BA NHÂN ĐỨC CHÚNG TA CÓ THỂ HỌC ĐƯỢC KHI LẦN CHUỖI MÂN CÔI
Nếu Kinh Mân Côi cơ bản
là một phương pháp cầu nguyện để đưa chúng ta đến gần Thiên Chúa, thì kinh này
cũng có thể được định nghĩa như một “nhà giảng thuyết”, dạy cho chúng ta các
nhân đức cần phải noi theo.
Cha John Proctor, trong
cuốn sách Hướng dẫn về Kinh Mân Côi dành cho các Linh mục và giáo dân, giải
thích rằng Kinh Mân Côi “vừa là một nhà giảng thuyết vừa là thầy dạy. Với tư
cách là người thầy, Kinh Mân Côi dạy cho chúng ta biết những điều phải tin; và
với tư cách là nhà giảng thuyết, Kinh Mân Côi nói cho chúng ta biết điều phải
làm… Dẫn con người đến sự hiểu biết về cuộc đời của Chúa Kitô, bước theo Ngài,
thực hành các nhân đức của Ngài, và bắt chước cuộc sống của Ngài giữa loài người”.
Kinh Mân Côi dạy chúng ta
nhân đức không chỉ qua việc chiêm ngắm cuộc sống của Chúa Giêsu Kitô, mà còn
qua việc chiêm ngắm cuộc đời của Đức Trinh Nữ Maria. Kinh Mân Côi tỏ bày cho
chúng ta về Đức Maria như là mẫu gương của mọi nhân đức nhằm khích lệ chúng
ta”.
Cha Proctor còn đưa ra ba
nhân đức mà tất cả mọi người chúng ta học được khi lần Chuỗi Mân Côi.
1. Khiêm
nhường
Qua các mầu nhiệm Mân
Côi, sự khiêm nhường được lan tỏa và thấm nhuần mọi giai đoạn.
“Khiêm nhường là nền tảng
của tòa nhà thiêng liêng của chúng ta, không có nó, tòa nhà giống như một ngôi
đền điên rồ, sẽ bị sụp đổ. Sự khiêm nhường được tìm thấy trong mọi giai đoạn
Việc nhập thể là mầu nhiệm
của sự khiêm hạ thẳm sâu – Đấng Tối Cao trở nên thấp hèn, Đấng Vĩ Đại nhất trở
nên nhỏ nhất, Đấng thấu suốt mọi sự thành một Trẻ thơ, Thiên Chúa toàn năng trở
thành một đứa trẻ yếu đuối… Nơi các mầu nhiệm sự Thương tất cả đều nói về sự
khiêm nhường – từ Vườn Dầu cho đến đồi Canvê, một hành động kéo dài và không
gián đoạn của sự hạ mình và sỉ nhục sâu thẳm nhất. Ngay cả trong những chiến thắng,
nơi các sự Vui, chúng ta vẫn suy niệm về việc suy tôn Đấng khiêm nhường. Đức
Maria cũng đã mạc khải cho chúng ta biết Mẹ như là người nữ tỳ khiêm tốn của
Thiên Chúa.
2. Vâng phục
Một nhân đức mà chúng ta
thường khó học tập đó là vâng phục, và điều này cũng được thể hiện qua Kinh Mân
Côi
“Vâng phục là anh chị em
song sinh của Khiêm nhường, cùng sinh ra từ một người mẹ, lớn lên cùng với
khiêm nhường, gia tăng hay mất sức mạnh cùng với khiêm nhường, chết hoặc sống với
khiêm nhường – vâng phục là vì các mầu nhiệm Kinh Mân Côi tựa sợi chỉ dệt nên tấm
vải. Tại sao Chúa chúng ta đã đến thế gian? Là để thi hành thánh ý của Cha.
“Không theo ý Con, nhưng theo ý Cha” là phương châm của cuộc sống Con Thiên
Chúa trên trần gian.”
3. Tách biệt
Một nhân đức khác được nhấn
mạnh khi đọc Kinh Mân Côi đó là sự tách biệt, nghĩa là không dính líu vào những
điều trần tục.
“Tách biệt và nghèo nàn về
tinh thần. Chúa Giêsu đã nói: “Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó”, nhưng
trước khi rao giảng bằng lời Ngài đã rao giảng bằng chính cuộc sống của mình.
Chuồng bò, người mẹ nghèo, người thợ mộc với tư cách là người cha chính thức,
chỗ trọ nghèo nàn, các môn đệ là những người bình dân, trần truồng trên Thánh
giá, được chôn cất trong ngôi mộ mượn tạm. Chắc chắn tất cả những điều này, vốn
đã chiếm lấy được con tim của thánh Phanxicô, được định nghĩa như hôn ước và
lòng trung thành với người “Mẹ nghèo khó”.”
Tác giả: Philip Kosloski
Chuyển ngữ: Giuse Võ Tá
Hoàng
Từ: it.aleteia.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét