Thứ Ba, 25 tháng 4, 2023

Kích hoạt não bộ giúp trẻ cải thiện thành tích học tập

 Thứ bảy, 22/4/2023, 11:30 (GMT+7)

Kích  hoạt  não  bộ  giúp  trẻ  cải  thiện  thành  tích  học  tập

Tạo không gian học tập sinh động, xây dựng thói quen đọc sách... là những cách kích hoạt não bộ cho trẻ dễ thực hiện, giúp bé hào hứng học tập.

Kết quả học tập của trẻ - nhất là lứa tuổi mầm non và tiểu học phụ thuộc rất nhiều vào cách chúng ta tạo động lực cho trẻ. Cùng với dinh dưỡng cân bằng, chế độ sinh hoạt khoa học, kích thích não bộ sẽ giúp trẻ sáng tạo, tiếp thu nhanh, nhạy bén hơn trong mọi tình huống, cải thiện kết quả học tập một cách đáng kể.

Dưới đây là một số phương pháp kích thích não bộ cho trẻ đang được Trường mầm non và tiểu học Quốc Tế Sài Gòn Peall (ISSP) quận Bình Thạnh, TP HCM áp dụng.

Tạo không gian kích thích học tập

Trong một khảo sát của MDR (đơn vị thuộc Dun & Bradstreet - Tập đoàn Mỹ chuyên cấp dữ liệu và phân tích thông tin cho các doanh nghiệp) với trên 1.600 nhà giáo dục, hơn 94% cho rằng, không gian quyết định phần lớn thành công của học sinh trong học tập. Vì vậy, muốn giúp trẻ cải thiện kết quả học tập, một không gian riêng biệt, thoáng đãng, được trang trí cá nhân hóa là yếu tố hết sức quan trọng.

Ánh sáng tự nhiên có tác động tích cực đến tâm trạng và hiệu suất học tập của trẻ. Nghiên cứu của các nhà khoa học Anh và Arab Saudi cho thấy, trẻ được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có kết quả đọc tốt hơn 26% và sự tiến bộ cao hơn từ 19 - 20% so với trẻ ít được tiếp xúc ánh sáng mặt trời.

Không gian học tập tại ISSP ngoài chú ý ánh sáng tự nhiên, nhà trường còn quan tâm kết hợp trang trí tranh ảnh liên quan nội dung các môn học nhằm giúp trẻ rèn luyện khả năng quan sát và ghi nhớ.

Ánh sáng tự nhiên trong một lớp học tại trường quốc tế Saigon Pearl. Ảnh: ISSP

Ánh sáng tự nhiên trong một lớp học tại trường quốc tế Saigon Pearl. Ảnh: ISSP

Đa dạng các hoạt động tạo niềm vui học tập

Khi hormone dopamine (hormone hạnh phúc) được giải phóng, chúng ta sẽ cảm thấy hưng phấn, thích thú, và có động lực với việc mình làm. Trẻ em cũng không ngoại lệ.

Kết hợp trò chơi vào các môn học để tạo niềm vui là cách mà trường ISSP đã áp dụng nhằm khơi gợi cảm hứng đến trường cho trẻ. Đó có thể là hoạt động đóng vai nhân vật trong các tác phẩm văn học thay vì chỉ đọc và ghi nhớ. Sử dụng bột màu, đất sét tạo hình chữ cái, con số thay vì chỉ viết trên bằng bảng phấn, giấy trắng, bút mực. Với phương pháp vừa học vừa chơi này, trẻ sẽ cảm thấy hào hứng, chủ động và nhiệt tình hơn khi tham gia các hoạt động giáo dục tại trường.

Những năm đầu đời là giai đoạn não bộ của bé phát triển mạnh mẽ nhất. Các nhà giáo dục khẳng định với trẻ nhỏ, hoạt động học tập nên được tổ chức đa dạng dưới nhiều hình thức để có thể kích hoạt nhiều nhất các vùng của não bộ, bao gồm cả não trái thiên về tư duy logic và não phải thiên về trí tưởng tượng, tư duy sáng tạo, cảm xúc trực quan...

Việc kết hợp giữa vui chơi và học tập, đưa hoạt động thể chất vào các môn học được chứng minh rất tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Trẻ được vui chơi, hoạt động ở ngoài trời không chỉ tạo niềm vui, giải tỏa áp lực trong học tập, mà còn có thể cải thiện kết quả học tập.

Học sinh học thông qua chơi tại trường quốc tế Saigon Pearl. Ảnh: ISSP

Học sinh học thông qua chơi tại trường quốc tế Saigon Pearl. Ảnh: ISSP

Đọc sách để tăng cường sức khỏe não bộ

Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy đọc sách mang lại nhiều lợi ích, bao gồm: hỗ trợ bé phát triển về nhận thức, ngôn ngữ, trí tưởng tượng và óc sáng tạo. Bên cạnh đó, đọc sách còn là phương pháp hữu ích giúp cải thiện trí nhớ con người.

Đọc sách đòi hỏi sự tập trung, ghi nhớ và phân tích thông tin. Quá trình này diễn ra liên tục, giống như cách chúng ta tập thể dục cho não bộ. Các nhà thần kinh học đều nhận định, trí nhớ sẽ được cải thiện đáng kể nếu duy trì thói quen đọc sách mỗi ngày.

Để tập cho trẻ thói quen đọc sách, trước hết cha mẹ hãy tham gia cùng trẻ. Cha mẹ có thể bắt đầu từ những loại sách, truyện mà con yêu thích. Cùng con thảo luận về những tình huống trong truyện, đặt câu hỏi xoay quanh nội dung của sách... nhằm khuyến khích con suy nghĩ và tự tin đưa ra quan điểm riêng của mình.

Ở các trường mầm non và tiểu học áp dụng phương pháp giáo dục hiện đại, đọc sách là một trong những nội dung được ưu tiên hàng đầu.

Tháng 4 hàng năm, Trường mầm non và tiểu học Quốc tế Sài Gòn Pearl đều tổ chức tuần lễ đọc sách với nhiều hoạt động nhằm khuyến khích học sinh và phụ huynh đọc. Trong đó, mỗi ngày, trẻ sẽ được chọn mặc trang phục theo chủ đề, có thể là trang phục như nhân vật trong sách hay đồ pijama đến thư viện để tạo cảm giác thoải mái hơn khi đọc sách. Trẻ cũng được tham gia các trò chơi như đoán tên giáo viên thông qua những hình ảnh, cuốn sách mà trẻ yêu thích.

"Sự nhiệt tình và tính tò mò sẽ thúc đẩy tình yêu của trẻ với sách. Trẻ nên được tiếp xúc với nhiều thể loại sách để có thể tiếp thu được nhiều thông tin thú vị khác nhau. Điều đó không chỉ tốt cho sự phát triển tư duy mà quan trọng hơn còn giúp cho trẻ xây dựng thói quen học tập suốt đời", thầy Lester Stephens, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ.

Học sinh trường Saigon Pearl tập trung trong hoạt động đọc sách. Ảnh: ISSP

Học sinh trường Saigon Pearl tập trung trong hoạt động đọc sách. Ảnh: ISSP

Năm nay, tuần lễ đọc sách của trường ISSP còn kết hợp với tuần lễ quốc tế, tạo điều kiện cho học sinh tìm hiểu sâu hơn về các nền văn hóa, lịch sử và những câu chuyện chỉ được đọc qua sách vở. Vào ngày hoạt động cuối cùng của tuần lễ, học sinh của từng nước sẽ cầm cờ, diễu hành và hát quốc ca của nước mình (giáo viên và học sinh toàn trường hiện có 28 quốc tịch). Hơn nữa, phụ huynh và học sinh cũng được khuyến khích mang đến trường các món ăn đặc trưng của đất nước mình với mục đích chia sẻ và lan tỏa văn hóa ẩm thực của các quốc gia.

Học sinh diễu hành theo từng quốc tịch trong tuần lễ quốc tế tại trường Saigon Pearl. Ảnh: ISSP

Học sinh diễu hành theo từng quốc tịch trong tuần lễ quốc tế tại trường Saigon Pearl. Ảnh: ISSP

Kim Kim

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét