Thứ Bảy, 4 tháng 3, 2017

ĐỐ VUI NĂM ĐINH DẬU – 2017

ĐỐ  VUI  NĂM  ĐINH  DẬU – 2017
(Thu, 26/01/2017 - thanhlinh.net)



Với ước mong góp thêm một chút hành trang cho các Giáo Lý Viên và Huynh Trưởng trong các cuộc gặp mặt dịp Tết Nguyên Đán, xin được gởi đến các anh chị 74 câu đố vui liên quan đến Năm Con Gà sau đây. Chúc các anh chị Năm Mới vạn an!

Phần I. Gà trong khoa học thường thức
1.    Gà có nguồn gốc từ một loài chim được thuần hóa cách đây hàng ngàn năm. Đúng hay sai?
2.    Tuổi thọ trung bình của gà có thể từ 10 đến 15 năm tùy theo giống. Đúng hay sai?
3.    Con gà (mái) sống thọ nhất được ghi vào kỷ lục Guiness là bao nhiêu năm?
4.    Gà cung cấp cho con người những gì?
5.    Để phân biệt trống - mái, ngoài những yếu tố như lông và mào, còn có yếu tố nào nữa?
6.    Khi tìm thấy mồi, gà trống thường kêu cục cục, nhặt thức ăn lên và thả xuống với mục đích gì?
7.    Trước khi gáy, gà trống thường làm gì?
8.    Tiếng gáy của gà trống còn là tín hiệu thông báo cho các gà trống khác về điều gì?
9.    Gà cũng có "tiếng kêu cảnh báo" với âm lượng thấp khi chúng cho rằng có sự xuất hiện của loài nào?
10.           Để bắt đầu màn tỏ tình đẹp mắt, gà trống thường làm gì?
11.           Gà mái có thể đẻ trứng mà không cần trống. Đúng hay sai?
12.           Trứng gà sẽ nở sau thời gian được gà mẹ ấp trong khoảng mấy tuần?
13.           Khi nghe thấy gà con kêu trong vỏ trước khi trứng nở, gà mẹ làm gì?
14.           Dựa vào đâu để biết một trứng sẽ nở ra gà trống hay gà mái?
15.           Gà con mới nở được gà mẹ chăm sóc thế nào?

Phần II. Gà trong câu chuyện hằng ngày
1.    Gà nào thường xuyên “tập thể dục”?
2.    Gà gì “ăn mặc” sexy nhất?
3.    Gà gì không biết “sử dụng” xe honda?
4.    Gà là con giáp thứ mấy trong 12 con giáp?
5.    Một tập tính tốt của gà là gì?
6.    Gà trống thường tức nhau vì cái gì?
7.    Ở Bình Thuận, một địa danh có liên hệ tới gà, đó là địa danh nào?
8.    Tại sao gọi là Mũi Khe Gà?
9.    Gà nòi ở đâu nổi tiếng là hay nhất?
10.           Gà tháng nào ngon nhất?
11.           Gà bao nhiêu tháng thì vừa ăn?
12.           Khi mua thịt gà công nghiệp, người Tây Phương thường chọn mua phần nào?
13.           Quốc gia nào lai tạo và nuôi thành công giống gà hoàn toàn không có lông?
14.           Những chứng bệnh liên quan tới gà là những bệnh nào?
15.           Một loài hoa có liên hệ đến gà là hoa gì?
16.           Chứng bệnh liên quan đến gà mà ai cũng sợ, kể cả Bộ Y Tế, là bệnh gì?
17.           Đường xấu khiến xe bị dằn xóc nhiều gọi là đường gì?
18.           Phần nào trên người con gái thường được ví von với gà?
19.           Khi có một cảm xúc đột ngột, cơ thể con người thường có phản xạ gì?
20.           Gà to con, lông ít và chậm chạp là gà gì?
21.           Gà đầu nhỏ, lông xám lốm đốm trắng là gà gì?
22.           Gà dùng để tiến vua còn được gọi là gà gì?
23.           Con gà được đề cập trong chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh có bao nhiêu cựa?
24.           Gà gì không dính dáng gì đến gà nhưng vẫn được gọi là gà?

25.           Gà gì bị gán cho cái tên “thất nhân thất đức”?
26.           Gà thường hay đứng đường là gà gì?
27.           Gà biết chém gió là gà gì?
28.           Gà gì đến từ “ngoài hành tinh”?
29.           Gà (kê) phải “ngồi xe lăn” gọi là gì?
30.           Gà (kê) đen tuyền được gọi là gì?
31.           Gà (kê) đầu đàn, to khỏe và đẹp mã được gọi là gì?
32.           Tiểu thuyết hài hước gọi là gì?
33.           Người con gái đến tuổi biết yêu đương gọi là tuổi gì?

Phần III. Gà trong Tục ngữ - Thành ngữ
1.    Câu tục ngữ có 7 chữ có ý nói khi không có người chỉ huy, kẻ xấu làm bậy?
2.    Câu thành ngữ có ý nói hai người đối thoại với nhau mỗi người nói một đằng, không ăn nhập gì với nhau?
3.    Câu tục ngữ có ý nói cậy thân cậy thế bắt nạt người khác.
4.    Câu thành ngữ có ý nói đến việc kể lể hết chuyện này đến chuyện khác mà chẳng đâu vào đâu?
5.    Câu thành ngữ khuyên nên cẩn trọng mỗi khi viết một điều gì để tránh những cái không hay xảy ra?
6.    Câu tục ngữ ví von hành động phản bội, đưa kẻ ác về làm hại gia đình, hay đồng bào mình?
7.    Câu tục ngữ có 6 chữ trong đó có chữ “què”, có ý chê bai những người không có ý chí vươn lên?
8.    Câu tục ngữ nói lên lòng hiếu khách của chủ nhà?
9.    Câu thành ngữ bắt đầu bằng chữ “bép”, có ý chê người ngồi lê mách lẻo?
10.           Câu thành ngữ kết thúc với chữ “tóc” có ý chê người thiếu bình tĩnh, bối rối?
11.           Câu thành ngữ có 4 chữ chỉ những kẻ vô lại, sống lang thang, làm bậy?
12.           Câu thành ngữ có 6 chữ, có ý nói món lợi thu về không bằng công sức bỏ ra?
13.           Câu thành ngữ có ý chê người không nhìn rõ sự thật, lẫn lộn phải trái?
14.           Câu thành ngữ có ý chê kẻ hèn yếu, không làm được việc gì nên thân?

Phần IV. Gà trong tín ngưỡng tôn giáo
1.    Theo tôn giáo dân gian của quốc gia nào, gà là món dành riêng để kính dâng lên tổ tiên và thờ cúng thành hoàng?
2.    “Gà trống Gaulois” là biểu tượng của một nước và cũng là biệt danh của đội tuyển bóng đá nước ấy. Đó là nước nào?
3.    Tại Việt Nam, có tục gì sau khi người chết được an táng ba ngày?
4.    Theo sách Talmud, truyền thống Do thái vẫn xem gà trống là biểu tượng cho sự gì?
5.    Chúa Giêsu đã nói gì khi ngài than trách thành thánh Giêrusalem?
6.    Kinh Thánh thường dùng hình ảnh nào để diễn tả tình yêu của Thiên Chúa với dân riêng của Ngài?
7.    Theo truyền thống Kitô giáo, gà trống biểu tượng cho sự gì?
8.    Theo Tin Mừng, thánh Phêrô chối Chúa 3 lần trước hay sau khi ngài nghe tiếng gà gáy?
9.    Vào thế kỷ 9, Đức Giáo hoàng Leo IV đã ra lệnh đặt hình con gì lên tất cả các tháp chuông nhà thờ?
10.           Ở Việt Nam, có hai Nhà thờ nổi tiếng mang tên “Nhà thờ con gà”, là những Nhà thờ nào?
(Nguồn tham khảo: Wikipedia, báo Tuổi Trẻ Cười và báo Làng Cười, số Xuân 2017)

Lm. Giuse Nguyễn Thành Long

ĐÁP ÁN
Phần I. Gà trong khoa học thường thức
1.    Đúng.
2.    Sai (từ 5 -10 năm).
3.    16 năm.
4.    Thịt, trứng và lông.
5.    Cựa ở chân gà trống.
6.    Gọi các gà mái đến ăn trước (rất ga-lăng).
7.    Vỗ cánh.
8.    Về chủ quyền lãnh thổ của nó.
9.    Loài ăn thịt.
10.           Nhảy vòng tròn xung quanh hoặc gần gà mái, hạ thấp chiếc cánh gần nhất với gà mái.
11.           Đúng (gà trống chỉ để thụ tinh cho trứng nếu muốn trứng nở ra gà con).
12.           Khoảng 3 tuần.
13.           Nhẹ nhàng cục tác để kích thích gà con mổ vỏ chui ra.
14.           Trứng dài và nhọn thường nở ra gà trống; trứng tròn thì nở ra gà mái.
15.           Được ấp để giữ ấm khi cần thiết và được gà mẹ dẫn đi tìm thức ăn và nước uống.
Phần II. Gà trong câu chuyện hằng ngày
1.    Gà đi bộ.
2.    Gà nòi/gà móng đỏ.
3.    Gà trống thiến (không biết “đạp mái” – giọng nam bộ “máy” cũng là “mái”).
4.    Thứ 10.
5.    Ngủ sớm dậy sớm.
6.    Tiếng gáy.
7.    Mũi Khe Gà/Kê Gà.
8.    Vì Mũi này có một cái khe trông giống mỏ của con gà.
9.    Gà Cao Lãnh (Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh. Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân).
10.           Gà tháng 7 (Ếch tháng ba, gà tháng bảy).
11.           Gà ba tháng.
12.           Ức gà (vì ức gà có hàm lượng protein cao hơn, hơn nữa ức gà an toàn hơn, không bị tồn dư kháng sinh như phần cánh và đùi gà).
13.           Israel.
14.           Quáng gà, ho gà…
15.           Hoa mồng gà.
16.           Cúm gà H5N1.
17.           Đường ổ gà.
18.           Tóc (tóc đuôi gà).
19.           Nổi da gà.
20.           Gà tồ/gà cồ
21.           Gà xiêm.
22.           Gà đông tảo.
23.           Gà 9 cựa.
24.           Gà mờ/gà rù.
25.           Gà ác.
26.           Gà móng đỏ.
27.           Gà “nổ”.
28.           Gà sao
29.           “Liệt” kê.
30.           Ô kê (Ok).
31.           “Soái” kê.
32.           Hoạt kê.
33.           Tuổi cập kê.
Phần III. Gà trong tục ngữ ca dao
1.    Vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm.
2.    Ông nói gà bà nói vịt.
3.    Chó cậy nhà, gà cậy chuồng.
4.    Cà kê dê ngỗng.
5.    Bút sa gà chết.
6.    Cõng rắn cắn gà nhà.
7.    Gà què ăn quẩn cối xay.
8.    Khách đến nhà, không gà thì vịt.
9.    Lép bép như gà mổ tép.
10.           Lúng túng như gà mắc tóc.
11.           Mèo gả, gà đồng.
12.           Một tiền gà, ba tiền thóc.
13.           Nhìn gà hoá cuốc.
14.           Trói gà không chặt.
Phần IV. Gà trong tín ngưỡng tôn giáo
1.    Trung Quốc.
2.    Nước Pháp - xứ Tam Tài.
3.    Tục “gà mở cửa mả” (Trong lễ này phải có con gà dắt theo để nó kêu lên khiến hồn người chết nghe tiếng gà mà thức dậy. Nhà sư đi đầu dẫn theo thân nhân người chết cầm cây mía lau có cột 1 con gà đi 3 vòng quanh ngôi mộ mới. Sau khi cúng xong, người ta bỏ con gà lại tại mả, bưng khay rước vong về nhà để thờ. Có nơi còn cho con gà uống rượu khiến nó lừ đừ nên mới có câu: “Lờ đờ như con gà mở cửa mả”…).
4.    Sự lịch thiệp. (Sách Talmud viết: "Giả sử nếu chúng ta không có kinh Torah thì chúng ta sẽ học sự nhu mì từ mèo, sự cần cù lao động lương thiện từ kiến, sự trinh bạch từ bồ câu và sự lịch thiệp từ gà trống”. Như đã nói ở trên, khi gà trống tìm thấy thứ gì ăn được, nó sẽ gọi các gà mái đến ăn trước).
5.    “Đã bao lần Ta muốn tập họp con cái ngươi lại, như gà mẹ tập họp gà con dưới cánh, mà các ngươi không chịu” (Lc 13,34).
6.    Hình ảnh “Gà mẹ ấp ủ gà con”.
7.    Biểu tượng cho sự cảnh giác và sự phản bội.
8.    Trước khi gà gáy (x.Lc 22,34).
9.    Gà trống.

10.           Nhà Thờ Chánh Tòa Đà Lạt và Chánh Tòa Đà Nẵng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét