19 tháng 3: Thánh cả Giuse
Đại Lễ Mừng Kính ngày 19/3 hàng năm
*Hồng Ân Thie Chúa bao la,
Thiên ađàng trần thế ngợi ca danh Ngài.
Hàng năm Giáo Hội giành tháng 3 dâng kính Thánh Giuse và 2 ngày Lễ đặc biệt tôn vinh Ngài :
- 19/3 Quan Thày Hội Thánh và các gia trưởng.
- 1/5 Quan Thày công nhân hay thường gọi là Lễ Thanh Giuse Thợ ( cũng là ngày Quốc Tế Lao Động )
Cùng dâng kinh nguyện Thứ tư trong tuần.
Vị Đại Thánh lãnh nhận trọng trách vinh dự cao sang tột đỉnh :
- Gia Trưởng Thánh Gia.
- Phu Quân Trinh Nữ Maria.
- Dưỡng Phụ Đấng Cứu Thế.
Nhưng cuộc đời Ngài rất trầm lặng khiêm tốn, không nói một lời, không ghi lại ngày sinh và lúc từ trần… mà Phúc Âm chỉ ghi lại vài dòng như một hình bóng thoáng qua :
- Theo gia phả Chúa Giêsu, Thánh Giuse thuộc dòng dõi vua Đa-vít.
“…Giacóp sinh Giuse chồng của Maria, người sinh ra Đức Giêsu gọi là Kitô.
Tổng cộng các đời lại, thì từ Abraham đến Đavít là 14 đời, từ Đavít đến thời lưu đầy Babylon là 14 đời, từ thời lưu đầy Babylon đến Đức Kitô là 14 đời.” ( Mt.1 : 16 & 17 )
- Giuse đính hôn với Maria ( Báo mộng lần 1 ).
“Đây là chuyện Đức Giêsu sinh ra : Maria Mẹ Ngài đã đính hôn với Giuse, trước khi ông bà về chung sống với nhau, thì bà đã có thai do tự Thánh Thần. Giuse chồng bà là người công chính, không muốn tố giác bà, định âm thầm ly dị. Sau khi ông đã quyết tâm như vậy, thì Thiên Thần hiện ra với ông trong giấc mộng bảo rằng ‘Giuse con vua Đavít, chớ sợ rước Maria về nhà, vì thai nơi bà do tự Thánh Thần, bà sẽ sinh con trai và ông sẽ đặt tên là Giêsu, vì chính Ngài sẽ cứu dân Ngài khỏi tội lỗi.” (Mt.1 : 18- 21 )
- Giuse đi Belem và Chúa Giáng Sinh.
“Trong những ngày ấy, Hoàng đế Augustô ra sắc lệnh kiểm tra toàn thể thiên hạ. Việc kiểm tra này đã thi hành lần đầu thời Quirintô trấn nhiệm xứ Syri và mọi người phải đi khai sổ bộ, ai về thành nấy. Ông Giuse thuộc xứ Galilê , cũng từ thành Nazareth lên xứ Giuđê, tới thành của Đavít gọi là Belem vì ông thuộc dòng dõi Đavít để khai sổ bộ cùng Maria đã đính hôn với ông và hiện bà đang thai nghén. Xảy ra là khi hai ông bà đang ở đó, thì đã mãn những ngày thai nghén đến buổi lâm bồn. Bà đã sinh con trai đầu lòng và lấy tã vấn con đặt nằm trong máng cỏ, vì không có chỗ cho ông bà trong quán trọ,” ( Lc.2 : 1- 7 )
- Dâng Chúa trong Đền Thờ.
“Và khi đã đầy ngày, lúc phải tẩy uế cho các đấng theo luật Môsê, thì ông bà đem Hài Nhi lên Đền thờ Jerusalem tiến dâng cho Thiên Chúa như đã viết trong lề luật là mọi con trai đầu lòng được gọi là của thánh dâng kính Chúa, chiếu theo điều dạy trong luật để dâng làm lễ tế với một cặp chim gáy hay hai bồ câu tơ.” ( Lc.2 : 22- 24 )
- Trốn sang Ai-Cập ( Báo mộng lần 2 ).
“Họ lui về rồi, thì Thiên Thần hiện ra trong giấc mộng Giuse bảo ‘Hãy chỗi dậy đem Hài Nhi và Mẹ Ngài trốn sang Ai Cập và cứ ở đó cho đến khi ta báo lại, vì Hêrôđê đang lùng bắt Hài Nhi để giết’
Chỗi dậy ông đã đem Hài Nhi và Mẹ Ngài trốn qua Ai Cập và ở đó đến mãn đời Hêrôđê, ngõ hầu được trọn lời Chúa phán với vị tiên tri : Từ Ai Cập ta đã gọi Con Ta về.” ( Mt.2 : 13- 15 )
- Trở về Nazareth ( Báo mộng lần 3 ).
“Hêrôđê chết rồi, thì Thiên Thần Chúa lại hiện ra trong mộng với Giuse và bảo ‘ Hãy chỗi dậy đem Hài Nhi và Mẹ Ngài về Israel, vì những kẻ tìm hại tính mạng Hài Nhi đã chết rồi’ Ông liền chỗi dậy và đem Hài Nhi cùng Mẹ Ngài về Isarel. Nhưng nghe tin Akhêlaô lên làm vua Giuđê thay cha là Hêrôđê, ông sợ không dám về đó, được báo mộng ông lui về miền Galilê và lập cư tại thành Nazareth, hầu ứng nghiệm lời các tiên tri đã nói ‘Ngài sẽ được gọi là Nazareth’ “ ( Mt.3 : 19- 23 )
- Tìm thấy Chúa trong Đền Thờ.
“Hàng năm cha mẹ Ngài lên Jerusalem vào dịp lễ Vượt Qua. Khi Ngài lên 12 tuổi, ông bà cũng đi theo thông lệ để dự lễ. Khi các ngày ấy đã mãn, ông bà trở về, thì trẻ Giêsu ở lại Jerusalem mà cha mẹ Ngài không hay, nghĩ là Ngài có trong đoàn lữ hành, nên ông bà đi một ngày đàng, rồi cố tìm Ngài trong đám bà con họ hàng quen thuộc, nhưng không tìm ra, ông bà mới quay trở lại Jerusalem để tìm Ngài.
Xảy ra sau 3 ngày, ông bà đã gặp Ngài trong Đền Thờ, ngồi giữa các tấn sĩ nghe và hỏi họ. Mọi kẻ nghe Ngài đều sửng sốt về trí thông minh và về các lời Ngài đối đáp. Thấy Ngài, ông bà thất kinh và Mẹ Ngài nói với Ngài ‘Này con, sao con làm thế ? Này cha con và mẹ phải đau khổ tìm con. Nhưng Ngài đáp lại ‘Tại sao tìm con, lại không biết con phải ở nơi nhà cha con sao ?” Nhưng ông bà không hiểu lời Ngài nói với họ. Ngài đã xuống với ông bà về Nazareth và tùng phục hai ông bà. Còn Mẹ Ngài thi giữ kỹ các điều ấy trong lòng. Và Đức Giêsu tấn tới thêm về khôn ngoan, vóc dáng cùng ân sủng, trước mặt Thiên Chúa và người ta.” ( Lc.2 : 41- 52 )
*Cuộc đời Thánh Giuse được tường thuật qua Tin Mừng chỉ gom lại vỏn vẹn trong một trang giấy nhỏ, nhưng từ đó đã khơi nguồn cho một kho tàng vô biên – như một dòng suối trong lành đổ vào đại dương Tình yêu bao la - về cuộc đời gương mẫu tuyệt vời của vị Đại Thánh mà mọi người cúi đầu tôn kính :
- Một số hệ phái tôn giáo Chính Thống và Anh Giáo cũng tôn kính Ngài.
- Từ thế kỷ 4, các Giáo phụ Đông Phương như Ephraem, Gioan Damasceno, Gioan Kim Khẩu đề cao đời sống thanh khiết của Thánh Giuse qua câu nói bất hủ của Thánh Ephraem ‘ Không ai có thể ca ngợi Thánh Giuse cho xứng đáng ‘
- Còn các Giáo phụ La tinh như Thánh Hieronimo và Augustino nhấn mạnh đến sự công chính của Ngài.
- Việc tôn kính Thánh Giuse phảt triển mạnh với phong trào Thập Tự Quân còn ghi lại nơi các Thánh đường tại Nazareth.
- Nhiều quốc gia nhận Ngài là Đấng bảo trợ như Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Áo, Bỉ, Việt nam …
- Nhiều Vị Thánh đã sống theo gương mẫu của Ngài
- Thánh Teresa Avila dâng kính Dòng Cát Minh cho Thánh Phụ và đã xác quyết trong câu ‘Tôi xin Thánh Giuse điều gì cũng được. Nếu ai không tin hãy thử xem. ‘
- Năm 1479, Giáo Hoàng Sixto đã đưa Lễ kính 19/3 vào sách nguyện Roma.
- Năm 1621, Giáo Hoàng Gregorio 15 ban Sắc chỉ Lễ Kính Thánh Giuse là Lễ buộc và kiêng việc phần xác.
- Ngày 19/3/1661, vua Louis 14 hiến dâng nước Pháp.
- Giáo Hoàng Ubrano 7 nâng thành ngày lễ buộc kính Thánh Giuse. -Năm 1677, Công tước Áo Leopoldo 6 tôn Thánh Cả là Đấng bảo vệ quốc gia.
- Năm 1870, Giáo Hoàng Piô 9 tôn vinh Thánh nhân là Quan Thày toàn thể Giáo Hội.
- Năm 1889, Giáo Hoàng Lêô 13 ban hành Thông điệp chọn tháng 3 kính Thánh Giu-se.
- Năm 1989, Thánh GH Gioan Phaolô 2 ban hành Tông huấn Redemtoris Custom (Người Giám Hộ Đấng Cứu Thế)
- Năm 1955, ĐTC Piô 12 công nhận ngày 1/5 Lễ kính Thánh Giuse Thợ.
- Ngày 19/12/2010, Giáo Hoàng Biển Đức 16 phó dâng Thế giới cho Thánh Giuse.
- Gần đây nhất, ngày 12/2/17 báo Le Soir đã viết về lòng mến mộ và dâng hiến mọi khó khăn của Đức Thành Cha Phanxicô đối với Thánh Cả Giuse như sau : “ …Thật vậy, ĐTC cho biết là Ngài đã viết trên những miếng giấy nhỏ những vấn đề nan giải và trao cho Thánh Giuse, để dưới chân tượng nhỏ của Thánh. Bây giờ thì tượng này đè trên một đống thư tràn ra như tấm thảm. ĐGH người Á-căn-đình, tuổi đã bát tuần kể tiếp : ‘Do vậy mà tôi ngủ ngon giấc’ và Ngài còn nhấn mạnh :
‘Tôi không uống thuốc an thần đâu’.
- Trên thế giới nhiều thánh đường, dòng tu, tổ chức từ thiện, địa điểm hành hương, du lịch mang tên Thánh Giuse.
- Từ năm 1950, ba trung tâm thần học Giuse được thành lập tại Valladolid (Tây ban Nha)- St Joseph Oratory (Montreal)- Logate Viterbo (Ý).
- Cùng các địa danh du lịch nổi tiếng như San Jose, California – San Jose, Costa Rica – San Jose, Dimaget (Quần đảo thuộc Phi luật Tân )
- Nhưng có hai địa điểm hành hương nổi tiếng nhất, mỗi năm thu hút hàng triệu người đến thăm viếng cầu nguyện,xin ơn lành đã được toại nguyện, đó là:
Đại Thánh Đường Thánh Giuse tại Montreal, Canada và Chiếc thang kỳ diệu nơi nguyện đường Loretto, Santa Fe, NewMexico, Hoa Kỳ mà người ta tin rằng chính Bác Thợ Mộc Giuse đã hoàn thành.
* Riêng tại Việt Nam Thánh Cả Giuse rất được tôn kính như một truyền thống lâu đời:
- Ngày 14/2/1670, Giám Mục Pierre Lambert de la Motte họp cộng đồng tại Phố Hiến, Hưng Yên long trọng tôn nhân Thánh Giuse là Bổn Mạng Giáo Hội Đàng ngoài.
- Ngày 17/8/1678, ĐTC Innocente 11 đáp ứng thỉnh nguyện của các Giám Mục ban hành Tông huấn Sacrosancti Apostolatus (Thánh vụ Tông đồ) công nhận Thánh Cả là Quan Thày các Địa phận truyền giáo tại Trung Hoa và Việt Nam.
- Ngày 6/11/1997, Hội nghị các Giám Mục tại Hà Nội tôn vinh thánh Giuse làm Bổn Mạng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
- Ngày 9/10/2013, Ủy ban Phụng Tự Hội đồng Giám Mục ra thông báo việc đọc tên Thánh Giuse trong các kinh nguyên Thánh Thể.
- Các Giáo phận Hà Nội, Đà Lạt, Xuân Lộc, Thanh Hóa nhận Ngài là Bổn Mạng.
- Ngài cũng là Quan Thày Dòng Mến Thánh Giá VN.
- Tại Nha Trang có Dòng Anh Em hèn mọn Giuse.
- Ba Đại chủng viện mang tên Ngài tại Hà Nội, Sài Gòn và Xuân Lộc.
- Nhà thờ cổ kính Hà Nội mang danh Ngài.
- Tại nhiều Giáo xứ, Giáo họ trong nước có nhiều nhà thờ hay nguyện đường kính Thánh Nhân.
- Nam giới rất nhiều người nhận Thánh Bổn Mạng Giuse.
* Chúng ta có thể noi gương nhiều nhân đức nơi Thánh Cả Giuse, nhưng 3 nhân đức nổi bật nhất :
- Trầm lặng: Suốt cả cuộc đời không có một lời nói nào của Ngài được các Thánh Sử ghi lại, chỉ thinh lặng lắng nghe tiếng nói nội tâm, chân thành với Thánh ý hướng dẫn .
- Cần lao: Tuy thuộc dòng dõi vương giả, nhưng Ngài vui nhận cuộc đời khó nghèo vất vả để dưỡng nuôi Chúa Cứu Thế và Mẹ Maria, làm trọn bổn phận gia trưởng.
-Vâng phục: Cả 3 lần chỉ được Thiên Thần báo trong giấc mộng, Ngài đã vâng lời nhận Trinh Nữ Maria về nhà mình, mau mắn không quản ngại đường xa gian nguy khổ cực, đem Hài Nhi và Mẹ Người trốn sang Ai Cấp và hồi hương về Nazareth.
Có một số người cho rằng tên JOSEPH đã gói trọn các nhân đức của Thánh Cả như sau :
Justitia ( Công chính ) - Oboedictia ( Vâng lời ) - Sapientia ( Khôn ngoan )- Experienta ( Kinh nghiệm )-Patientia (Kiên nhẫn) Humilitas ( Khiêm nhu )
* Điểm đặc biệt về cuộc đời Thánh Giuse lúc sinh thời sống một đời rất đơn giản như mọi người, làm nghề tầm thường để nuôi Thánh gia, không làm phép lạ như nhiều Vị Thánh và người dân gọi với tên đơn sơ thân mật ‘Bác Thợ Mộc’,nhưng lúc chết lại trở thành cao trọng và quyền thế trước mặt Thiên Chúa. Biết bao ơn phúc Thiên Chúa ban cho nhân loại qua lời bầu cử của Ngài, trong đó có 7 ơn rất cần cho đời sống thiêng lời của mỗi người chúng ta :
1-Ơn lướt thắng những cám dỗ trái ngược đức khiết tịnh.
2-Ơn được xám hối bỏ đàng tội lỗi.
3-Ơn tôn sùng Đức Mẹ Đồng Trinh,
4-Ơn khỏe mạnh phần xác.
5-Ơn được an ủi nâng đỡ lúc đau khổ.
6-Ơn được chết lành.
7-Ơn có người thừa tự xứng đáng trong gia đình Công Giáo.
* Tôi nhớ mãi những kỷ niệm về Thánh Giuse trong những tháng năm tuổi thơ nơi quê nhà. Họ đạo tôi có ngôi Thánh Đường kính Thánh Giuse, tháp chuông cao vút nổi bật giữa làng quê nghèo. Mỗi chiều thứ tư hàng tuần, tiếng chuông mời gọi, giáo dân vội vàng rời ruộng vườn qui tụ về Thánh đường đọc kinh cầu nguyện, ca hát dâng kính Thánh Cả.
Đặc biệt mỗi năm, trước Lễ Quan Thày họ đạo một tuần, có Cha từ Nhà Chung Giáo Phận về mở Tuần Đại Phúc. Không khí vui tươi nhộn nhịp như ngày Tết, Thánh Lễ tôn nghiêm trọng thể, ánh đèn nến lung linh bao quanh kiệu rước Thánh Quan Thày vòng quanh nhà thờ. Tiếng kinh cầu nguyện, tiếng hát dâng cao, hòa trong tiếng chiêng trống rên vang…khiến bày chim sẻ bay lượn trên mái giáo đường cũng ríu rít chung vui. Cuôc thi Giáo lý sôi nổi giành cho thiếu nhi có phần thưởng và tiệc vui phấn khởi mừng Lễ Thánh Quan Thày, cùng chia tay cảm động tiễn đưa Linh Mục về Giáo phận.
-‘Làm sao quên được quê xưa,
Giáo đường vương vấn lơ thơ mây buồn,
Chiều về vang vọng hồi chuông,
Con đường xóm đạo nhớ thương tiếng người.
Chuông ngân thúc dục gọi mời,
Bước chân vội vã về nơi giáo đường,
Giu-se Thánh Cả nêu gương,
Con chiên họ đạo mến thương dâng đầy,
Chiều chiều qui tụ nơi đây,
Dâng lời khấn nguyện lòng đầy tin yêu,
Ngoài kia đã tắt nắng chiều,
Bàn thờ tỏa sáng, bóng nghiêng Tượng Vàng,
Rộn lên tiếng hát ca vang,
Giu-se xóm nhỏ nghèo nàn thuở xưa (*)
Kính yêu biết mấy cho vừa,
Tuổi thơ dịu ngọt luôn mơ màu hồng,
Say sưa ngắm Chúa Hài Đồng,
Trên tay Thánh Cả ẵm bồng nâng niu,
Tay kia Huệ Trắng đáng yêu,
Ôi sao đẹp quá làm siêu ngất hồn !
Nơi đây nhạt nắng chiều hôm,
Xa quê sao vắng tiếng chuông gọi mời,
Giáo đường chốn ấy quê tôi,
Nhớ thương xóm đạo khuất nơi quê nghèo.
*Lạy Thánh Cả Giuse !
Mùa Chay Thánh, xin soi dẫn tâm hồn tội lỗi con, biết ăn năn thống hối để xứng đáng đón nhân ơn lành Chúa ban xuống trong Mùa Chay Hồng Phúc này - Amen.
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
(*) Mượn ý bài Thánh Ca ‘ Giu-se trong xóm nhỏ khó nghèo ‘ của Lm Nhạc sĩ Gioan Phạm đình Nhu, vừa mới qua đời tại VN 13/3/17 .
- 19/3 Quan Thày Hội Thánh và các gia trưởng.
- 1/5 Quan Thày công nhân hay thường gọi là Lễ Thanh Giuse Thợ ( cũng là ngày Quốc Tế Lao Động )
Cùng dâng kinh nguyện Thứ tư trong tuần.
Vị Đại Thánh lãnh nhận trọng trách vinh dự cao sang tột đỉnh :
- Gia Trưởng Thánh Gia.
- Phu Quân Trinh Nữ Maria.
- Dưỡng Phụ Đấng Cứu Thế.
Nhưng cuộc đời Ngài rất trầm lặng khiêm tốn, không nói một lời, không ghi lại ngày sinh và lúc từ trần… mà Phúc Âm chỉ ghi lại vài dòng như một hình bóng thoáng qua :
- Theo gia phả Chúa Giêsu, Thánh Giuse thuộc dòng dõi vua Đa-vít.
“…Giacóp sinh Giuse chồng của Maria, người sinh ra Đức Giêsu gọi là Kitô.
Tổng cộng các đời lại, thì từ Abraham đến Đavít là 14 đời, từ Đavít đến thời lưu đầy Babylon là 14 đời, từ thời lưu đầy Babylon đến Đức Kitô là 14 đời.” ( Mt.1 : 16 & 17 )
- Giuse đính hôn với Maria ( Báo mộng lần 1 ).
“Đây là chuyện Đức Giêsu sinh ra : Maria Mẹ Ngài đã đính hôn với Giuse, trước khi ông bà về chung sống với nhau, thì bà đã có thai do tự Thánh Thần. Giuse chồng bà là người công chính, không muốn tố giác bà, định âm thầm ly dị. Sau khi ông đã quyết tâm như vậy, thì Thiên Thần hiện ra với ông trong giấc mộng bảo rằng ‘Giuse con vua Đavít, chớ sợ rước Maria về nhà, vì thai nơi bà do tự Thánh Thần, bà sẽ sinh con trai và ông sẽ đặt tên là Giêsu, vì chính Ngài sẽ cứu dân Ngài khỏi tội lỗi.” (Mt.1 : 18- 21 )
- Giuse đi Belem và Chúa Giáng Sinh.
“Trong những ngày ấy, Hoàng đế Augustô ra sắc lệnh kiểm tra toàn thể thiên hạ. Việc kiểm tra này đã thi hành lần đầu thời Quirintô trấn nhiệm xứ Syri và mọi người phải đi khai sổ bộ, ai về thành nấy. Ông Giuse thuộc xứ Galilê , cũng từ thành Nazareth lên xứ Giuđê, tới thành của Đavít gọi là Belem vì ông thuộc dòng dõi Đavít để khai sổ bộ cùng Maria đã đính hôn với ông và hiện bà đang thai nghén. Xảy ra là khi hai ông bà đang ở đó, thì đã mãn những ngày thai nghén đến buổi lâm bồn. Bà đã sinh con trai đầu lòng và lấy tã vấn con đặt nằm trong máng cỏ, vì không có chỗ cho ông bà trong quán trọ,” ( Lc.2 : 1- 7 )
- Dâng Chúa trong Đền Thờ.
“Và khi đã đầy ngày, lúc phải tẩy uế cho các đấng theo luật Môsê, thì ông bà đem Hài Nhi lên Đền thờ Jerusalem tiến dâng cho Thiên Chúa như đã viết trong lề luật là mọi con trai đầu lòng được gọi là của thánh dâng kính Chúa, chiếu theo điều dạy trong luật để dâng làm lễ tế với một cặp chim gáy hay hai bồ câu tơ.” ( Lc.2 : 22- 24 )
- Trốn sang Ai-Cập ( Báo mộng lần 2 ).
“Họ lui về rồi, thì Thiên Thần hiện ra trong giấc mộng Giuse bảo ‘Hãy chỗi dậy đem Hài Nhi và Mẹ Ngài trốn sang Ai Cập và cứ ở đó cho đến khi ta báo lại, vì Hêrôđê đang lùng bắt Hài Nhi để giết’
Chỗi dậy ông đã đem Hài Nhi và Mẹ Ngài trốn qua Ai Cập và ở đó đến mãn đời Hêrôđê, ngõ hầu được trọn lời Chúa phán với vị tiên tri : Từ Ai Cập ta đã gọi Con Ta về.” ( Mt.2 : 13- 15 )
- Trở về Nazareth ( Báo mộng lần 3 ).
“Hêrôđê chết rồi, thì Thiên Thần Chúa lại hiện ra trong mộng với Giuse và bảo ‘ Hãy chỗi dậy đem Hài Nhi và Mẹ Ngài về Israel, vì những kẻ tìm hại tính mạng Hài Nhi đã chết rồi’ Ông liền chỗi dậy và đem Hài Nhi cùng Mẹ Ngài về Isarel. Nhưng nghe tin Akhêlaô lên làm vua Giuđê thay cha là Hêrôđê, ông sợ không dám về đó, được báo mộng ông lui về miền Galilê và lập cư tại thành Nazareth, hầu ứng nghiệm lời các tiên tri đã nói ‘Ngài sẽ được gọi là Nazareth’ “ ( Mt.3 : 19- 23 )
- Tìm thấy Chúa trong Đền Thờ.
“Hàng năm cha mẹ Ngài lên Jerusalem vào dịp lễ Vượt Qua. Khi Ngài lên 12 tuổi, ông bà cũng đi theo thông lệ để dự lễ. Khi các ngày ấy đã mãn, ông bà trở về, thì trẻ Giêsu ở lại Jerusalem mà cha mẹ Ngài không hay, nghĩ là Ngài có trong đoàn lữ hành, nên ông bà đi một ngày đàng, rồi cố tìm Ngài trong đám bà con họ hàng quen thuộc, nhưng không tìm ra, ông bà mới quay trở lại Jerusalem để tìm Ngài.
Xảy ra sau 3 ngày, ông bà đã gặp Ngài trong Đền Thờ, ngồi giữa các tấn sĩ nghe và hỏi họ. Mọi kẻ nghe Ngài đều sửng sốt về trí thông minh và về các lời Ngài đối đáp. Thấy Ngài, ông bà thất kinh và Mẹ Ngài nói với Ngài ‘Này con, sao con làm thế ? Này cha con và mẹ phải đau khổ tìm con. Nhưng Ngài đáp lại ‘Tại sao tìm con, lại không biết con phải ở nơi nhà cha con sao ?” Nhưng ông bà không hiểu lời Ngài nói với họ. Ngài đã xuống với ông bà về Nazareth và tùng phục hai ông bà. Còn Mẹ Ngài thi giữ kỹ các điều ấy trong lòng. Và Đức Giêsu tấn tới thêm về khôn ngoan, vóc dáng cùng ân sủng, trước mặt Thiên Chúa và người ta.” ( Lc.2 : 41- 52 )
*Cuộc đời Thánh Giuse được tường thuật qua Tin Mừng chỉ gom lại vỏn vẹn trong một trang giấy nhỏ, nhưng từ đó đã khơi nguồn cho một kho tàng vô biên – như một dòng suối trong lành đổ vào đại dương Tình yêu bao la - về cuộc đời gương mẫu tuyệt vời của vị Đại Thánh mà mọi người cúi đầu tôn kính :
- Một số hệ phái tôn giáo Chính Thống và Anh Giáo cũng tôn kính Ngài.
- Từ thế kỷ 4, các Giáo phụ Đông Phương như Ephraem, Gioan Damasceno, Gioan Kim Khẩu đề cao đời sống thanh khiết của Thánh Giuse qua câu nói bất hủ của Thánh Ephraem ‘ Không ai có thể ca ngợi Thánh Giuse cho xứng đáng ‘
- Còn các Giáo phụ La tinh như Thánh Hieronimo và Augustino nhấn mạnh đến sự công chính của Ngài.
- Việc tôn kính Thánh Giuse phảt triển mạnh với phong trào Thập Tự Quân còn ghi lại nơi các Thánh đường tại Nazareth.
- Nhiều quốc gia nhận Ngài là Đấng bảo trợ như Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Áo, Bỉ, Việt nam …
- Nhiều Vị Thánh đã sống theo gương mẫu của Ngài
- Thánh Teresa Avila dâng kính Dòng Cát Minh cho Thánh Phụ và đã xác quyết trong câu ‘Tôi xin Thánh Giuse điều gì cũng được. Nếu ai không tin hãy thử xem. ‘
- Năm 1479, Giáo Hoàng Sixto đã đưa Lễ kính 19/3 vào sách nguyện Roma.
- Năm 1621, Giáo Hoàng Gregorio 15 ban Sắc chỉ Lễ Kính Thánh Giuse là Lễ buộc và kiêng việc phần xác.
- Ngày 19/3/1661, vua Louis 14 hiến dâng nước Pháp.
- Giáo Hoàng Ubrano 7 nâng thành ngày lễ buộc kính Thánh Giuse. -Năm 1677, Công tước Áo Leopoldo 6 tôn Thánh Cả là Đấng bảo vệ quốc gia.
- Năm 1870, Giáo Hoàng Piô 9 tôn vinh Thánh nhân là Quan Thày toàn thể Giáo Hội.
- Năm 1889, Giáo Hoàng Lêô 13 ban hành Thông điệp chọn tháng 3 kính Thánh Giu-se.
- Năm 1989, Thánh GH Gioan Phaolô 2 ban hành Tông huấn Redemtoris Custom (Người Giám Hộ Đấng Cứu Thế)
- Năm 1955, ĐTC Piô 12 công nhận ngày 1/5 Lễ kính Thánh Giuse Thợ.
- Ngày 19/12/2010, Giáo Hoàng Biển Đức 16 phó dâng Thế giới cho Thánh Giuse.
- Gần đây nhất, ngày 12/2/17 báo Le Soir đã viết về lòng mến mộ và dâng hiến mọi khó khăn của Đức Thành Cha Phanxicô đối với Thánh Cả Giuse như sau : “ …Thật vậy, ĐTC cho biết là Ngài đã viết trên những miếng giấy nhỏ những vấn đề nan giải và trao cho Thánh Giuse, để dưới chân tượng nhỏ của Thánh. Bây giờ thì tượng này đè trên một đống thư tràn ra như tấm thảm. ĐGH người Á-căn-đình, tuổi đã bát tuần kể tiếp : ‘Do vậy mà tôi ngủ ngon giấc’ và Ngài còn nhấn mạnh :
‘Tôi không uống thuốc an thần đâu’.
- Trên thế giới nhiều thánh đường, dòng tu, tổ chức từ thiện, địa điểm hành hương, du lịch mang tên Thánh Giuse.
- Từ năm 1950, ba trung tâm thần học Giuse được thành lập tại Valladolid (Tây ban Nha)- St Joseph Oratory (Montreal)- Logate Viterbo (Ý).
- Cùng các địa danh du lịch nổi tiếng như San Jose, California – San Jose, Costa Rica – San Jose, Dimaget (Quần đảo thuộc Phi luật Tân )
- Nhưng có hai địa điểm hành hương nổi tiếng nhất, mỗi năm thu hút hàng triệu người đến thăm viếng cầu nguyện,xin ơn lành đã được toại nguyện, đó là:
Đại Thánh Đường Thánh Giuse tại Montreal, Canada và Chiếc thang kỳ diệu nơi nguyện đường Loretto, Santa Fe, NewMexico, Hoa Kỳ mà người ta tin rằng chính Bác Thợ Mộc Giuse đã hoàn thành.
* Riêng tại Việt Nam Thánh Cả Giuse rất được tôn kính như một truyền thống lâu đời:
- Ngày 14/2/1670, Giám Mục Pierre Lambert de la Motte họp cộng đồng tại Phố Hiến, Hưng Yên long trọng tôn nhân Thánh Giuse là Bổn Mạng Giáo Hội Đàng ngoài.
- Ngày 17/8/1678, ĐTC Innocente 11 đáp ứng thỉnh nguyện của các Giám Mục ban hành Tông huấn Sacrosancti Apostolatus (Thánh vụ Tông đồ) công nhận Thánh Cả là Quan Thày các Địa phận truyền giáo tại Trung Hoa và Việt Nam.
- Ngày 6/11/1997, Hội nghị các Giám Mục tại Hà Nội tôn vinh thánh Giuse làm Bổn Mạng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
- Ngày 9/10/2013, Ủy ban Phụng Tự Hội đồng Giám Mục ra thông báo việc đọc tên Thánh Giuse trong các kinh nguyên Thánh Thể.
- Các Giáo phận Hà Nội, Đà Lạt, Xuân Lộc, Thanh Hóa nhận Ngài là Bổn Mạng.
- Ngài cũng là Quan Thày Dòng Mến Thánh Giá VN.
- Tại Nha Trang có Dòng Anh Em hèn mọn Giuse.
- Ba Đại chủng viện mang tên Ngài tại Hà Nội, Sài Gòn và Xuân Lộc.
- Nhà thờ cổ kính Hà Nội mang danh Ngài.
- Tại nhiều Giáo xứ, Giáo họ trong nước có nhiều nhà thờ hay nguyện đường kính Thánh Nhân.
- Nam giới rất nhiều người nhận Thánh Bổn Mạng Giuse.
* Chúng ta có thể noi gương nhiều nhân đức nơi Thánh Cả Giuse, nhưng 3 nhân đức nổi bật nhất :
- Trầm lặng: Suốt cả cuộc đời không có một lời nói nào của Ngài được các Thánh Sử ghi lại, chỉ thinh lặng lắng nghe tiếng nói nội tâm, chân thành với Thánh ý hướng dẫn .
- Cần lao: Tuy thuộc dòng dõi vương giả, nhưng Ngài vui nhận cuộc đời khó nghèo vất vả để dưỡng nuôi Chúa Cứu Thế và Mẹ Maria, làm trọn bổn phận gia trưởng.
-Vâng phục: Cả 3 lần chỉ được Thiên Thần báo trong giấc mộng, Ngài đã vâng lời nhận Trinh Nữ Maria về nhà mình, mau mắn không quản ngại đường xa gian nguy khổ cực, đem Hài Nhi và Mẹ Người trốn sang Ai Cấp và hồi hương về Nazareth.
Có một số người cho rằng tên JOSEPH đã gói trọn các nhân đức của Thánh Cả như sau :
Justitia ( Công chính ) - Oboedictia ( Vâng lời ) - Sapientia ( Khôn ngoan )- Experienta ( Kinh nghiệm )-Patientia (Kiên nhẫn) Humilitas ( Khiêm nhu )
* Điểm đặc biệt về cuộc đời Thánh Giuse lúc sinh thời sống một đời rất đơn giản như mọi người, làm nghề tầm thường để nuôi Thánh gia, không làm phép lạ như nhiều Vị Thánh và người dân gọi với tên đơn sơ thân mật ‘Bác Thợ Mộc’,nhưng lúc chết lại trở thành cao trọng và quyền thế trước mặt Thiên Chúa. Biết bao ơn phúc Thiên Chúa ban cho nhân loại qua lời bầu cử của Ngài, trong đó có 7 ơn rất cần cho đời sống thiêng lời của mỗi người chúng ta :
1-Ơn lướt thắng những cám dỗ trái ngược đức khiết tịnh.
2-Ơn được xám hối bỏ đàng tội lỗi.
3-Ơn tôn sùng Đức Mẹ Đồng Trinh,
4-Ơn khỏe mạnh phần xác.
5-Ơn được an ủi nâng đỡ lúc đau khổ.
6-Ơn được chết lành.
7-Ơn có người thừa tự xứng đáng trong gia đình Công Giáo.
* Tôi nhớ mãi những kỷ niệm về Thánh Giuse trong những tháng năm tuổi thơ nơi quê nhà. Họ đạo tôi có ngôi Thánh Đường kính Thánh Giuse, tháp chuông cao vút nổi bật giữa làng quê nghèo. Mỗi chiều thứ tư hàng tuần, tiếng chuông mời gọi, giáo dân vội vàng rời ruộng vườn qui tụ về Thánh đường đọc kinh cầu nguyện, ca hát dâng kính Thánh Cả.
Đặc biệt mỗi năm, trước Lễ Quan Thày họ đạo một tuần, có Cha từ Nhà Chung Giáo Phận về mở Tuần Đại Phúc. Không khí vui tươi nhộn nhịp như ngày Tết, Thánh Lễ tôn nghiêm trọng thể, ánh đèn nến lung linh bao quanh kiệu rước Thánh Quan Thày vòng quanh nhà thờ. Tiếng kinh cầu nguyện, tiếng hát dâng cao, hòa trong tiếng chiêng trống rên vang…khiến bày chim sẻ bay lượn trên mái giáo đường cũng ríu rít chung vui. Cuôc thi Giáo lý sôi nổi giành cho thiếu nhi có phần thưởng và tiệc vui phấn khởi mừng Lễ Thánh Quan Thày, cùng chia tay cảm động tiễn đưa Linh Mục về Giáo phận.
-‘Làm sao quên được quê xưa,
Giáo đường vương vấn lơ thơ mây buồn,
Chiều về vang vọng hồi chuông,
Con đường xóm đạo nhớ thương tiếng người.
Chuông ngân thúc dục gọi mời,
Bước chân vội vã về nơi giáo đường,
Giu-se Thánh Cả nêu gương,
Con chiên họ đạo mến thương dâng đầy,
Chiều chiều qui tụ nơi đây,
Dâng lời khấn nguyện lòng đầy tin yêu,
Ngoài kia đã tắt nắng chiều,
Bàn thờ tỏa sáng, bóng nghiêng Tượng Vàng,
Rộn lên tiếng hát ca vang,
Giu-se xóm nhỏ nghèo nàn thuở xưa (*)
Kính yêu biết mấy cho vừa,
Tuổi thơ dịu ngọt luôn mơ màu hồng,
Say sưa ngắm Chúa Hài Đồng,
Trên tay Thánh Cả ẵm bồng nâng niu,
Tay kia Huệ Trắng đáng yêu,
Ôi sao đẹp quá làm siêu ngất hồn !
Nơi đây nhạt nắng chiều hôm,
Xa quê sao vắng tiếng chuông gọi mời,
Giáo đường chốn ấy quê tôi,
Nhớ thương xóm đạo khuất nơi quê nghèo.
*Lạy Thánh Cả Giuse !
Mùa Chay Thánh, xin soi dẫn tâm hồn tội lỗi con, biết ăn năn thống hối để xứng đáng đón nhân ơn lành Chúa ban xuống trong Mùa Chay Hồng Phúc này - Amen.
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
(*) Mượn ý bài Thánh Ca ‘ Giu-se trong xóm nhỏ khó nghèo ‘ của Lm Nhạc sĩ Gioan Phạm đình Nhu, vừa mới qua đời tại VN 13/3/17 .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét