩ nên nhận Mèo. Bên
Cung Quảng hiện thiếu một
người canh giữ nên thần muốn xin…
Ngọc Hoàng hiểu ý gật đầu:
- Được, ta chấp nhận để
khanh tự chọn lấy một con trong số này về giữ
Cung Quảng.
Thấy mèo trắng dễ thương
nên Hằng Nga liền chọn. Thế là danh sách bị
khuyết và Mèo dĩ nhiên được
“đặc cách” tuyển vào cho đủ số lượng và thứ tự 12 con giáp theo: Chuột, Trâu, Cọp,
Mèo, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà, Chó và cuối cùng là Heo. (Thế là Thỏ hiền
lành bị Mèo gian xảo loại khỏi cuộc đua, nhưng người Trung Hoa trong 12 con
giáp lại cho Thỏ thay chỗ Mèo.)
*Năm nay Canh Tý 2020 anh
chuột nhanh nhẹn mau mắn đến sớm hơn chị Hợi chậm chạp năm Kỷ Hợi 2019 để nhận
bàn giao. Vậy ta hãy tìm hiểu về anh chàng vừa đáo nhận nhiệm sở ra sao để dễ hợp
tác.
Chuột là loài gậm nhấm hiện
diện khắp nơi với 130 chủng loại như chuột nhắt, chuột cống,
chuột nhà, chuột hoang, chuột xạ, chuột lang, chuột chũi… (và chuột máy tính mà
những người già ưa thích vì đỡ cho ngón tay tê buốt.) Nhỏ nhất là chuột nhắt chỉ nặng chừng 20g hay 30g. Nhưng cũng
có loại chuột lang nước khổng lồ Capybara tại Nam Mỹ nặng gần 100kg ăn được cả
mèo.
Chuột phá hoại đồng ruộng,
hoa màu, thực phẩm, nhà cửa…và truyền bệnh dịch hạch, dịch tả, thương hàn… rất
nguy hiểm. Chúng sinh sôi rất mau tràn ngập khắp nơi, nên các quốc gia phải đưa
ra biện pháp diệt
trừ. Hoa Kỳ mỗi năm tiêu
hết 120 triệu cho chương trình diệt chuột.
Một nơi duy nhất không chịu
sống với chuột là Alberta Canada, nên Hội đồng thành phố đã chi ra hàng năm 31
triệu để diệt chuột.
-Năm Dậu đã có dịch cúm gà,
- Năm Hợi dịch tả lợn
châu Phi,
- Mong rằng năm Tý đến thế
giới sẽ tránh được dịch hạch
chuột.
Chuột phá hoại như thế,
nhưng theo Tử vi người Tuổi Tý lại tốt nào là thông minh nhanh nhẹn, thích cầm
đầu lãnh đạo giống chuột. Nam hay nữ tuổi Tý lại chung tình, nếu vợ chồng cùng
tuổi Tý dễ thành công trong sự nghiệp, hạnh phúc gia đình vẹn toàn, nên cứ thế
mà đặt tên cho may mắn: anh Tý, chị Tý. Nhưng trong hôn nhân tuổi Tý nên tránh
tuổi Mão để tránh chuyện ‘mèo chuột’ dễ xảy ra và cũng nên xa tuổi Tỵ vì rắn lại
thích món thịt chuột.
Phần lớn chuột thường có
2 màu đen và nâu nhạt, nhưng cũng có loại chuột cảnh Hamter nhiều màu trắng,
vàng, bông lau…nuôi như thú cưng giống chó mèo, hay chuột bạch đánh vòng giải
tri dễ thương.
100 bộ da chuột chũi có thể
làm được 1 áo vét đấy. Còn vô địch bắt chuột cũng được phong chức tước như năm
2002 ông Victor William được tặng danh hiệu ‘Hoàng gia bắt chuột’.
*Nói đến thịt chuột, nhiều
người có cảm giác ghê sợ không dám ăn, dị ứng với loài chuột vì cho là dơ bẩn dễ
truyền bệnh tật. Nhưng nhiều nước lại thich thịt chuột cho là khoái khẩu như
Căm-bốt, Thái Lan, Ấn Độ, Việt nam.
Những vợ chồng hiếm muộn
Đài Loan tin là ăn thịt chuột sẽ nhiều con như chuột.
Ông nhà văn Vũ Bằng xếp
thịt chuột là 1 trong những món lạ Miền Nam.
Nhưng độc đáo nhất là tại
Trung Hoa: Trong tiệc nghinh Xuân Giáp Tuất 1874, Từ Hy Thái Hậu thiết đãi các
Sứ thần Tây Phương. Tiệc kéo dài 7 ngày với 140 món ăn, nhưng thực khách đã trố
mắt kinh hoàng với món Sâm Thử tươi sống là 1 trong 7 món ăn kỳ dị nhất vì khi
đưa vào miệng còn nghe tiếng kêu chit chít, con chuột này được nuôi toàn bằng
sâm hảo hạng như ta thường thấy quảng cáo trên truyền hình.
*Tuy chuột bị chê ghét
không được xếp vào hàng gia súc, nhưng bù lại gần gũi với ca dao tục ngữ như:
-Chuột sa chĩnh gạo hay
chuột sa lọ mỡ (Nghèo gặp may)
-Nói dơi nói chuột (Không
ăn nhập đề tài gì)
-Cháy nhà ra mắt chuột (Kẻ
tiểu nhân bị lộ mặt)
-Đầu voi đuôi chuột (Phô
trương to tát, kết cục kém cỏi - cũng giống như VC khai trương hoành tráng, âm
thầm dẹp tiệm)
-Mặt dơi mắt chuột hay Mắt
dơi mỏ chuột (Chỉ người gian xảo quỉ quyệt)
- Bọn bồi bút Việt cộng
đã lợi dụng câu tục ngữ này để bôi bác Hoàng chí Phong lãnh tụ Phong trào tranh
đấu Tự do dân chủ Hongkong, câu này để chỉ những tên cán ngố khi mới vào xâm
chiếm Miền Nam mới thực chính xác.
-Chuột chạy cùng sào (Đường
cùng bế tắc)
-Chuột cắn giây buộc mèo (Làm
ơn mắc oán)
-Chuột chù lại có xạ
hương (Khoe khoang, khoác lác )
-Chuột phải khói (Hun
khói chuột chạy ra để bắt)
-Lù đù như chuột chù phải
khói (Chỉ người chậm chạp)
-Chuột sa hũ gạo hay chuột
sa lọ mỡ (Người được số may mắn)
-Chuột nhà xó bếp chẳng
ăn,
Chó chê nhà dột sang nằm
bụi tre. (Trưởng giả học làm sang)
-Mèo hay khen mèo dài
đuôi,
Chuột khen chuột nhỏ dễ
chui dễ trèo. (Khoe khoang ưu điểm mình có)
-Chim chích mà đậu cành sồi,
Chuột chù trong cống đòi
soi gương Tàu. (Học đòi làm sang)
-Chuột chù chê khỉ răng
hôi,
Khỉ mới trả lời cả họ mày
thơm. (Chê người không tự xét mình)
-Chuột kêu chút chit
trong rương,
-Anh đi cho khéo đụng giường
mẹ hay. (Ăn vùng tình sợ bắt gặp)…
-Nhưng có 1 từ bất thành
văn lại được gọi như thành ngữ là ‘Khu Ổ Chuột’ đúng cả nghĩa đen và bóng . Khu
Ổ Chuột là nơi sống của những người nghèo khổ trên nhiều quốc gia - nhất là tại
các nước cộng sản như Trung cộng, Việt cộng, Bắc Triều Tiên…Các nhà lãnh đạo
hay chính khách thường tránh né những nơi này. Nhưng Mẹ Teresa Calcutta và Giáo
Hoàng đương kim Phanxicô lại thích lui tới đây để thăm hỏi,
an ủi, giúp đỡ…những người
bị xã hội bỏ rơi.
*Trong văn chương Việt
Nam có 2 truyện tiêu biểu về chuột:
-Truyện Trinh Thử viết bằng
thơ Nôm gồm 850 câu thơ lục bát của Trần triều xử sĩ Trần Huyền Quang. Truyện kể
về anh Chuột Đực tán tỉnh quyến rũ chị Chuột Bạch góa chồng, nhưng chị cố giữ
tròn trinh tiết với người chồng đã mất.
Tác giả muốn mượn hình ảnh
loài vật để nêu cao lòng trung thủy của người góa phụ VN.
-Truyện ngắn O Chuột của
Tô Hoài. Nhiều người nghĩ là Ổ Chuột hay Cô chuột theo cách gọi của người Huế.
Nhưng theo tiếng Miền Nam chữ O lại được hiểu là rình rập hay dụ dỗ, tán tỉnh
như O mèo hay nâng niu, nịnh bợ như O bế. Có lẽ nghĩa rình rập thích hợp hơn nếu
ta đọc trích đoạn sau đây trong truyện O Chuột:
“…Hai chú chuột trong gầm
đống củi hẳn thấy trời đã tối rồi, thì muốn ra ngoài chơi lắm. Hai cái đầu ló
ra. Rồi hai gã chuột bước ra ngoài đống củi đi về phía bếp. Chúng vui vẻ cãi
nhau chí chóe. chúng nó hẳn đến ngày tận số. Ai đời chuột lại dám đánh đu ở miệng
mèo…” mà không biết chị mèo đang rình bên ngoài.
-Cụ Nguyễn Đình Chiểu tác
giả nổi tiếng ‘Lục Vân Tiên ‘có bài ‘Hịch bắt chuột’ từ ngữ Miền Nam, đơn sơ
nhưng thuyết phục nghe vui như bài hát chơi lô tô :
‘Lông mọc xồm xoàm, tục
kêu xà lắt
Tánh hay ăn vặt, lòng chẳng
kiêng dè
Chố ở ăn hang lỗ nhiều bề
Đường qua lại đào soi lắm
ngách
Nghe hơi động vội vã lỉnh
mất, nhát quá mẹ cheo
Chờ đêm khuya sẽ lén lút
ra, liếng hơn cha khỉ
Gọi danh hiệu chuột xạ,
chuột lắt, chuột chù, chuột cống, anh em dòng họ nhiều tên.
Chả quản chi ở nhà, ở ruộng,
ở rạch, ở ngòi, bầu bạn non sông lắm lối
Lớn nhỏ răng đều bốn cái,
ăn của người thâm tốn biết bao.
-Nhà thơ trào phúng Trần
Tế Xương, giữa buổi giao thời chữ Nho bị chìm dần vì người ta đua nhau đi học
chữ Tây để ra làm quan, ông đã ngao ngán mượn tên chú chuột cống bày tỏ tâm
tình qua bài thơ tứ tuyệt ‘Chữ Nho’:
‘Nào có nghĩa gì cái chữ
Nho,
Ông nghè, ông cống cũng nằm
co,
Chả bằng đi học làm thày
phán,
Sáng rượu sâm banh tối sữa
bò.’
(Ý cụ Tú Xương gọi ông cống
là ông Hương Cống đậu Cử Nhân đấy)
-Truyện ngắn Năm Chuột xuất
hiện năm 1958 trên báo Văn số 36 của Phan Khôi, thủ lãnh tinh thần phong trào
Nhân Văn Giai Phẩm đang sôi động (1955-1958) với mục đích tranh đấu đòi tự do
dân chủ và tự do sáng tác cho giới Văn Nghệ Sĩ và Trí thức Miền Bắc. Truyện Năm
Chuột đại diện cho giai cấp bị trị, nhưng lại có tinh thần yêu nước và trí tuệ
cao hơn bọn thống trị tham nhũng và ăn bám vào dân cùng đả phá bệnh giáo điều
và sùng bái cá nhân.
-Nhà văn Nguyễn Quang Lập
trong truyện ‘Kiến, chuột và ruồi tả cảnh thối nát dưới những bàn tay đao phủ tại
một thị trấn. Truyện tuy hư cấu không phải chỉ diễn ra cách 50 trước đây mà còn
tiếp diễn dài dài trong XHCN. Ta chỉ cần đọc mấy câu thơ nơi trang 166 trích
trong tác phẩm sẽ hiểu ẩn ý:
‘Nông dân đã nói là làm,
Đã đi là đến, đã bàn là
thông,
Đã quyết là quyết một
lòng,
Đã phát là động, đã vùng
là lên,
Đã chuyển là chuyển bốn
bên chân trời.’
Các quốc gia cũng có nhiều
tác phẩm viết về chuột như: ‘Chuột’ của Robert Sullivan – ‘Mèo và chuột bạn
thân’ của Luis Sepulveda- ‘Biệt thự chuột nhắt’ của Karina Schaapman hay ‘Ồ chuột’
của Albert Marion và rải rác trong tác phẩm của John Steinbec- Albert Camus, ngụ
ngôn La Fontain…
-Còn có câu truyện thú vị
trong ‘Yết Hầu Ngữ’ để giành tặng riêng cho bọn cầm quyền CSVN để ‘Luận cổ suy
kim’. Truyện kể rằng: Ngày kia có 1 chị mèo đi lang thang thất thểu, gặp chú cọp
đói ăn nằm bẹp ruồi đậu mép không thèm đuổi, chị mèo bèn hỏi:
-Thân tôi bé nhỏ thiếu ăn
mới gầy ốm thế này, còn chú to xác vùng vẫy khắp nơi thiếu gì đồ ăn mà cũng ra
thế sao?
Cọp uể oải trả lời:
-Chị biết không, thức ăn
của tôi bây giờ không phải là thú vật mà là người!
Nhưng nhìn khắp nơi lại
không thấy người vì tất cả đã hóa thành ngợm rồi, vậy tôi biết ăn gì đây? Nhưng
còn chị đồ ăn là chuột thì đầy rẫy cớ sao lại thiếu?
Chị mèo trả lời:
-Chuột trên thế gian này
thì nhiều lắm, nhưng bây giờ thế hệ sinh sau đẻ muộn, trí tuệ đỉnh cao, khôn
ranh quỉ quyệt lắm, mà lại canh phòng cẩn mật thì làm sao tôi bắt được chúng!
-À ra thế! Tôi với chị
chúng ta cùng chung số phận hẩm hiu. Thôi thì thời thế thế thời phải thế vậy!
Nói rồi cọp ngao ngán lết
đi…
Như vậy xem ra chuột cũng
có nhiều cái hay và lý thú lắm đấy nhé! Rất tiếc kẻ hèn này, nếu còn trẻ sẽ ra
tranh cử vào Dân biểu Liên bang đại diện đảng Dân chủ. Vận may mà đắc cử sẽ đưa
ra luật thay đổi huy hiệu đảng bằng con Chuột thay con Lừa, vì chuột láu lỉnh,
lắm mưu nhiều kế, tùy cơ ứng biến làm cho đối thủ lao đao, còn anh lừa chỉ ăn
no vác nặng chẳng có gì sáng giá.
*Trong lịch sử Việt Nam
những Năm Tý sau đáng ghi nhớ.
-Năm Canh Tý (40): Cuộc
khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vì thù nhà nợ nước dẹp quân xâm lược Tô Đinh, chiếm
lại 65 thành trì, lên ngôi Trưng Nữ Vương mở đầu trang sử giành độc lập cho dân
tộc.
-Năm Giáp Tý (544): Lý
Bôn hay Lý Bí khởi binh chống lại ách thống trị của nhà Lương, đánh đuổi thứ sử
Tiêu Tư về Tàu, lập quốc Vạn Xuân, lên ngôi Hoàng đế hiệu Lý Nam Đế.
-Năm Mậu Tý (1288): Nhà
Trần phá Nguyên Mông lần thứ 3 với những chiến công hiển hách. Trần Khánh Dư cướp
thuyền lương giặc trên sông Bạch Đằng và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn sai tùy
tướng đóng cọc bịt sắt, dụ địch khi thủy triều xuống xông ra phá tan giặc, bắt
sống Ô Mã Nhi cùng các tùy tướng, còn thái tử Thoát Hoan khiếp sợ chạy trốn về
Tàu. Cuộc kháng chiến đại thắng, vua trần Nhân Tông xúc cảm đề bài thơ nổi tiếng:
“Xã tắc lưỡng hồi lao thạch
mã,
Sơn hà thiên cổ điện kim
âu.”
(Xã tác hai phen bon ngựa
đá,
Non sông ngàn thuở vững
âu vàng.)
-Canh Tý (1300): Hưng Đạo
Vương Trần Quốc Tuấn, đại anh hùng dân tộc, vĩ nhân thời đại từ trần.
Ngài đứng vai chủ động 3
cuộc kháng chiến chống giặc Tàu xâm lược. Ngài là tác giả áng văn uy hung ‘Hịch
tướng sĩ‘ và quốc sách chiến lược ‘Vạn kiếp bí truyền‘. Hưng Đạo Vương được
toàn dân Việt kính phục và đúc tượng suy tôn tại nhiều nơi.
-Nhâm Tý (1792): Hoàng Đế
Quang Trung băng hà mới 41 tuổi, để lại sự nghiệp vĩ đại còn dang dở sau khi đã
dẹp tan quân Mãn Thanh năm 1788.
*Những danh nhân Việt Nam
tuổi Tý.
-Phùng Khắc Khoan: Mậu Tý
(1528), danh sĩ nổi tiếng thơ văn, tính khảng khái hào hùng, anh em họ hàng với
cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
-Hải Thượng Lãn Ông: Canh
Tý (1720), ông tổ ngành Đông Y Việt Nam.
-Hoàng Diệu: Mậu Tý
(1828), dũng tướng ái quốc chống Pháp, tuẫn tiết theo thành khi bị thất thủ.
-Nguyễn Trường Tộ: Mậu Tý
(1828), danh sĩ từng du học Pháp nhưng không cộng tác với Pháp, gởi nhiều bài
điều trần xin chính quyền cải cách về kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục.
-Huỳnh Thúc Kháng: Bính
Tý (1816), học giả ái quốc, là 1 trong các vị lãnh đạo phong trào Duy Tân.
-Hàn Mặc Tử: Nhâm Tý
(1912), nhà thơ Công Giáo tài hoa mệnh bạc, để lại những ánh thơ tuyệt tác.
-Ngô Đình Diệm: Canh Tý
(1900), chí sĩ yêu nước thương dân, Tổng Thống sáng lập nền Đệ Nhất VNCH, bị bọn
phản tướng sát hại để sau Miền Nam rơi vào tay Việt cộng khát máu. Ông mất đi để
lại sự thương tiếc của dân Việt. Ngày nay nếu Ngài còn sống Việt Nam đã vươn
cao đứng đầu các quốc gia Châu Á.
*Một số danh
nhân thế giới Tuổi Tý.
-Wiliam Shakespere: Giáp
Tý (1564), nhà thơ, kịch, vĩ đại Anh, tác phẩm nổi tiếng Romeo & Juliet.
-Galileo Galilei: Giáp Tý
(1564), nhà thiên văn học Ý, người đầu tiên dùng kính thiên văn khám phá nhiều
hành tinh mới.
-George Washington: Nhâm
Tý (1732), Tổng Thống đầu tiên Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ, một trong các quốc phụ lập
quốc.
-Wolfgang Mozart: Bính Tý
(1756), thiên tài âm nhạc, soạn nhiều nhạc phẩm nổi danh như bản Thánh ca Cầu Hồn.
-Jack London: Bính Tý
(1876), văn hào Mỹ với nhiều tác phẩm nổi tiếng như ‘The Call of the Wild’ (Tiếng
gọi nơi hoang dã.)
-Eugene O’net: Mậu Tý
(1888), kịch tác gia Hoa Kỳ, nhận giải Nobel văn học 1936.
-Thomas Eliot: Mậu Tý
(1888), nhà thơ, soạn kịch và phê bình văn học, giải Nobel 1948.
-Magaret Mitchell: Canh
Tý (1900), tiểu thuyết gia Hoa Kỳ, nhân giải Pulizer 1937, tác phẩm ‘Gone with
the Wind’ (Cuốn theo chiều gió) chuyển thành phim đoạt nhiều giải Oscar.
*Chuột nhảy vào Điện ảnh
không thua các tài tử hàng đầu, nào là chuột Jerry, Stuart Little, Remy and
Roddy. Đặc biệt là chú chuột Mickey vang danh khắp thế giới, lọt vào top 10 thần
tượng thế kỷ, lưu danh trên đại lộ Hollywood giành cho các sao tên tuổi. Chú được
cả người lớn và trẻ em hâm mộ, nên luôn xuất hiện với hình bóng bay khổng lồ
trong các ngày lễ lớn. Hãng Walt Disney đã hãnh diện
phát ngôn:
“Tôi hy vọng mọi người đừng
quên rằng tất cả mọi thứ đều bắt đầu từ một con chuột. Vì thế đứng đầu 12 con
giáp là con chuột Tý.”
Câu nói trên làm tôi nhớ
đến những câu nói về chuột của hai tên đầu xỏ Cộng Sản đó là: Đặng Tiểu Bình chủ
tịch Trung Cộng: “Mèo trắng hay mèo đen bắt được chuột đều tốt cả”
Còn tên TBT/CT Việt Cộng
Nguyễn Phú Trọng trong âm mưu giả vờ chống tham nhũng nói rằng: “Ném chuột sợ vỡ
bình”
Nhưng thực ra cả hai tên
này đều đạo văn - Bình lấy trong truyện Liễu trai chí dị, còn Trọng Lú ăn cắp
trong tục ngữ đã có từ xưa. Nên Trọng đã được người dân chế nhạo tặng cho bài
thơ ‘Tổng bí chuột chù’
“Lú yêu thương lắm chuột
chù,
Tuy rằng khác giống nhưng
chung một bình,
Thương ông chuột tổ,
thương bình chuột con,
Còn đảng còn nước còn
non,
Còn bình còn chuột còn
lon ton trèo,
Hết bình hết chuột chèo
queo,
Lấy gì phú quí cám treo
heo nhìn.”
*Trong tín ngưỡng có nhiều
nước tôn thờ chuột như Ấn Độ, Cao Miên, Trung Hoa, Việt Nam.
-Hy Lạp, trong sử thi
Iliad của Homer tương truyền chuột bạch linh thiêng sống dưới bàn thờ thần
Apollo
-Ấn độ có ngôi đền tên
Karmi Mata thờ chuột, nuôi hơn 20 ngàn con chuột với hoa quả, bánh và sữa. Nếu
ai làm chết 1 con chuột phải đền lại 1 con chuột đúc bằng vàng hay bạc.
-Tại Bộ lạc Dao Tiên, Tân
Phèo, Hòa Bình VN có tục thờ Thần chuột. Theo truyền thuyết người Dao xưa kia đến
sinh sống tại khu rừng lam sơn chướng khí, mắc nhiều bệnh không có thuốc lại
đói khổ nên dân số hao dần, nhưng sau nhờ thần mách bảo bắt chuột để ăn và làm
thuốc chữa bệnh. Rồi từ đó họ thờ chuột như vị thần hộ mệnh.
-Trong Kinh Thánh 120 lần
nói đến các loài vật như: Bồ câu, lạc đà, chiên cừu, dê, bò, rắn, gà, sư tử,
nai..
Nhưng chỉ nhắc đến chuột
1 lần khi Moi-sen khuyên bảo dân đừng ăn thịt chuột vì là loài ô uế, và sách Khải
Huyền cũng chỉ nói về các linh thú và quái thú.
Đặc biệt Công giáo có một
vị thánh da đen, đó là Thánh Martin de Porres rất linh thiêng được tôn kính tại
nhà thờ Ba Chuông Sài-gòn. Theo truyền thuyết Vị Thánh này đã nuôi chuột - Truyện
kể khi xưa nhà Dòng bị chuột cắn xé đồ thờ và phá hoại kho thóc, không có cách
nào để trừ chuột. Thánh Martin truyền bảo chúng kéo nhau tập chung ra khu vườn
và nuôi chúng để tránh phá hoại.
Nói về chuột đã dài, đến
đây xin tặng Quí Vị bức tranh Đông Hồ ‘Đám cưới chuột’ thật tưng bừng cả làng
ra xem, khiến chị mèo ngồi nhìn phải ganh tị, để Quí Vị treo tường vui Xuân
Canh Tý:
-Đám cưới chuột có con
mèo ngồi đợi,
Làng Đông Hồ gà gáy bạc cả
sương. (đkn)
Sự góp nhặt khó tránh khỏi
những sai sót, mong thông cảm với hảo ý cùng chia sẻ niềm vui trong lúc Xuân về.
Xin mượn ý thơ của Nguyễn
Du trong truyện Kiều kết thúc bài viết:
-Lan man góp nhặt dông
dài,
Mua vui mong được một vài
ngày Xuân.’
Kính chúc Quí vị cùng gia
quyến Xuân Canh Tý Khang An Hạnh Phúc!
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét