Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2022

Một sự trao đổi ân sủng

 

Một  sự  trao  đổi  ân  sủng

Susan Heuver – Lại Thế Lãng chuyển ngữ- Sat, 22/01/2022

Những đứa trẻ sinh ra trong cùng một gia đình có thể thể hiện những tính cách khá khác nhau. Đứa này có thể hướng ngoại; đứa khác có thể phát triển trong cô đơn. Một đứa khác có thể nhận thấy bằng trực giác khi người khác đang bị tổn thương. Mặc dù được nuôi dậy bởi cùng một cha mẹ, nhưng mỗi người đều đóng góp những món quà khác biệt và làm tăng thêm sự giàu có của gia đình.

Thánh Phaolô mô tả một động lực tương tự trong gia đình của Thien Chúa, thân thể của Chúa Kitô “Thật vậy, thân thể gồm nhiều bộ phận, chứ không phải chỉ có một mà thôi. Giả như chân có nói: ‘Tôi không phải là tay, nên tôi không thuộc về thân thể’, thì cũng chẳng vì thế mà nó không thuộc về thân thể” (1 Cr 12:14-15). Mỗi chi thể là một phần trong thân thể của Chúa Kitô không phải vì họ giống hệt nhau mà vì họ được chọn bởi và kết hợp với Chúa Giêsu Kitô qua phép rửa chung của chúng ta. Mỗi người chúng ta là một đền thờ của Chúa Thánh Thần và là những đứa con yêu dấu của Thiên Chúa, mỗi người đều sở hữu những kho báu riêng cho gia đình của Thiên Chúa.

Chúng ta nhận ra sự đa dạng phong phú của các ân sủng trong Giáo hội qua các thế hệ, chủng tộc, và văn hóa, thậm chí cả các nghi thức Công giáo khác nhau. Nhưng Thiên Chúa có nhiều hơn thế cho chúng ta. Chúng ta có thể khám phá ra một nguồn phong phú thiêng liêng khác thường chưa được khai thác: anh chị em của chúng ta từ các truyền thống Kitô giáo khác. Họ cũng là một phần của thân thể của Chúa Kitô, họ cũng có thể làm nổi bật bước đi của chúng ta với Chúa. Cũng như chúng ta có thể chúc lành cho họ thông qua đức tin và thực hành Công giáo của chúng ta, họ cũng có thể chúc lành cho chúng ta bằng những sức mạnh và thực hành hiểu biết của họ.

Đó là lý do tại sao Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã mô tả đối thoại đại kết như một “cuộc trao đổi các ân sủng” (Để họ có thể là một, 28). Và ở đâu tốt hơn để khám phá và trao đổi những ân sủng của chúng ta hơn là trong tình bằng hữu Kitô giáo? Trong mối quan hệ tương thân tương ái, chúng ta có thể gặp gỡ chính Chúa Giêsu trong anh chị em của mình và khám phá kho phước lành mà Thiên Chúa mong muốn cho tất cả chúng ta. Hãy để tôi giới thiệu với bạn một số người bạn mà cuộc sống của họ đã được ban phước bởi ân sủng của tình bạn đại kết này.

Sức mạnh của lời cầu nguyện chuyển cầu. Kathy và Margaret gặp nhau khi Kathy chuyển đến khu xóm. Chẳng bao lâu sau, họ cùng nhau đi dạo, đẩy xe đẩy và trao đổi ý hướng cầu nguyện. Kathy một người thuộc giáo phái Luther chia sẻ với Margaret tình yêu sâu sắc của cô ấy đối với Kinh thánh và mời Margaret đọc Sách Ét-te với cô ấy. Margaret, một người Công giáo thích học Kinh thánh và rất ấn tượng với cách Kathy áp dụng Kinh thánh vào cuộc sống hàng ngày của mình. Khi tình bạn của họ ngày càng sâu đậm, Margaret cởi mở về mối quan hệ rạn nứt đang diễn ra giữa hai đứa con lớn của cô và xin Kathy cầu nguyện cho sự đoàn kết trong gia đình.

Rồi một ngày, Kathy nói với Margaret rằng cô và chồng cô đã nhận ra rằng Thiên Chúa đang mời họ trở thành cha mẹ nuôi. Hiện họ đang xem xét yêu cầu đón một đứa trẻ mười tháng tuổi vào nhà của họ. Họ vui mừng nhưng có thể hiểu được lo lắng về việc liệu gia đình của họ đã thực sự sẵn sàng hay chưa. Margaret hứa sẽ cầu nguyện mỗi ngày cho Kathy và mời những người bạn từ giáo xứ của cô đến cầu nguyện cho tình trạng của Kathy. Một số người đã lần chuỗi Mân Côi, một người bạn thậm chí còn cầu nguyện Tuần cửu nhật Thánh Giuse nhận con nuôi cho Kathy và gia đình cô ấy có sự khôn ngoan để biết phải làm gì. Mấy tuần sau, chính những người phụ nữ này đã kết thân với nhau xung quanh Kathy với những món đồ trẻ em cho thành viên mới này trong gia đình cô.

Nhiều lần hai người bạn đã cùng nhau cầu nguyện cho Kathy và con gái nuôi của cô ấy và cho hòa bình giữa các các con vị thành niên của Margaret. Họ cùng nhau bám vào một đoạn văn của sách Ét-te về kế hoạch tốt đẹp của Thiên Chúa cho cuộc sống của họ: “thời buổi như thế này” Thiên Chúa đã đưa họ đến với tình mẫu tử (4:14). Ngài sẽ giúp họ - và Ngài đã làm. Kathy và chồng cô ấy cuối cùng đã nhận nuôi con gái của họ và hai đứa con của Margaret đã hòa thuận. Qua tình bạn đại kết, họ đã cảm nghiệm được những ân sủng của lời cầu thay nguyện giúp và sự an ủi và khôn ngoan của lời Chúa.

Niềm Vui Phục Vụ Người Nghèo. Steve xuất thân từ một gia đình nông dân có cha mẹ là người Công giáo, những người làm việc chăm chỉ và rộng lượng chia sẻ với những người khó khăn. Giờ đây, ông đang nuôi dạy những đứa con của mình, ông muốn chia sẻ với chúng vẻ đẹp và chân lý của giáo huấn xã hội Công giáo. Tuy nhiên, những lời dẫn giải đầy ẩn ý của ông thường rơi vào tai người điếc. Phục vụ với cha của họ tại ngân hàng thực phẩm không phải là thú vị.

Sau đó, con gái Steve hỏi về một dự án dịch vụ với người bạn của cô từ nhà thờ Baptist địa phương. Ở đó Steve đã gặp mục sư trẻ Josh. Hai người đàn ông đã hợp nhau ngay lập tức, ở đây là hai chàng trai nông dân có chung tình yêu đối với Chúa Giêsu, máy móc hạng nặng và phục vụ người nghèo. Một người đàn ông độc thân xa nhà, Josh đã trở thành một người bạn thân thiết của gia đình. Sự hiện diện thường xuyên của Josh tại bàn ăn tối đã giúp khơi dậy sự quan tâm của những đứa trẻ nhà Steve khi gia đình thảo luận về lời kêu gọi của Chúa Kitô về việc quan tâm đến những người cần sự giúp đỡ. Nó cũng cho Steve cơ hội để chia sẻ với các con của mình rằng đức tin Công giáo của anh đã buộc anh ta phải bỏ tiền ủng hộ cho nhân viên của mình và đưa một công nhân đến phòng khám nha khoa miễn phí để lấy tủy răng.

Từng đứa con của Steve lần lượt đi đến những khu vực nghèo khó cùng Josh và nhóm của anh ấy. Họ cùng nhau xây dựng nhà cửa và hệ thống lọc nước, mở các trường dạy Kinh thánh trong kỳ nghỉ và làm việc trong các trại trẻ mồ côi. Và còn hơn cha họ thúc giục, họ đã gặp Chúa Giêsu Kitô trong những người họ phục vụ. Về phần mình, Josh đã hỗ trợ những đứa trẻ trong việc thực hành đức tin Công giáo của chúng khi chúng đi tham dự Thánh lễ vào mỗi Chủ nhật trong chuyến đi của chúng. Josh làm chứng cho họ bằng lời cầu nguyện vào sáng sớm và nỗ lực không ngừng để bảo vệ những gia đình túng thiếu khỏi những băng nhóm đang tìm cách đánh cắp những gì ít ỏi mà họ.

Steve vui mừng với Josh khi các con của anh chấp nhận những gì anh đã cố gắng dạy chúng từ lâu. “Nhờ các chuyến đi truyền giáo Baptist” của bạn, Steve đã nói với Josh, “các con tôi đã trở về nhà được truyền cảm hứng để sống theo đức tin Công giáo của chúng”. Con gái Steve hiện làm việc cho Tổ chức từ thiện Công giáo hỗ trợ các gia đình nhập cư. Trong khi đó Josh vẫn là một người bạn đáng quý, người đã chia sẻ món quà của anh ấy trong công việc truyền giáo và nhận được món quà tình yêu từ một gia đình Công giáo.

Sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Bridget chạy qua cửa hàng với đứa con thứ năm trong tay, đứa con thứ năm sau mười năm. Trong lúc vội vàng, cô ấy đã đánh rơi hàng hóa và những trái táo của cô vương vãi khắp nơi. Xấu hổ, cô đang lúi húi nhặt chúng thì một người phụ nữ cúi xuống giúp. “Tôi là Alyssa”, cô ấy nói. “Các con tôi giờ đã lớn hơn, nhưng tôi nhớ hồi nhỏ chúng như thế nào. Nếu không có Chúa Thánh Thần, tôi sẽ không bao giờ vượt qua được những năm đó!” Họ chia tay nhau nhưng trao đổi số điện thoại với nhau.

Trong những tuần lễ sau đó Bridget nhớ lại cuộc trò chuyện của họ. Alyssa đã nói về Chúa Thánh Thần theo cách mà Bridget chưa từng trải qua. Là một người Công giáo Bridget biết rất nhiều về Chúa Thánh Thần nhưng cô chưa bao giờ nghĩ về việc Chúa Thánh Thần đang giúp cô thực hiện những công việc hàng ngày từng phút từng phút trong vai trò làm mẹ. Buộc phải suy nghĩ, cô quyết định gọi cho Alyssa.

Họ gặp nhau để uống cà phê. Bridget đã tiết lộ những cuộc đấu tranh của cô với tư cách là một người mẹ và sự tò mò của cô về Chúa Thánh Thần. Alyssa mỉm cười cho biết “Việc nuôi dạy trẻ đôi khi có thể khó khăn nhưng chính Chúa Thánh Thần ban phước cho bạn ở nhà thờ cũng có thể giúp bạn trong cuộc sống gia đình”. Alyssa mà Bridget phát hiện ra là một tín đồ theo đạo Tin Lành thậm chí còn đề nghị cầu nguyện với Bridget để được tuôn tràn ơn Chúa Thánh Thần nhiều hơn trong cuộc sống của cô. Bridget vui vẻ chấp nhận. Và thế là bắt đầu một tình bạn bất ngờ.

Với sự khích lệ của Alyssas, Bridget bắt đầu cầu nguyện với Chúa Thánh Thần theo một cách mới. Khi một cuộc cãi vã xảy ra, cô ấy đã cầu nguyện “Lạy Chúa Thánh Thần, xin đổ đầy lòng kiên nhẫn cho con”. Khi một thách thức làm cha mẹ đe dọa, cô ấy đã cầu nguyện “Lạy Chúa Thánh Thần, con cần sự khôn ngoan của Ngài. Và khi cô ấy có quá nhiều công việc và không có đủ thời gian, cô ấy đã cầu nguyện “Lậy Chúa Thánh Thần, xin chỉ cho con thấy điều gì quan trọng nhất”. Dần dần Bridget đã học cách nhận được sự bình an từ Thần Khí - không chỉ trong những khoảnh khắc “thiêng liêng” mà trong những sự kiện hàng ngày của cuộc sống. Qua người bạn Tin Lành, Bridget đã khám phá ra món quà của Chúa Thánh Thần trong “cuộc sống bình thường” và tìm thấy nhiều niềm vui hơn trong ơn gọi của mình.

Sau đó, chồng của Alyssa là Robert được chẩn đoán mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối. Khi bệnh tình của anh phát triển, Alyssa đánh giá cao sự giúp đỡ thiết thực của Bridget trong việc cầu nguyện của cô trong giờ Chầu Thánh Thể và đề nghị cô cầu nguyện với mình, đặc biệt là trong những thời điểm khó khăn hơn. Hai người bạn đã cùng nhau cầu nguyện, đã cùng cười và cùng khóc trong quá trình điều trị và cuối cùng thì Robert đã qua khỏi. Qua tất cả những điều đó, Bridget nhận ra rằng tình bạn của họ đã đến với sự khích lệ và lòng trắc ẩn của Chúa Thánh Thần mà Alyssa đã đưa đến cho Bridget nhiều năm trước bây giờ đã trở lại với Alyssa trong thử thách lớn nhất của cô.

Dưới đất cũng như trên trời. Một ngày nào đó chúng ta sẽ đứng trước mặt Thiên Chúa trên thiên đàng, nơi mọi tội lỗi sẽ được xóa bỏ và mọi sự khác biệt được giải quyết. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu “để tất cả nên một” cuối cùng sẽ được đáp ứng (Ga 17: 21). Ở đó, chúng ta sẽ cùng với các tín hữu từ mọi quốc gia, sắc tộc và ngôn ngữ ca ngợi Thiên Chúa chúng ta, Đấng đã cứu chúng ta qua cái chết và sự phục sinh của Ngài. Ở đó, chúng ta sẽ chia sẻ đầy đủ những ân sủng mà mỗi anh chị em mang đến cho thân thể của Chúa Kitô. Nhưng tại sao phải đợi đến khi lên thiên đàng mới thưởng thức chúng? Thông qua tình bạn đại kết, chúng ta có thể tận hưởng sự tốt đẹp đó ngay bây giờ !

*************

Cảm thấy thoải mái với việc không thoải mái

 Maria Kane – Lại Thế Lãng chuyển ngữ

Khi tôi lên năm tuổi, cha mẹ tôi nhận nuôi hai cậu con trai nhỏ từ Nga. Tôi bị làm cho phải chú ý bởi cách mà những đứa trẻ mồ côi này nhanh chóng trở thành một phần của gia đình chúng tôi. Trên thực tế, tôi hiếm khi nhận thấy bất kỳ sự khác biệt nào giữa những người anh em mới của tôi và anh chị em ruột của tôi. Tình yêu thương gắn kết và sự gần gũi trong gia đình mới của chúng tôi khiến tôi nghĩ về bao nhiêu đứa trẻ mồ côi khác trên thế giới có thể không bao giờ có cơ hội được trải nghiệm tình yêu thương của một gia đình.

Tôi không thể từ bỏ được ý nghĩ rằng tôi nên giúp đỡ những đứa trẻ mồ côi. Không có trường đại học nào đáp ứng trừ khi lần đầu tiên tôi ra nước ngoài để chăm sóc những đứa trẻ mồ côi cha mẹ. Vì vậy, tôi đã quyết định bỏ ra một năm và làm tình nguyện viên tại một trại trẻ mồ côi dành cho những trẻ em có nhu cầu đặc biệt ở Uganda.

Khi lần đầu tiên tôi đến Kampala, tôi đã rất ngạc nhiên khi nhận ra những công việc hàng ngày có thể khó khăn như thế nào. Tình trạng mất điện thường xuyên, thiếu nước sinh hoạt và những con đường không trải nhựa đã khiến cho những việc lặt vặt dù đơn giản nhất cũng trở nên tốn thời gian và công sức. Nhưng tôi bị cuốn hút bởi những người tôi gặp đến mức tôi chấp nhận sứ mệnh của mình và chào đón mọi thử thách đến với tôi.

Từ thất vọng đến hy vọng. Ngay sau khi tôi bắt đầu tình nguyện tại trại trẻ mồ côi, tôi đã gặp Sarah mười chín tuổi và cậu con trai Daniel năm tuổi của cô ấy. Khi Sarah mang thai ở tuổi mười bốn, gia đình cô đã đưa ra tối hậu thư cho cô là phải phá thai hoặc ra khỏi nhà. Cô chọn cách giữ lại đứa con của mình và cố gắng chống đỡ cho bản thân.

Khi Daniel được tám tháng, Sarah nhận thấy rằng nó nuốt thật khó khăn và thường xuyên bị nghẹn thức ăn. Theo thời gian, cô nhận ra rằng Daniel không phát triển trong các công việc đơn giản như đi hoặc bò như những đứa trẻ khác ở độ tuổi Daniel. Không biết phải làm thế nào, cô đưa bé đến một thầy phù thủy, người đã thực hiện các nghi lễ tâm linh, xoa các loại thảo mộc lên da và xức dầu cho Daniel. Sau đó hắn nói với Sarah rằng con trai cô đã bị ma nhập và thà chết còn hơn. Sarah không tin và bỏ đi. Một lần nữa cô bị hất hủi.

Sarah chưa bao giờ xin được việc làm vì Daniel cần được chăm sóc toàn thời gian. Kết quả là cô ấy liên tục phải vật lộn để nuôi Daniel và bản thân. Vào thời điểm tôi gặp họ, cả hai đều bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Xương sườn của Daniel nhô ra và mái tóc của nó chuyển sang màu vàng là dấu hiệu chắc chắn của tình trạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Mỗi lần tôi đến thăm họ, tôi mang theo gạo, đậu, đường và xà phòng. Nhưng thực phẩm và nguồn cung cấp đã không vượt qua được việc bị từ chối và bị hất hủi mà họ đã trải qua.

Một ngày nọ khi tôi và một người bạn đến thăm nhà của họ, Sarah bắt đầu khóc. Cô ấy cảm thấy vô vọng! Trái tim tôi tan nát vì cô ấy và tôi muốn cho cô ấy những lời hy vọng để chống lại những lời phán xét khắc nghiệt đã ném vào cô ấy trong suốt thời gian dài. Bạn tôi và tôi đã cầu nguyện lớn tiếng tuyên xưng trong đức tin rằng Thiên Chúa đã có những kế hoạch tốt đẹp dành cho Daniel và xin Ngài sẽ ở lại với cả hai trong mỗi bước đi của cuộc hành trình của họ.

Sau khi chúng tôi cầu nguyện, tôi cảm thấy rằng Chúa muốn tôi hỏi Sarah xem cô ấy có kỹ năng nào mà cô ấy có thể sử dụng để chu cấp cho con trai và bản thân mình không. Cô ấy trả lời rằng trước khi có Daniel, cô ấy đã làm thợ may ở trong làng. Cô ấy nói rằng nếu cô ấy có một chiếc máy may, cô ấy có thể kiếm đủ tiền để nuôi hai người họ. Không đầy năm phút sau tôi đã ngồi sau chiếc xe máy để tìm cho cô ấy một chiếc máy may. Cô đã hào hứng đón nhận món quà như một cơ hội cho một khởi đầu mới.

Chúa đã ban cho Sarah ngay ngày hôm đó và Ngài đã giúp cô lấy lại được phẩm giá của mình. Sarah phát hiện ra rằng bất chấp mọi sự hất hủi mà cô đã chịu đựng, Thiên Chúa đã thực sự thương yêu cô. Ngài muốn ban cho cô một cách thoát khỏi vòng xấu hổ và sự lên án mà cô đã phải chịu đựng trong 5 năm dài.

Một nhiệm vụ giải cứu. Thời gian ở trại trẻ mồ côi đã cho tôi rất nhiều cơ hội để cầu nguyện và hy vọng nhân danh những bà mẹ và trẻ em như Sarah và Daniel thường bị bỏ rơi trong văn hóa của họ vì những nhu cầu đặc biệt. Một ngày nọ, tôi nhận ra rằng người gọi cho tôi là nhân viên xã hội. Tôi biết điều này có nghĩa là chúng tôi sắp có một em bé mới và tôi cảm thấy rất phấn khích và lo lắng. Chúng tôi đã chăm sóc 85 đứa trẻ bị bỏ rơi nên mặc dù luôn vui mừng khi có được một đứa trẻ mới, nhưng cũng rất buồn khi biết rằng một người mẹ khác cảm thấy đây là hy vọng duy nhất cho con mình. Hôm nay là bé Emmanuel.

Khi nhìn thấy Emmanuel lần đầu tiên, chúng tôi có thể thấy rằng bé cần được chăm sóc y tế ngay lập tức và đưa bé đến bệnh viện. Khi mới hai tháng tuổi, Emmanuel chỉ nặng 3,1 pound và sắp chết. Bệnh viện gần nhất chỉ cách đó ba mươi phút nhưng chuyến đi dường như kéo dài vô tận. Khi chúng tôi đến nơi, Emmanuel bắt đầu vật lộn với từng hơi thở và tôi cầu nguyện xin Chúa can thiệp. Nhưng Emmanuel đã tắt thở hoàn toàn và bắt đầu tím tái.

Tuyệt vọng và sợ hãi, tôi nhìn lên và thấy một cây thánh giá ngay trên giường bệnh của bé. Tôi lại cầu nguyện. “Chúa ôi, con xin lỗi vì đã nghi ngờ Ngài. Nhưng con cần sự giúp đỡ của Ngài ngay bây giờ. Ngài đã chết để chúng con được sống. Nhân danh Chúa Giêsu, xin hãy làm cho đứa bé này sống lại”. Ngay trước khi tôi cầu nguyện xong, Emmanuel đã bắt đầu thở được, bé vẫn còn sống.

Vào thời điểm đó, tôi biết rằng cuộc sống của đứa trẻ này nằm trong tay Chúa và rằng không có tình huống nào là quá khó khăn đối với Chúa. Ngày nay Emmanuel là một cậu bé khỏe mạnh hạnh phúc.

Ôm lấy sự khó chịu. Khoảng thời gian “ngắn ngủi” của tôi ở Uganda giờ đã trở thành năm năm và đang tiếp tục tăng lên. Tôi đã nhìn thấy cả sự tốt lành của Thiên Chúa và tội lỗi đã gây ra cho con người quá nhiều đau khổ và đổ vỡ. Mỗi ngày tôi có cơ hội để giúp đỡ; tôi cũng có rất nhiều dịp để phàn nàn. Tôi thường tự nhủ “Lậy Mẹ Maria đã đến lúc phải cảm thấy thoải mái với sự không thoải mái”. Khi tôi làm như vậy, quyết tâm của tôi tăng lên và tôi thấy rằng tôi cởi mở hơn với sự hiện diện và quyền năng của Thiên Chúa hoạt động tôi và tất cả những người xung quanh tôi./.

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét