Triệu chứng nhận biết bạn bị di chứng Covid-19
Thứ
năm, 13/1/2022,vnexpress.net
Người mắc di chứng
Covid-19 có các triệu chứng xuất hiện thường xuyên như mệt nhọc nặng nề khi bắt
đầu tập thể dục, đau cơ sau một ngày hoạt động bình thường.
Theo Sổ tay phục hồi
Covid-19 do Đại học Y Dược TP HCM biên soạn, một người mắc di chứng, còn gọi là
hội chứng Covid-19 kéo dài, khi có các triệu chứng dai dẳng hơn 12 tuần kể từ
khi được xét nghiệm dương tính hoặc có các triệu chứng nhiễm Covid-19.
Người bệnh có thể tự đánh
giá theo bảng hướng dẫn bên dưới. Nếu có một triệu chứng đánh giá mức độ 2 trở
lên ở cả hai cột thì đang mắc di chứng.
Một số triệu chứng
Covid-19 kéo dài mà người bệnh có thể gặp bao gồm khó ngủ, khó thở hoặc hụt
hơi, đau cơ đau khớp, hay quên lơ đãng, buồn nôn chán ăn, gặp vấn đề về sức khỏe
tâm thần, ù tai, dễ té ngã, gặp vấn đề về nuốt và giọng nói, mệt mỏi, đau ngực,
tim đập nhanh.
Bảng tự đánh giá tầm soát
Covid-19 kéo dài. Ảnh. Đại học Y Dược TP HCM
Trong đó, khó thở là triệu
chứng rất phổ biến ở người mắc Covid-19 kéo dài. Người bệnh có thể thở nông hoặc
sâu hơn bình thường. Các hoạt động thường ngày có thể gây khó thở như thay quần
áo, đi vào phòng tắm, làm việc nhà. Khi gặp triệu chứng khó thở người bệnh cần
ngừng nói hay di chuyển; từ từ phục hồi nhịp thở, thư giãn bằng cách nhìn vào bức
tranh hay cảnh vật, thực hiện các bài tập kiểm soát hơi thở.
Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn
Như Vinh, Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP
HCM, để hạn chế nguy cơ mắc di chứng, trong giai đoạn điều trị người bệnh nên tập
thở, tập phục hồi chức năng sớm. Trong trường hợp mắc các triệu chứng hậu Covid
nên đến viện khám, tập các bài tập thở và vận động tại nhà.
Bài tập giúp kiểm soát
khó thở hiệu quả là thở mím môi. Người bệnh cần tập trung vào nhịp thở, thở chậm
và thư giãn nhịp nhàng. Mím môi và hít vào bằng mũi trong hai nhịp, giữ 3-5
giây nếu không khó thở sau đó chúm môi như thổi sao và từ từ thở ra bằng miệng
trong 4 nhịp.
Ngoài ra người bệnh nên tập
kiểm soát hơi thở khi đi bộ để thuận tiện khi đi lại, leo cầu thang, lên xuống
dốc.. .Khi bước 1-2 bước chân hít vào, sau đó thở ra trong 1-2 bước chân tiếp
theo.
Lê Cầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét