Sự đối nghịch giữa văn hóa truyền thống và ý thức hiện đại
Thiên
Cầm•Thứ Bảy, 04/01/2020 •
Con người sinh sống ở
hoàn cảnh nào thì trong tư tưởng sẽ hình thành nên những tiêu chuẩn đo lường sự
việc và phương thức ứng biến với cuộc sống như thế ấy. Nhìn lại sự đứt gãy về
văn hóa xảy ra trong vài thế kỷ ngắn ngủi này, nguyên nhân chủ yếu đến từ sự đối
nghịch vô cùng lớn giữa văn hóa truyền thống và ý thức hiện đại.
Văn hóa truyền thống là một
hệ thống phương thức tư duy và hành vi nhận thức về Trời, đất và con người,
cùng nhân luân và quy phạm hành vi. Rất nhiều tín ngưỡng như Do Thái giáo, Kitô
giáo, Đạo giáo, v.v.. đều cho rằng những tiêu chuẩn đó là do Thần sáng lập và
lưu cấp cho con người. Cuộc sống của cổ nhân thuận theo quy luật của Thiên đạo,
mặt trời mọc thì làm việc, mặt trời lặn thì nghỉ ngơi. Lời nói, hành vi, cử chỉ
của con người cũng vậy, đàn ông đa phần là bậc quân tử cương cường, đầy chính
nghĩa, phụ nữ yểu điệu, dịu dàng, hiền thục.
Sự đối nghịch giữa văn
hóa truyền thống và ý thức hiện đại
Một hình ảnh thật quá hiếm
thấy trong cuộc sống hiện đại. (Tranh qua Pinterest)
Môi trường truyền thống
bao phủ bởi những đình đài cung điện, thơ từ ca phú, cầm kỳ thi họa, phục sức
trang nhã… Mọi vật dụng không thứ gì không âm thầm thuận theo quy tắc của trời
đất, mang những phong vị tươi đẹp, độc đáo. Các ngành các nghề không hẹn mà gặp,
đều yêu cầu con người phải tĩnh tâm, điều tức. Nguồn năng lượng được hấp thu,
không chỉ phù hợp với đạo dưỡng sinh, mà còn trải thảm cho con người tìm hiểu về
những điều thâm sâu hơn như cội nguồn sinh mệnh, đạo đức và nhân sinh, đạt tới
những cảnh giới tinh thần cao thượng, trở thành văn hóa tu luyện của nhân loại.
Khoa học kỹ thuật hiện đại
đã thay đổi phương thức sống của con người một cách chóng mặt và mang theo cả
những ưu điểm, khuyết điểm không thể chối cãi. Chúng cung cấp cho con người sự
tiện lợi và an nhàn hơn, nhưng đồng thời lại dần khiến con người đi ngược lại nền
văn hóa truyền thống thâm sâu của mình. Từ phục sức cho tới ngôn hành của người
hiện đại, từ môi trường xã hội cho tới những lĩnh vực về văn hóa, tinh thần, đều
thể hiện vô cùng rõ nét. Cũng có nhiều người đã chỉ ra, rằng nền văn minh vật
chất của nhân loại thì phát triển, nhưng nền văn minh tinh thần lại đang thụt
lùi hơn bao giờ hết.
Chẳng hạn như âm nhạc. Âm
nhạc cổ điển ở thời kỳ đỉnh cao của nó bắt nguồn từ việc ngợi ca đấng sáng thế,
chú trọng tới sự thăng hoa về tinh thần. Dẫu trải qua sự chắt lọc của thời gian
lâu dài vẫn khiến lòng người xúc động, được coi như những tác phẩm kinh điển
lưu truyền hậu thế. Con người hiện đại trong mấy thế kỷ qua đã không thể tiếp tục
sáng tạo ra những điều tương tự.
Âm nhạc thịnh hành trong
ý thức hiện đại chỉ coi trọng sự thỏa mãn về thái cực cảm xúc, kích thích giác
quan của con người, hoặc chạy theo những điều kỳ lạ, khác biệt nhằm thu hút
khán thính giả. Đây chính là biểu hiện của tâm thái truy cầu hưởng thụ vật chất
trong cuộc sống hiện đại. Điều này chỉ khiến con người ngày càng cảm thấy bất
an và trống rỗng hơn mà thôi.
Đa phần những người làm
nghệ thuật hiện đại đều biết rằng cơ điểm của nghệ thuật hiện đại đã rời xa nghệ
thuật truyền thống. Nếu như cơ điểm của nghệ thuật truyền thống nằm ở cái đẹp,
mà nói đúng hơn là làm sao cho tác phẩm càng ngày càng đẹp, đạt đến mức tận thiện
tận mỹ; thì cơ điểm của nghệ thuật hiện đại không nằm ở cái đẹp, mà nằm ở thể
hiện một cách không giới hạn (phóng túng) những thứ đến từ tiềm thức của bản
thân.
Phóng túng những gì có
trong ý thức bản thân là lỗ hổng lớn nhất của tư duy hiện đại. Ý thức của bạn tới
từ đâu? Chẳng phải là tới từ bạn? Không hẳn. Xưa nay giới phân tâm học đều
không thể lý giải một cách tường tận nguồn gốc tư duy của con người. Ý thức của
con người không chỉ có một nguồn gốc, không chỉ đến từ chính bản thân con người.
Tôn giáo xưa nay vẫn luôn cho rằng con người là trân quý nhất, là anh linh của
vạn vật, là “thiện ác đồng tại”, có ma tính, cũng có Phật tính, có thể bị ma quỷ
dẫn dụ, cũng có thể nhận được khải thị của thần linh. Tâm lý học hiện đại thì
cho rằng hoàn cảnh bên ngoài cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ tới ý thức. Kỳ thực ý thức
của con người rất nhiều khi không phải xuất phát từ ý nguyện của bản thân, vậy
mới có chuyện một người phải giằng co với ý thức của chính mình.
Bởi vì trong ý thức hiện
đại, con người không biết kính sợ Trời đất, cũng không kính sợ Thần minh, nên
không còn sự ước thúc về quy phạm đạo đức nhân luân, ngôn từ thô tục vô lễ,
quan hệ nam nữ hỗn loạn. Cộng thêm sự phổ cập của những thiết bị điện tử và mạng
internet, ý thức hiện đại có sự ảnh hưởng rộng lớn đến mức đáng sợ. Những câu
chuyện cười dung tục, những bức ảnh, video kỳ quái… đều khiến con người từng
phút từng giây bị ngập trong tư duy hiện đại. Cuộc sống tưởng như khiến con người
có nhiều hoạt động giải trí và sự lựa chọn phong phú, đầy màu sắc. Nhưng thực tế
những hành vi giải trí đó đã khiến con người đánh mất bản ngã chân chính, tiêu
hao thời gian và tinh lực.
Không chỉ là giải trí, ý
thức hiện đại này còn thẩm thấu vào mọi lĩnh vực trong xã hội như chính trị,
pháp luật, giáo dục, kinh tế… Ví như văn hóa truyền thống nhìn nhận kinh tế là
để kinh bang tế thế, cứu đời giúp người, coi trọng giao dịch công bằng trong
toàn xã hội, không gây tổn hại tới lợi ích của người khác. Kinh tế ngày nay về
tổng quan lại hướng dẫn cách thành công, chủ yếu chỉ lưu tâm tới lợi nhuận, lợi
ích lớn nhỏ.
Khoa học hiện đại thì
phát triển mà không còn chịu sự ước thúc của đạo đức, đã phóng đại dục vọng vô
cùng của nhân loại, như kỹ thuật nhân bản vô tính, phẫu thuật thay đầu người,
biến đổi gen người… Đây đều là biểu hiện của việc phá hoại quy luật tự nhiên,
vi phạm đạo lý con người, càng phát triển lại càng đưa nhân loại sớm tới vực thẳm
diệt vong.
Cuộc sống của người hiện
đại đã mất đi niềm vui mà tự nhiên ban tặng và những suy ngẫm về bản nguyên
sinh mệnh, mất đi con đường giúp đạo đức, tầng thứ sinh mệnh thăng hoa. Con người
ngày càng rời xa chính đạo mà chẳng hề hay biết. Nhiều người thật sự không thể
hiểu được tâm cảnh của cổ nhân, lại càng chẳng thể thông hiểu lịch sử một cách
chân chính. Không chỉ vậy, các tín ngưỡng vốn có thể giúp con người thăng hoa
cũng đã bị con người đưa vào những tranh đua danh lợi chốn bụi trần.
Vậy phải chăng chúng ta
không còn đường thoát? Không hẳn vậy, nhân loại vẫn còn hy vọng, bởi con người
vẫn còn có Phật tính. Dù nhân loại mê đắm trong cuộc sống vật chất và ý thức hiện
đại, thì bản năng của con người vẫn truy tìm cái Thiện. Giá trị phổ quát mà
nhân loại trong vô thức mong chờ cũng chính là cái Thiện ấy. Chỉ khi quay trở về
với những giá trị truyền thống chân chính, con người mới có thể tìm lại bản
thân, dẫn dắt khoa học đi đúng hướng và được trải nghiệm thế nào là niềm hạnh
phúc chân chính.
Thiên Cầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét