Thứ Ba, 31 tháng 8, 2021

Ngọn núi khó khăn của bạn quá hùng vĩ?

 

Ngọn  núi  khó  khăn  của  bạn  quá  hùng  vĩ? 

7/20/2011- conggiao.info

01-ngonnui.jpg

Khi ngọn núi khó khăn của chúng ta quá hùng vĩ, hãy hướng nhìn về Chúa!


Khi chúng ta quay đi không nhìn Chúa và bắt đầu nhìn vào những hoàn cảnh, những khó khăn, những ngọn núi đang đứng sừng sững trước mặt chúng ta, chúng ta sẽ không thể nhìn thấy Chúa được nữa, bởi vì chúng ta quá bận rộn nhìn những ngọn núi. Chúa nói nếu chúng ta hướng nhìn về Ngài và chỉ cần có lòng tin lớn bằng hạt cải thôi, thì dù chúng ta có bảo ngọn núi: “Rời khỏi đây, qua bên kia!”, nó cũng sẽ qua và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được (Mt 17,20).

Việc cậy dựa vào Chúa và Lời của Ngài mang đến cho chúng ta kiểu đức tin ấy. Khi chúng ta hướng về Chúa, ngọn núi không còn trông có vẻ như không thể nào vượt qua được. “Mọi sự đều có thể đối với người có lòng tin” (Mc 9,23). “Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể!” (Lc 1,37). “Các anh tin thế nào thì được như vậy!” (Mt 9,29).

Lẽ dĩ nhiên, có những công việc cấp bách phải làm, có những hoàn cảnh khẩn cấp nảy sinh phải giải quyết. Những điều ấy tồn tại, chúng là khó khăn và chúng cần phải được giải quyết. Nhưng áp lực mà chúng ta gây ra cho chúng ta không nhất thiết phải tồn tại. Chúng ta không cần phải cảm thấy căng thẳng.

Chúa Giêsu đã nói: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy” (Ga 14,27); “trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16,33). Ngài đã hứa ban cho chúng ta bình an của Ngài cho dù chúng ta đang phải đối mặt với những buồn phiền, thử thách và khó khăn trong cuộc sống.

Chúng ta đang sống trong một thế giới tâm linh! Chúng ta đang sống trong thế giới với những phép lạ! Những trở ngại và khó khăn chúng ta đang đối mặt không thể ngăn cản chúng ra một khi chúng ta có niềm tin! Nói cách khác, không có ngọn núi nào không thể trèo và vượt qua! Chúng ta là những đứa con của Chúa; chúng ta được tràn đầy Thánh Thần; chúng ta có Chúa Giêsu; chúng ta sống, nhưng không còn phải là chúng ta, mà là Đức Kitô sống trong chúng ta (x. Gl 2,20). Và tất cả sức mạnh được ban từ Ngài, và Ngài đã hứa không có gì là không thể đối với chúng ta (x. Mt 8,28).

Những ngọn núi trong cuộc sống của chúng ta thường là những sợ hãi, những lo lắng, những thất vọng, chán chường, những lời chỉ trích, những công việc chúng ta cho rằng cần phải giải quyết. Cần đến lòng tin và sự kiên trì để vượt qua khó khăn, và những khó khăn ấy thường thách thức chúng ta. Nhưng Thiên Chúa quyền năng. Những thử thách là điều không thể tránh khỏi, nhưng chúng ta có thể quay sang Chúa và nhận lấy sức mạnh và ân sủng của Ngài mỗi khi sợ hãi và lo âu. Những khó khăn chúng ta đối mặt, và thậm chí bản thân chúng ta cảm thấy thiếu khả năng để đương đầu, cũng không là gì đối với Chúa, bởi vì Ngài luôn đầy quyền năng dù cho có những ngọn núi trước mặt chúng ta hay không.

Ai chống lại chúng ta?

Không phải Chúa.

Đó là Satan.

Những ai đứng về phía chúng ta hoàn toàn vĩ đại hơn kẻ thù chống lại chúng ta. Không có gì và không ai có thể đánh bại được những Đấng đang ở bên phía chúng ta.

Có Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, ai còn chống lại được chúng ta? (Rm 8,31).

Thiên Ân

Vỏ trứng và sự đa dạng trong cách dùng

 

Vỏ  trứng  và  sự  đa  dạng  trong  cách  dùng

LĐO | 04/08/2021


Nếu vứt đi vỏ trứng, bạn sẽ bỏ lỡ những lợi ích mà vỏ trứng có thể mang lại như chăm sóc cây cối, làm sạch vết ố…

Làm bóng đồ nội thất

Để làm đồ nội thất trở nên sáng bóng, bạn hãy rửa sạch vỏ trứng sẽ thu được một hỗn hợp protein và nước. Hãy sử dụng hỗn hợp trên để lau chùi các đồ bằng thủy tinh hay đồ nội thất nhà bạn chúng sẽ trở nên sạch và sáng bóng.

Tẩy sạch quần áo trắng

Bạn hãy cắt nhỏ vỏ trứng và bỏ vào chiếc túi vải mỏng rồi đặt vào trong chậu nước nóng ngâm khoảng 5 phút. Sau đó bạn có thể dùng nước này để giặt quần áo, nó sẽ giúp quần áo bạn trở nên trắng hơn.

Làm sạch dầu sau khi chiên

Dầu ăn sau khi chiên thức ăn chúng sẽ chuyển sang màu đen. Chúng ta hãy cho một ít vỏ trứng vào chảo dầu. Vỏ trứng sẽ hấp thụ các hạt cacbon, giúp dầu sạch hơn.

Bạn sẽ bất ngờ với những sự đa dạng trong cách dùng mà vỏ trứng mang lại cho cuộc sống của ta

Tăng năng suất cho cây cà chua

Canxi là chất cần thiết đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây cà chua. Bạn hãy đặt một nắm vỏ trứng đã được nghiền nát vào lỗ trước khi trồng cà chua, sẽ giúp chúng sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Bảo vệ cây trồng trước ốc sên

Bạn có thể ngăn chặn ốc sên phá hoại cây trồng trong vườn nhà mình bằng cách rắc vỏ trứng đã nghiền quanh gốc cây. Vì ốc sên ghét di chuyển qua các bề mặt gồ ghề và sắc nhọn, nên sẽ để yên cho các cây trồng nhà bạn.

Kem đánh răng làm từ vỏ trứng

Kem đánh răng làm từ vỏ trứng có nhiều canxi và khoáng chất nên sẽ giúp bạn củng cố và tái tạo lại răng.

ÁNH NHIÊN (THEO BOLDSKY)

Những điều tuyệt đối không được làm ngay sau bữa ăn


Những  điều  tuyệt  đối  không  được  làm  ngay  sau  bữa  ăn

LĐO | 03/08/2021



Theo Bright side, dưới đây là những điều tuyệt đối không được làm ngay sau bữa ăn bởi nó làm ảnh hưởng tới sức khỏe của chính chúng ta.

 Đi tắm

Khi đi tắm, nhiệt độ cơ thể của chúng ta sẽ cao hơn một chút so với bình thường, khi đó các mạch máu sẽ dồn lên da để điều hòa nhiệt độ cho cơ thể. Điều này sẽ khiến cho quá trình tiêu hóa bị gián đoạn và làm chậm quá trình trao đổi chất. Nếu muốn đi tắm sau bữa ăn, hãy nghỉ ngơi ít nhất khoảng 30 phút.

Uống trà

Nhiều người thường có thói quen uống trà sau khi ăn, nhưng thực chất đây là thói quen không hề tốt. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống trà sau khi ăn sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chất sắt - một chất quan trọng trong cơ thể con người. Vì vậy trẻ em, phụ nữ có thai và những người thiếu chất sắt không nên uống trà trong vòng 1 giờ sau khi ăn.

Ngủ

Các chuyên gia đã nói rằng không nên ngủ ngay sau bữa ăn. Ngủ ngay sau bữa ăn sẽ dẫn đến tình trạng như: ợ chua, ợ hơi, ngoài ra các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ngủ ngay sau khi ăn thường xuyên sẽ gia tăng nguy cơ bị đột quỵ. Vì vậy nếu muốn đi ngủ, hãy đợi khoảng hơn 2 tiếng sau khi ăn.

Tập thể dục

Nhiều người nghĩ rằng, tập thể dục sau bữa ăn sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn tốt hơn, nhưng đây lại là một điều sai lầm. Tập thể dục sau bữa ăn sẽ khiến cho chúng ta dễ bị buồn nôn, nấc cụt và nguy hiểm hơn là bị co giật, tăng nguy cơ bị chấn thương. Nếu bạn vẫn muốn tập thể dục sau khi ăn, hãy tập sau bữa ăn ít nhất 2 giờ đồng hồ.

Hút thuốc

Hầu hết sau khi ăn, các cơ quan trong cơ thể chúng ta đều tham gia vào quá trình tiêu hóa. Lúc này, nicotine sẽ được hấp thụ với một lực gấp đôi, do đó, mọi tác hại của nó sẽ tăng lên rất nhiều.

Ngoài ra, đã có chứng minh đưa ra rằng thuốc lá có thể ngăn chặn sự hấp thụ vitamin và khoáng chất, bao gồm canxi và vitamin C và D, điều này sẽ khiến cho cơ thể chúng ta không hấp thu được những chất bổ dưỡng trong bữa ăn. Vì vậy để có một cơ thể khỏe mạnh hơn, hãy cố gắng bỏ thuốc lá.

HẢI NGỌC

Thứ Hai, 30 tháng 8, 2021

6 trái cây giúp cơ thể giải độc mà bạn nên biết

 

6  trái  cây  giúp  cơ  thể  giải  độc  mà  bạn  nên  biết

LĐO | 04/08/2021

Táo cũng rất giàu phytochemical và pectin rất tốt để giải độc. Ảnh: Thanh Ngọc

Theo Food.NDTV, trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa để giải độc. Dưới đây là 6 trái cây giúp cơ thể giải độc mà bạn nên biết.

Táo

Ngoài việc giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất, táo cũng rất giàu phytochemical và pectin có tác dụng trong việc giải độc. Hợp chất pectin trong quả táo giúp đào thải các chất phụ gia thực phẩm và kim loại ra khỏi cơ thể.

Bên cạnh đó, các axit trong táo như malic và tartaric giúp tiêu hóa và giải độc rất tốt. Nên ăn sống và ăn cả vỏ của táo để hấp thụ được nhiều vitamin C, chất xơ, và chất chống oxy hóa hơn.

Chanh

Chanh và các loại trái cây họ cam quýt đều là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào cho cơ thể. Chanh còn có tác dụng làm sạch và điều trị các vấn đề về dạ dày.

Ngoài ra, chanh còn có hiệu quả trong việc giải độc khi uống với nước ấm. Nên uống nước chanh khi vừa thức dậy và uống cùng với gừng tươi để giải độc tốt hơn.

Quả mọng

Tất cả các quả mọng như dâu tây, mâm xôi, nho đều cung cấp vitamin C và chất xơ cho xơ thể. Bên cạnh đó, ăn quả mọng còn giúp sản xuất butyrate, một loại axit béo giúp giảm cân và thải độc.

Có thể uống nước ép quả mọng để giải độc. Ngoài ra, có thể ăn quả mọng cùng với yến mạch.

Dứa

Dứa là loại trái cây giàu bromelain giúp phá vỡ protein, tiêu hóa tốt và giải độc. Đồng thời, dứa còn giúp giảm viêm, giảm đau khớp và đẩy nhanh tốc độ phục hồi nhanh chóng sau chấn thương. Nên ăn dứa tươi thay vì các loại dứa được chế biến.

Đu đủ

Đu đủ rất giàu vitamin C và các chất dinh dưỡng khác như vitamin A, magiê và kali, có tác dụng như chất chống oxy hóa giúp chống lại cảm lạnh thông thường hoặc cảm cúm.

Bên cạnh đó, một loại enzyme có tên là papain trong quả đu đủ, giúp phân hủy protein, giúp tiêu hóa tốt và giải độc. Hơn nữa, quả đu đủ cũng rất giàu beta-carotene có tác dụng ngăn ngừa ung thư phổi và miệng

Lựu

Quả lựu cung cấp lượng vitamin C và chất xơ dồi dào, giúp cơ thể thải độc tốt hơn. Bên cạnh đó, quả lựu còn giúp trái tim khỏe mạnh và điều chỉnh lượng cholesterol.

THANH NGỌC (THEO FOOD.NDTV)

KHOẢNG TRỐNG...ĐỨC TIN!


KHOẢNG  TRỐNG ... ĐỨC  TIN!

G               Sun, 06/06/2021 - Lm Hương Quất

Đôi Bạn trẻ đã Rao hôn phối xong

Không có ngăn trở gì, có thể cưới ngay được...

Đùng một cái, con cúm Tàu hung dữ quay trở lại.

Góp phần phòng chống dịch, theo hướng chính đáng của người hữu trách... mọi sinh hoạt Tôn giáo, cụ thể Thánh Lễ chung tạm ngừng.

Bà Mẹ vào xin:

- Xin Cha giúp làm lễ cưới cho cháu.

- Đang mùa dịch, tạm ngưng Thánh Lễ, Chị biết rồi mà.

Bà Mẹ chống chế:

- Chúng con tập chung chỉ ít người thôi.

- Ít là bao nhiêu?

Bà Mẹ có vẻ vui vì thấy tớ quan tâm, điều đó có nghĩa 'ông cha' du di.

- Cô dâu chú rể, phụ dâu phụ rể, bố mẹ hai bên, mấy ông bà ruột còn sống, mấy hàng ruột thịt thôi.

- Chị tính bao nhiêu người?

- Cỡ hơn chục người thôi.

Bất ngờ tớ 'nốc ao':

- Đang trong mùa dịch, diễn biến dịch đang phức tạp... Để sau dịch rồi làm đám cưới có sao đâu. Con Chị không có vấn đề gì, trễ nại vài tuần, một hai tháng có sao đâu...

- Nhưng...

Tớ 'phát hiện' điều bất ổn trong việc Sống Đạo:

- Hay anh chị đi xem thầy, chọn ngày chọn giờ nên không thế thay đổi.

- Đâu có... nhưng con rể Bổn Đạo mới, bên nhà xui...

Tớ đỡ lời chỗ Bà mẹ lấp lửng:

- Mình là Con Đức Chúa Trời, không tin ba thứ còn mang tính dị đoan. Mình là con ông Trời còn sợ ai quở phạt nữa, Thần Lành ủng hộ ta không hết, còn thần dữ- ma quỷ gặp Con Ông Trời chúng sợ hãi…; càng sống Tư Cách Con Ông Trời, chúng càng sợ... Thế thì có lý do gì mà sợ nữa, Với lại, mọi ngày mọi giờ đều là của Chúa, đều tốt cho con cái của Ngài cả.

Để cho Bà mẹ bớt hoang mang, tớ nhấn mạnh

- Dịch đang hoành hành, cho thấy rõ đây là những ngày xấu- rất xấu thật sự, ngày xấu thật- hiểu theo nghĩa đen... Cưới trong những ngày xấu - nguy hiểm này càng không tốt. Chị nói với Chị xui gia thế, và cho tôi thăm hỏi Anh Chị xui.

Đang Tháng Tâm Chúa, Chị nhớ chạy đến Ngài xin ơn che chở.

...

Thật lòng mà nói…

Vẫn không ít Dân Thánh- Con Ông Trời còn hay đi thầy xem bói toán, xem ngày tháng mỗi khi...; vẫn còn khoảng trống Sống Đạo... Có người còn thỉnh miếng kiếng bát quái treo phía trước cửa chính ra vào…

Và ma quỷ dễ dàng phủ lấp khoảng trống nguy hiểm này để chiếm giữa, điều khiển...

Và thế là mất bao thời gian, mất tiền bạc... Nhất là, vì thiếu điểm tựa vững chắc, thêm hoang mang, sợ hãi...

Thật tiếc, thật phí.

Mình có Cha Trời Toàn năng và đầy Yêu thương, thế mà không biết nương cậy Ngài...

Lạy chúa Giê-su con tín thác nơi Chúa!

Xin thêm Đức tin cho chúng con

Nhất là trong những ngày dịch cúm tàu quái.

Lm. Đaminh Hương Quất

10 loại thực phẩm tốt người bị viêm dạ dày ruột siêu vi

 

10  loại  thực  phẩm  tốt  người  bị  viêm  dạ  dày  ruột  siêu  vi

LĐO | 29/07/2021

Đây là thực phẩm hỗ trợ sức khoẻ bạn khi viêm dạ dày.

Viêm dạ dày ruột siêu vi (cúm dạ dày) là tình trạng nhiễm trùng dạ dày và ruột do virus gây ra.

 Cúm dạ dày là gì?

Mọi người thường nhầm lẫn bệnh cúm dạ dày với ngộ độc thực phẩm. Cúm dạ dày do virus như Norovirus gây ra. Cúm dạ dày có thể mất tới 10 ngày để giảm dần.

Trong thời gian bị cúm dạ dày, mọi người phải kiểm tra thực phẩm mình ăn và tăng cường uống nước để bù lại lượng điện giải bị mất do tiêu chảy và nôn mửa.

Chuối

Chuối rất giàu kali và vitamin B6 và là phương thuốc tự nhiên tốt nhất cho bệnh cúm dạ dày. Nó rất dễ tiêu hóa và cung cấp năng lượng tức thì, giúp bổ sung lượng khoáng chất và duy trì cân bằng điện giải.

Gừng

Gừng có cả đặc tính kháng khuẩn và kháng virus giúp giảm kích ứng dạ dày. Nó cũng giúp giảm các cơn nôn mửa và tiêu chảy bằng cách giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Thêm 1 thìa cà phê bột gừng vào một cốc nước ấm và uống.

Nước vo gạo

Cúm dạ dày thường khiến cơ thể mất nước. Cơm và nước vo gạo chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp bù nước cho cơ thể và bổ sung các khoáng chất cần thiết.

Chúng cũng hỗ trợ niêm mạc dạ dày và giúp giải quyết tình trạng nôn mửa và giảm lượng phân.

Trái cây tính axit thấp

Ăn các loại trái cây chứa nhiều nước và ít axit như dưa hấu, sung, dưa đỏ, đu đủ, đào, quả mọng và xoài giúp cung cấp đủ năng lượng để chống lại vi rút cúm dạ dày.

Tỏi

Tỏi có chứa allicin giúp tăng cường khả năng của các tế bào bạch cầu để chống lại nhiễm trùng hiệu quả, làm giảm các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.

Giã nát 2-3 tép tỏi và uống với mật ong hàng ngày.

Bánh quy giòn

Bánh quy giòn giúp ổn định dạ dày đồng thời bổ sung các chất dinh dưỡng bị mất. Chúng ít chất xơ, tinh bột đơn giản, nhẹ nhàng cho dạ dày trong thời gian bị cúm dạ dày.

Quế

Quế giúp làm dịu dạ dày. Các đặc tính kháng nấm của nó giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh, kích thích hệ tiêu hóa và ngăn ngừa tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa.

Việc cần làm: Trộn nửa thìa bột quế với một thìa mật ong và uống.

Bạc hà

Bạc hà là một loại thuốc chống an thần, giúp thư giãn các cơ của dạ dày và giảm đầy hơi trong dạ dày. Đặc tính kháng khuẩn của nó giúp tiêu diệt vi trùng gây bệnh và giảm các triệu chứng cảm cúm.

Đun sôi một nắm lá bạc hà trong nước. Lọc, để nguội và uống hoặc thêm mật ong.

Giấm táo

Giấm táo (ACV) là một nguồn cung cấp pectin giúp giảm kích ứng dạ dày, giúp giảm đầy hơi trong dạ dày. Hòa một thìa ACV vào một cốc nước và uống trước bữa ăn.

Nước dừa

Đối với giai đoạn đầu của bệnh cúm dạ dày, nước dừa có lợi trong việc bổ sung lượng nước đã mất trong cơ thể.

ÁNH NHIÊN (THEO BOLDSKY)

Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2021

LẮNG NGHE CHÚA TRONG TĨNH LẶNG YÊN BÌNH

 

LẮNG  NGHE  CHÚA  TRONG  TĨNH  LẶNG  YÊN  BÌNH

Wed, 04/08/2021 - Trầm Thiên Thu



PHI LỘ – TGMLuis M. Martinez (1881-1956), tổng giáo phận Mexico City, là triết gia, thần học gia, thi sĩ, và linh hướng các linh hồn. Ngài là tác giả cuốn “TrueDevotionto the Holy Spirit” (Lòng Sùng Kính Đích Thực với Chúa Thánh Thần), “WhenJesus Sleeps” (Khi Chúa Giêsu Ngủ), và các tác phẩm khác. Đây là một bài viết của ngài.

Một trong những đặc điểm đáng ngưỡng mộ nhất được tìm thấy trong cuộc đời của Chúa Giêsu Kitô, Sư Phụ và Gương Mẫu của chúng ta về sự tĩnh lặng. Mọi điều bí ẩn về cuộc sống trần thế của Ngài và mầu nhiệm khôn tả về đời sống thánh thể của Ngài đều có dấu ấn này: DẤU ẤN THIÊNG LIÊNG CỦA SỰ TĨNH LẶNG.

Giáo Hội cho chúng ta biết rằng Chúa Giêsu đến thế gian này trong sự tĩnh lặng của vũ trụ: “Trong khi sự tĩnh lặng nhẹ nhàng bao trùm vạn vật, bóng đêm đang giữa chừng, Ngôi Lời toàn năng của Ngài đã xuống thế từ Thiên Đàng, từ ngai tòa của Ngài.” Ba mươi năm đầu tiên trong cuộc đời của Chúa Giêsu được bao phủ trong sự tĩnh lặng đầy ấn tượng. Sau đó là ba năm công khai sứ vụ của Ngài. Đó là thời gian để nói và giao tiếp với loài người. Tuy nhiên, ngay cả thời kỳ này cũng chứa đựng điều kỳ diệu của sự tĩnh lặng – điều đặc trưng trong Cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô đến nỗi ngôn sứ đã nhận xét: “Bị ngược đãi, người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca; như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, người chẳng hề mở miệng.” (Is 53:7)

Trong đời sống thánh thể của Ngài, chẳng phải sự tĩnh lặng khôn dò bao trùm Bí tích Thánh Thể gây ấn tượng sâu sắc cho chúng ta và thông báo cho chúng ta khi chúng ta đến gần sao?

Tĩnh lặng không được coi là đức tính, nhưng nó là bầu không khí có các đức tính phát triển trong đó, đồng là dấu hiệu cho thấy sự trưởng thành. Như vậy, cũng giống như chúng ta biết rằng khi xuất hiện những nhánh lúa mì vàng ươm trên đồng ruộng thì các hạt đã chín. Tương tự, khi một đức tính nhuốm màu tĩnh lặng, chúng ta nhận biết rằng nó đang đạt tới mức chín mùi.

Chúng ta hãy chiêm niệm về sự tĩnh lặng của Chúa Giêsu, cố gắng ghi lại điều đó trong trái tim mình để chúng ta có thể bắt chước điều đó trong cuộc đời mình.

1. THỰC HÀNH TĨNH LẶNG NỘI TÂM

Chúng ta hãy xem xét sự tĩnh lặng của Chúa Giêsu trong suốt quãng đời ẩn dật của Ngài, tức là ba mươi năm đầu của đời Ngài trên trần gian. Sự tĩnh lặng này thực sự không thể giải thích được. Nếu một người đã từng có quyền nói, có năng khiếu gây chú ý, với mọi cách tạo ra chấn động, thì người đó chính là Chúa Giêsu, bởi vì Ngài là Ngôi Lời Vĩnh Cửu của Chúa Cha, là Đấng Khôn Ngoan không do tạo dựng, là Đấng mà loài người đã chờ đợi suốt nhiều thế kỷ. Chắc chắn rằng, nếu có bất kỳ sự kiện nào trong lịch sử gây chấn động, thì đó là sự giáng lâm của Đức Kitô đến sống giữa chúng ta. Nhưng thay vào đó, sự tĩnh lặng bao trùm ba mươi năm đầu của đời Ngài.

Phúc Âm nói với chúng ta về những năm này vẫn bị hạn chế. Nhiều khi chúng ta muốn biết thêm một chút bí ẩn trong thời thơ ấu của Chúa Giêsu để nuôi dưỡng lòng đạo đức của chúng ta,nhưng Phúc Âm chỉ thỉnh thoảng đề cập các giai đoạn trong những năm đầu của đời Ngài. Một vài trang đề cập cuộc đời ẩn dật của Ngài, và mỗi sự việc được đề cập như tiếng thì thầm nghe thấy trong cánh đồng yên tĩnh, nhấn mạnh và làm nổi bật sự tĩnh lặng hơn là phá vỡ sự tĩnh lặng: sự tôn thờ của các đạo sĩ, chuyến đi Ai Cập, cuộc lên Đền Thờ – ba sự kiện không làm xáo trộn sự tĩnh lặng của cuộc sống ẩn dật, nhưng làm cho trở nên rõ né

Chúng ta cảm thấy sự tĩnh lặng này rất đặc biệt trong ngôi nhà Nazareth. Đó là “ngôi nhà tĩnh lặng,” chúng ta không thể hiểu theo bất kỳ cách nào khác. Chính sức mạnh của nó đã bảo vệ tâm hồn chúng ta trong tĩnh lặng. Khi chúng ta suy gẫm về những bí ẩn được diễn ra ở đó, chúng ta cảm thấy rằng tất cả những người sống ở đó đều tĩnh lặng một cách thần thánh.

Thánh Cả Giuse: không một lời nào của Ngài được viết ra trong Phúc Âm, chúng ta không thể hình dung điều gì về Ngài ngoại trừ việc lặng lẽ say mê chiêm ngưỡng những điều kỳ diệu đang diễn ra xung quanh Ngài.

Đức Trinh Nữ thánh khiết nhất cũng thinh lặng, với sự tĩnh lặng của sự ngạc nhiên và tình yêu mà sự hiện diện của Chúa Giêsu đã tạo ra nơi Đức Mẹ, một sự tĩnh lặng được gia tăng bởi sự soi sáng linh thiêng của Ngài và bởi những bí ẩn mà Đức Mẹ đã khám phá và tham gia. Phúc Âm trình bày điều bí ẩn cho phép chúng ta bắt gặp ánh mắt vốn dĩ lấp lánh về vực thẳm của sự tĩnh lặng và sự chiêm ngưỡng trong trái tim của Đức Trinh Nữ thánh thiện nhất. Sau khi thuật lại những điều bí ẩn đó, Phúc Âm cho biết thêm: “Bà Maria hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng.”(Lc 2:19)

Chắc hẳnChúa Giêsu, đặc biệt là làm việc tại xưởng thợ của Dưỡng Phụ Giuse, đã sống thầm lặng với linh hồn và trái tim Ngài ngự trong Chúa Cha trên trời, linh hồn và trái tim Ngài hiệp nhất trong sự thấy trước đối với linh hồn và trái tim chúng ta, mơ những giấc mơ về tình yêu và nỗi đau, nghĩ về vinh quang Ngài sẽ dành cho Cha Ngài và những điều tốt lành Ngài sẽ làm cho các linh hồn. Thần Khí Ngài đã cuốn hút vào các mầu nhiệm Thiên Quốc. Theo tôi, đó là khoảng lặng chiêm nghiệm, khoảng lặng của đời sống nội tâm.

 2. TĨNH LẶNG VÀ TẬP TRUNG

Nói một cách tự nhiên, sự tĩnh lặng mời gọi chúng ta tập trung vào bản thân và suy nghĩ về những điều nghiêm túc, sâu sắc. Ví dụ, khi chúng ta ở trong rừng sâu, trên đại dương, hoặc trong sa mạc, chúng ta cảm thấy cần thiết tập trung, hồi tưởng. Cấu trúc tâm lý của chúng ta như vậy,nhưng sự ồn ào bắt buộc chúng ta ra bên ngoài chính mình, khiến chúng ta mất tập trung và phân tán sức mạnh,bắt buộc tinh thần chúng ta nhảy quãng qua những thứ ngoại tại. Nhưng khi sự tĩnh lặng chiếm ưu thế, chúng ta lại tập trung và lại sống trong đó.

Theo quy luật tâm lý này, chúng ta cần phải sống nội tâm để sống với Chúa, bởi vì chúng ta luôn tìm thấy Ngài bên trong tâm hồn chúng ta. Theo lẽ tự nhiên, sự tĩnh lặng ngoại tại không chỉ là lời mời gọi đi vào đời sống nội tâm, mà còn là điều kiện cần thiết cho đời sống giao tiếp mật thiết với Thiên Chúa. Sự tĩnh lặng là bầu không khí của đời sống nội tâm, đời sống chiêm niệm; vì thế, các bậc thầy về đời sống tâm linh luôn đề cao điều đó. Vì vậy, đó là một trong các điều tuân thủ cơ bản nhất của đời sống tu trì.

Để sống đời chiêm niệm, để sống đời tu trì dưới bất kỳ hình thức nào, và ngay cả đối với tất cả đời sống nội tâm đích thực, sự tĩnh lặng ngoại tại là điều không thể thiếu. Để nhận ra tầm quan trọng của nó trong việc sống hướng thượng chứ không hướng hạ, trong việc sống đời sống thân mật và kết hiệp với Thiên Chúa, chúng ta đừng quên sự thật rằng không nên coi sự tĩnh lặng như một biện pháp kỷ luật đơn thuần hoặc như một mệnh lệnh, như thấy ở trường học hoặc lớp học, nhưng như một điều kiện cần thiết để sống nội tâm, và không thể sống mà thiếu điều đó.

LUIS M. MARTINEZ

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

Thượng tuần tháng 08-2021

Tâm và đức trong lý niệm của cổ nhân

 

Tâm  và  đức  trong  lý  niệm  của  cổ  nhân

An Hòa•Thứ Sáu, 23/07/2021

(Ảnh minh họa: Bubbers BB/Shutterstock, Royalty-free stock photo)

Đạo đức là lý niệm đã có từ rất xa xưa. Thời cổ đại, các bậc thánh nhân đều cho rằng đức là điều kết nối con người với nhau, kết nối con người với trời đất. Trong bất cứ xã hội nào, quan niệm của con người có thể thay đổi, nhưng tiêu chuẩn làm người kỳ thực là không đổi. Dù ít hay nhiều, tiêu chuẩn đạo đức vẫn luôn tồn tại trong tâm của chúng ta, là tiêu chuẩn để đánh giá tốt xấu, đúng sai. Cho dù người ta có cố ý giẫm đạp lên tiêu chuẩn này thì cũng mơ hồ hiểu được đạo lý trong đó. Bởi vì lương tâm luôn tồn tại trong mỗi người, chỉ là nó có vị trí quan trọng hay không mà thôi.

Người xưa có câu: “Đức phối thiên địa, thiên tất hữu chi”, có nghĩa là đạo đức của người ta mà hài hòa với trời đất thì trời đất ắt sẽ phù trợ. Điều trân quý nhất của đời người chính là đức, chỉ khi nào có đạo đức tốt, nhân ái, lương thiện thì hạnh phúc thật sự mới tìm đến gõ cửa. Bởi thế trong quá khứ, những người lớn tuổi thường hay dặn dò con cháu như thế này: “Tích đức, làm việc tốt”. Khi có người làm việc thương thiên hại lý, cổ nhân thường có câu rằng: “Thất đức, tổn đức”.

Chữ “ (đức) được tạo thành từ 5 bộ, bao gồm: “, “, “, “ và “. Ý nghĩa như sau:

Bộ “ (xích) có nghĩa là bước đi chậm rãi, cũng có nghĩa là đức cần phải tích lũy lâu dài. Muốn tích đức thì cần luôn giữ thiện tâm, không phải là nhất thời hứng chí. Phúc đức là kết quả nỗ lực liên tục của cả một đời người.

Bộ “ (thập) có nghĩa là nhiều, là đầy đủ, thập toàn thập mỹ, mười phân vẹn mười, ngụ ý là bất cứ lúc nào hay bất cứ nơi đâu cũng đều phải có thiện tâm, phải đức độ, khoan dung với mọi người.

Bộ “ (võng) thực chất là bộ mục (con mắt) nằm ngang, nhấn mạnh người có đức có thể nhìn thấy rõ những điều không chân chính, có thể nhận biết được đâu là đúng đâu là sai, đâu là tốt đâu là xấu.

Bộ “ (nhất) là tổng thể, ý rằng người luôn có tầm nhìn bao quát, không ích kỷ, luôn chính trực, lý trí, trung thành, trong lòng không có tạp niệm, không lo lắng mới là người có đức.

Bộ “ (tâm) là nói đến nội tâm, bồi dưỡng “đức” cần phải dựa vào tu ở tâm, chân tâm, thành thâm, chung tâm. “Tâm” nằm ở vị trí cuối cùng của chữ “đức” cho thấy đức là ở tận đáy lòng.

Những tính tốt như chân thành, kiên trì, nhẫn nại, vị tha, v.v. đều được gọi là “đức tính”. Người hay làm điều thiện, tấm lòng bao dung lại được gọi là người “đức độ”. Người xưa có câu rằng, phong thủy âm dương bảo hộ người lương thiện, còn kẻ trộm cắp tà dâm thì dù ở nơi phong thủy tốt cũng khó có phúc báo. Hay những câu như, nhà tích thiện thì tất sẽ có dư phúc… đều là để nhấn mạnh tầm quan trọng của “đức” đối với sinh mệnh mỗi người. Trong xã hội xưa kia, dù là bình dân bá tánh, quan lại hay kẻ làm vua đều phải biết “tu dưỡng đạo đức”. Điều đó đủ để thấy rằng một chữ “đức” đã gồm thâu lại tất cả những phẩm chất tốt đẹp của con người.

Muốn có “đức” thì cần phải tu tâm. Trong cuộc đời, mỗi ngày của một người thông thường đều trải qua hỉ (mừng rỡ), nộ (tức giận, phẫn uất), ai (buồn rầu, bi ai), lạc (vui vẻ). Người mà có thể được thì không hoan hỉ, mất cũng không ưu phiền, vinh sủng hay chịu nhục cũng không kinh động, ra đi hay ở lại cũng không bận tâm, như vậy mới có thể giữ tâm cảnh ôn hòa, tu tâm dưỡng tính.

Cổ ngữ có câu: “Không quan tâm điều hơn lẽ thiệt, ngắm trước sân hoa nở hoa tàn, tùy ý ra đi hay ở lại, nhìn khung trời mây tụ mây tan”. Người ta khi làm việc mà có thể xem vinh nhục cũng bình thường như đóa hoa kia sớm nở tối tàn, thì mới có thể giữ cho nội tâm bình lặng không kinh động, có thể xem chức vị đến rồi đi biến đổi thất thường tựa như mây tụ mây tan, thì mới có thể giữ được tâm vô vi thanh tịnh. Bởi thế, người có đức hạnh thường thủ giữ một nội tâm bình lặng, an tĩnh.

Những người tu luyện xưa nay khi nghiêm khắc bước trên con đường tu tâm, thì có thể buông bỏ sự tự tư, vượt trên cái tình, tu xuất tâm từ bi. Khi ấy họ không chỉ yêu thương những gì thuộc về bản thân mình, mà sẽ đối xử với hết thảy như thể người thân của mình vậy. Lòng từ bi của họ sẽ có thể hoá giải mọi nỗi oán hận và những mâu thuẫn, tranh đấu thiệt hơn, cảm hoá nhân tâm, dẫn dắt con người quay trở về với chính đạo.

Kỳ thực, trời có những ngày mưa gió, người có phúc có họa, nhưng trong đời người ngoài sinh tử ra thì không có bao nhiêu chuyện lớn cả. Nếu như có thể tĩnh tâm, giữ thái độ xử thế hòa nhã, thản nhiên, thì đức hạnh ấy sẽ giúp con người gìn giữ được nội tâm an lành trước vô vàn khó khăn trong cuộc sống.

An Hòa biên tập

 

 

Những thói quen hàng ngày đang phá hủy cột sống mà bạn cần tránh

 

Những  thói  quen  hàng  ngày  đang  phá  hủy  cột  sống  mà  bạn  cần  tránh

LĐO | 28/07/2021

Cuộc sống hiện đại hình thành những thói quen làm tổn hại đến cột sống, từ đó gây ra các bệnh mãn tính ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là những thói quen hàng ngày đang phá hủy cột sống mà bạn cần tránh.

Hút thuốc

Theo Brightside, hút thuốc là một thói quen nguy hiểm. Ngoài những nguy hiểm khác đối với sức khỏe thì hút thuốc còn gây đau lưng vì nicotine làm gián đoạn lưu lượng máu bình thường xung quanh tủy sống.

Đứng hoặc ngồi quá lâu

Một trong những thói quen phổ biến nhất gây tổn thương cột sống là ngồi làm việc trong thời gian dài. Điều này có thể làm yếu cơ, cong cột sống và tăng nguy cơ gập hông (gây đau chân và hông).

Ngoài ra, việc phải đứng thường xuyên cũng có thể gây hại cho sức khỏe. Bởi hành động này có tác động rất lớn đến cổ, cột sống và vai. Đồng thời, đứng sai tư thế cũng có thể gây ra những hậu quả khủng khiếp ảnh hưởng đến tủy sống, hình thành các cơn đau mãn tính và cong vẹo nghiêm trọng.

Mang sai giày

Thói quen đi giày cao gót không chỉ làm tăng nguy cơ bị chấn thương ở chân mà còn ảnh hưởng đến cột sống do phải ưỡn lưng để giữ thăng bằng. Bạn vẫn có thể diện những đôi giày quyến rũ đó trong những sự kiện ngắn ngày, ít di chuyển, nhưng nếu bạn cần đi lại nhiều hoặc đứng lâu thì hãy chọn một đôi giày thoải mái hơn.

Không nghỉ ngơi đầy đủ

Nhiều người trong chúng ta thường không chú ý đến những dấu hiệu đáng báo động đầu tiên như hơi mỏi hay đau lưng nhẹ. Hãy nghỉ ngơi bằng cách nằm xuống và gác chân lên mỗi khi bạn cảm thấy hơi khó chịu ở lưng. Ngoài ra, đừng quên nghỉ ngơi ngay khi có thời gian, kể cả khi cảm giác khó chịu đã qua đi.

Quá nhiều công việc để suy nghĩ

Đôi khi, bộ não làm việc quá sức trong thời gian dài cũng có khả năng dẫn đến tình trạng đau lưng. Cố gắng nghĩ về điều gì đó khác ngoài công việc và dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi, giải trí.

Sử dụng điện thoại di động nhiều

Sử dụng điện thoại di động hàng ngày sẽ dẫn đến mất đường cong tự nhiên của cột sống cổ, đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Bởi vì duy trì tư thế không chính xác liên tục có thể dẫn đến cong vẹo cột sống nghiêm trọng. Do đó, hãy kiểm soát tư thế khi sử dụng điện thoại để bảo vệ cột sống.

Tránh né vận động

Đừng tránh né và trì hoãn việc tập thể thao, đặc biệt là môn thể thao đòi hỏi sự dẻo dai của cột sống như yoga. Điều quan trọng là bạn phải liên tục vận động để giúp cơ bắp thư giãn và căng ra từ từ. Sau đó, tăng dần số lượng và độ phức tạp của bài tập để cơ xương khớp được linh hoạt và duy trì được sự dẻo dai.

PHỐ HOÀI

Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2021

ĐỨC TIN VÀ VIỆC CẦU NGUYỆN

 

ĐỨC  TIN    VIỆC  CẦU  NGUYỆN

Chủ nhật - 01/08/2021- tinvui.org



     Trên  tờ Record của giáo phận Perth (Australia ) có đăng lời tâm sự của một nhà thần học sau gần 20 năm trong thiên chức linh mục, nay đã hoàn tục “Năm 1972 sau khi tốt nghiệp tiến sĩ thần học ở Roma, tôi đã nổi như cồn với tác phẩm đầu tay “Tiếng Thở dài” Cuốn sách  trình bày những suy tư thần học về ý nghĩa của sự đau khổ trong kiếp nhân sinh này, đã được bề trên, các linh mục và anh chị em giáo dân đón nhận nhiệt liệt.

        Trên  tờ Record của giáo phận Perth (Australia ) có đăng lời tâm sự của một nhà thần học sau gần 20 năm trong thiên chức linh mục, nay đã hoàn tục “Năm 1972 sau khi tốt nghiệp tiến sĩ thần học ở Roma, tôi đã nổi như cồn với tác phẩm đầu tay “Tiếng Thở dài” Cuốn sách  trình bày những suy tư thần học về ý nghĩa của sự đau khổ trong kiếp nhân sinh này, đã được bề trên, các linh mục và anh chị em giáo dân đón nhận nhiệt liệt. Có những người viết thư cho tôi cho biết họ đã tìm lại được đức tin sau khi đọc cuốn sách đó. Họ tìm lại được lòng trông cậy vào Chúa và khen nức nở các ý kiến của tôi. Mỗi khi có chuyện không như ý, theo lời khuyên trong cuốn sách họ cầu nguyện với Chúa “Lạy Chúa con biết chúa hằng yêu thương con. Con phó thác mọi sự trong tay Chúa. Nhưng lạy Chúa, qua chuyện không vui này, Chúa muốn nói với con điều gì? Thế nhưng thật khốn nạn thân tôi, trong khi khuyên người ta cầu nguyện tôi càng ngày càng ít dành thời gian cho việc cầu nguyện. Tôi miệt mài trong các thư viện, cố viết hay hơn nữa, nhiều hơn nữa. Tôi tưởng tôi đã gặp được Chúa trong những suy tư thần học, cho nên tôi xao lãng đời sống cầu nguyện, tôi đã không thực hành chính những điều tôi nói và viết hàng ngày trên bục giảng và trong các tác phẩm của tôi. Có lẽ tôi đã cho rằng cầu nguyện chỉ là hình thức cấp thấp dành cho những người bình dân. Siêu đẳng như tôi thì không cần. càng ngày tôi càng ít có giờ cho giáo dân và càng ngày tôi càng bướng bỉnh với các đấng bề trên. Chuyện gì đến cũng đã đến. Tôi không muốn sa vào những phân tích vụn vặt. Điều tôi muốn nói với các bạn sau nhiều năm suy tư, sau những đêm dài không ngủ và trong sự hối tiếc chân thành của tôi là sự thật đơn giản này = Những hiểu biết sâu hơn về Thiên Chúa, nhiều hơn về Thiên Chúa không giúp giữ tôi trong lòng mến của Ngài. Chính đời sống cầu nguyện đơn sơ mà mẹ tôi tập cho tôi từ ngày còn bé mới giữ tôi lại trong tình yêu thương  của Thiên Chúa” (Nguồn Vietcatholic News – Đặng Tự Do 1/11/2012 – Lời cảnh báo đáng suy tư: Tâm  sự của một cựu linh mục ).

         Có nhiều người sau khi đọc được những lời khuyên trong sách mà tìm lại được đức tin, nhưng oái oăm thay chính tác giả lại mất đức tin đến nỗi sau hai mươi năm thiên chức linh mục đã phải hoàn tục. Qua tâm sự của vị…cựu linh mục này cho thấy giữa đức tin và cầu nguyện có  mối liên hệ mật thiết với nhau. Cầu nguyện là một thứ thực phẩm nuôi dưỡng đức tin. Ngược lại chính đức tin lại nâng đỡ đời sống cầu nguyện. Chúa Giesu luôn khích lệ việc cầu nguyện đồng thời chính Ngài cũng không ngừng cầu nguyện bởi đó chính là việc vâng theo Thánh ý Chúa Cha “ Đồ ăn của Ta tức là làm theo ý chỉ của Đấng đã sai Ta và làm trọn công việc của Ngài” ( Ga 4, 34 ). Vị linh mục kia tưởng rằng việc cầu nguyện chỉ là hình thức…cấp thấp dành cho hạng bình dân thất học mà đâu có hiểu được rằng đây chính là điều làm nên căn tính của người có đạo bất kể giáo sĩ hay giáo dân. Tại sao? Bởi vì mục đích của việc cầu nguyện là để trở về với Đấng đã tác tạo nên  mình. Chỉ trong sự trở về ấy, con người mới có thể nhận ra Tình yêu Thương của Thiên Chúa từ muôn thuở vốn vẫn dành cho mình. Hiểu như thế thì bỏ đi việc cầu nguyện có khác nào ta đã chối từ Tình Yêu của Thiên Chúa Đấng là Tình yêu (1Ga 4, 8)?

         Suy tư, viết sách giảng dạy, những việc ấy có thể là cần thiết nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin cũng như nhu cầu hội nhập văn hóa hiện nay. Thế nhưng nó cũng rất chi nguy hại nếu những việc làm ấy không phải là kết quả do việc cầu nguyện đem lại. Điều vị cựu linh mục kia cho rằng “những hiểu biết sâu hơn về Thiên Chúa, nhiều hơn về Thiên Chúa không giúp giữ tôi trong lòng mến của Ngài”. Thật ra hoàn toàn không phải vậy, cái gọi là hiểu biết sâu hơn, nhiều hơn ấy thực chất đó chỉ là một thứ Thiên Chúa khái niệm chứ không phải là Thiên Chúa của thực tại. Để có thể đạt đến Thiên Chúa như thực tại Ngài Là thì duy nhất chỉ có một con đường đó là trở về.

I/-   Cầu nguyện trong sự trở về

         Về việc cầu nguyện, phải chăng có gì đó trái ngược ? Một đàng Chúa dạy phải cầu nguyện luôn kẻo phải sa chước cám dỗ, tâm linh thì sẵn sàng còn xác thịt thì yếu đuối” (Mt 26, 41) đàng khác lại nói “ Khi các ngươi cầu nguyện đừng có lặp đi lặp lại vô ích như dân ngoại. Vì họ tưởng rằng nói nhiều thì được dủ nghe. Vậy chớ bắt chước họ, vì Cha các ngươi biết những điều các ngươi cần dùng trước khi các ngươi xin Ngài” (Mt 6, 7 -8). Thực sự thì  chẳng có gì trái ngược, sở dĩ dân ngoại cứ cầu nguyện dài dòng  cách vô ích  là bởi đấng thần linh mà họ  vái van cầu khẩn ấy đều chỉ là gỗ đá vô tri, sao có thể đáp ứng được  những nhu cầu của con người? Còn như Chúa dạy đừng bắt chước dân ngoại bởi Đấng mà chúng ta nguyện cầu ấy là Đấng vốn vẫn ở trong ta mà ta nào có hay có biết? Mặc dù không biết nhưng vẫn tin vào lời dạy của Đức Kito “Còn ngươi khi cầu nguyện hãy vào phòng kín, đóng cửa lại rồi cầu nguyện Cha ngươi là Đấng thấy trong chỗ ẩn mật sẽ báo đáp cho ngươi” (Mt 6, 6).

         Bởi tin vào Đức Kito nên chúng ta cầu nguyện với Đấng ở nơi mình tức Đấng thấy trong chỗ ẩn mật. Thấy trong chỗ ẩn mật có nghĩa Thiên Chúa thấy rõ trong từng mỗi ý nghĩ, tư tưởng của con người. Khi vừa thoạt khởi bất cứ một tư tưởng nào thì Thiên Chúa đã biết và như thế Ngài sẽ báo đáp mỗi khi ta thành tâm cầu nguyện với Ngài. Trong hành vi cầu nguyện, có một yếu tố vô cùng quan trọng đó là “Nguyện” và nguyện đây chính là nguyện trở về với Đấng ở nơi mình. Chỉ trong ý hướng trở về như thế mà việc đọc kinh mới thực sự đem lại ơn ích đúng như đức cố hồng y FX Nguyễn Văn Thuận đã nói “Chúa dạy con đọc kinh để giúp con cầu nguyện, nhưng việc chính là gặp gỡ nói chuyện giữa cha và con=Khi cầu nguyện đừng lo phải nói gì. Hãy vào phòng đóng cửa, cầu nguyện với Cha của con cách kín đáo và Cha con thấy mọi sự sẽ nghe lời con. Không cần hình thức, chỉ cần tâm tình phụ tử” (ĐHV 127).

         Vào phòng đóng cửa tức đóng cửa giác quan lại (thu thúc lục căn) đừng để nó mặc sức phóng túng ra bên ngoài nơi thế giới ngoại vật. Với những ai có kinh nghiệm cầu nguyện đều biết sự chia lòng chia trí trong khi đọc kinh nhất là việc lần chuỗi Mân Côi cứ lập đi lập lại mãi một kinh Kính Mừng. Sự chia trí là không tránh khỏi bởi vì không ai trong chúng ta lại không vương mang tội nguyên tổ là tội phân biệt (St 2,17). Chia trí tức là phân tâm có nghĩa tâm ta đang trong trạng thái vô phân biệt lại thành ra phân biệt. Nguyên tổ vì…ăn trái cấm là trái phân biệt  nên đã bị đuổi  ra khỏi Vườn Địa đàng để vào chốn thế gian đầy rẫy khổ nạn. Câu chuyện cám dỗ nơi Vườn địa đàng là một biểu tượng minh triết của Kinh Thánh có mục đích là để nói về sự trở về với bản tâm Vô Phân Biệt ở nơi mỗi người.

         Trở về với Bản Tâm đó phải là ý nghĩa sâu xa của việc cầu nguyện. Thế nhưng để có thể thực hiện việc trở về ấy thì nhất thiết cần phải tin vào mạc khải của Đức Kito về Đấng Cha nội tại.Có tin như thế  mới có thể kiên tâm bền chí trong việc cầu nguyện. Lý do cần kiên tâm là vì việc trở về ấy là trở về trong từng mỗi tư tưởng. Đang khi tư tưởng chúng ta luôn hướng chiều  tìm cầu nơi ngoại vật là những thứ hư phù sanh diệt thì Thiên Chúa lại kêu gọi phải trở về  để  nhận biết  thực tại “ Hãy kêu cầu Ta, Ta sẽ trả lời cho. Ta sẽ cho ngươi những việc lớn và khó là những việc ngươi chưa từng biết” (Gr 33, 3).

         Trở về là trở về trong từng mỗi tư tưởng, do đó khi đọc kinh mà bị chia trí thì phải tỉnh thức ngay biết đó là cám dỗ và trở về với lời kinh cũng tức là Lời Chúa. Để có thể luôn tỉnh thức trong cầu nguyện như thế thì chẳng có cách nào khác là phải  siêng năng đọc kinh. Vị cựu linh mục kia chỉ vì đã coi thường việc đọc kinh lần hạt, cho đó là việc của đám bình dân ít học thế nên đã lâm vào tình trạng nguy  hiểm mất  đức tin và một  khi đức tin đã mất  thì làm sao  có thể ở lại trong Tình yêu  Thiên Chúa?

II/ Cầu nguyện với lòng yêu mến

         Truyền thống cầu nguyện bằng cách đọc kinh đã có từ rất lâu trong Giáo Hội và chắc chắn đã và sẽ còn đem lại vô vàn ơn ích. Thế nhưng qua tâm sự của vị linh mục nọ cho thấy có không ít người nhất là giới trí thức đã bỏ đọc kinh vì cho rằng nó chỉ để dành cho hạng người …bình dân ít học. Lý do khiến việc đọc kinh bị coi thường như thế là bởi người ta đã không nhận ra tính chất cần thiết  của việc cầu thay nguyện giúp “Cũng một lẽ ấy Thánh Linh giúp đỡ sự yếu đuối của  chúng ta. Vì chúng ta chẳng biết thế nào là cầu nguyện cho xứng đáng nhưng chính Thánh Linh lấy sự than thở không thể nói ra được mà cầu thay cho chúng ta” (Rm 8, 26).

         Cần có sự cầu thay là bởi thực sự chúng ta không biết Đấng mà mình cầu nguyện ấy là Đấng nào. Dù rằng không biết nhưng vẫn cứ cầu  bởi chúng ta còn có lòng tin nơi  lượng nhân từ vô lượng vô biên của Thiên Chúa “Vì hễ ai xin thì được, ai tìm  thì gặp, ai gõ thì sẽ mở cho. Trong các ngươi có ai làm cha mà con xin bánh lại cho đá chăng ? Hoặc xin cá lại cho rắn thay vì cá chăng? Hoặc xin trứng lại cho bò cạp chăng? vậy nếu các ngươi vốn là xấu còn biết cho con cái mình quà tốt thay, huống chi Thiên Phụ các ngươi lại chẳng ban Thánh Linh cho kẻ xin Ngài ư?” (Lc 11. 10 -13).

         Còn có lòng tin thì còn cầu, dẫu vậy lòng tin ấy có thể sẽ mất nếu lời cầu không được đáp ứng. Có đứa con bệnh nặng, cầu khẩn hết nhà thờ nọ, đền Thánh kia nhưng rồi vẫn chết, thế là oán Chúa, trách Mẹ sao không nhậm lời. Có trường họp còn đập bỏ cả tượng ảnh vứt ra ngoài vườn!!! Cầu khẩn van xin không được rồi mất lòng tin thì lòng tin ấy có thể nói hoàn toàn không phải đức tin. Tại sao thế? Bởi vì lòng tin trong Đạo Chúa là một thứ nhân đức có nghĩa nó phải quy hướng về Đấng  vô sở bất tại, vượt  cả không gian lẫn thời gian. Với Đấng siêu việt không, thời gian như thế chúng ta chỉ có thể cầu nguyện với Ngài bằng cách quy hướng vào nơi nội tâm mình mà cầu.

         Giáo Hội vẫn truyền dạy ba nhân đức Tin Cậy Mến là những nhân đức đối thần, nhưng “Thần” ở đây không phải đấng thần linh ngoại tại nào đó nhưng là Đấng Ẩn Giấu ở nơi ta. Đấng Ẩn Giấu ấy như Thánh Gioan nói là chính Bản Thể Tình yêu (Deus Caritas Est) ở nơi mỗi một người trong chúng ta, bậc Thánh không tăng, kẻ phàm không giảm dù chỉ một hào li. Với Đấng Thiên Chúa là Bản Thể Tình Yêu như thế thì việc cầu nguyện đương nhiên không thể chỉ có hình thức bề ngoài nhưng cần xuất phát ở nơi tâm khảm mình và đây cũng là điều mà Thánh Phaolo nói = Thánh Linh lấy sự than thở không thể nói ra được mà cầu thay cho chúng ta. Nói Thánh Linh cầu thay, như vậy không có nghĩa chúng ta…khỏi phải cầu. Trái lại để Thánh Linh có thể cầu thay thì nhất thiết mỗi người cần phải nỗ lực và kiên trì trong việc cầu nguyện. Nỗ lực tức phải cố gắng hết sức mình trong việc  phụng sự Thiên Chúa = Tham dự Thánh Lễ hàng ngày, chầu viếng Thánh Thể, đi Đàng Thánh Giá, lần chuỗi Mân Côi càng nhiều càng tốt. Còn kiên trì tức là khi thuận lợi mạnh khỏe cũng cầu nguyện mà lúc không  được ơn này ơn kia  bị ốm đau bệnh hoạn, nghèo đói  mất công ăn việc làm cũng vẫn cứ cầu . Cầu nguyện trong nỗ lực và kiên trì như thế đó chính là thực thi giới răn cao trọng bậc nhất của Đạo Chúa “Ngươi hãy hết lòng hết linh hồn hết ý chí mà thương yêu Chúa là ĐCT ngươi. Ấy là giới răn lớn hơn và đầu nhất” (Mt 22, 37).

         Yêu mến Thiên Chúa hết linh hồn hết ý chí…. quả là điều vô cùng khó khăn đối với bản tính hướng ngoại tìm cầu của con người. Thế nhưng điều chúng ta không thể làm được thì đối với Thiên Chúa lại được, miễn là chúng ta có lòng cậy trông ở nơi Ngài “Lạy Chúa Ngài tốt lành với những ai cậy trông và tìm kiếm Ngài” (Ac 3, 25)./.

Phùng  Văn  Hóa

Những thực phẩm nên ăn dành cho người bị viêm đau khớp

 

Những  thực  phẩm  nên  ăn  dành  cho  người  bị  viêm  đau  khớp

LĐO | 29/07/2021

Thực phẩm tốt cho người bị viêm khớp. Ảnh minh họa.


Một số thực phẩm và đồ uống có thể kích hoạt phản ứng viêm trong cơ thể, làm tăng nặng các triệu chứng của người bệnh viêm khớp. Dưới đây là một số thực phẩm có thể giúp bạn làm giảm viêm khớp và kiểm soát tình trạng cứng khớp và đau nhức.

Ngũ cốc nguyên hạt

Theo các nghiên cứu, tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt so với bánh mì trắng, gạo hoặc mì ống có thể giảm viêm đáng kể. Hàm lượng chất xơ có trong ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm viêm. Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm mức độ protein phản ứng C (CRP) trong máu, đây là nguyên nhân chính gây viêm ở bệnh viêm khớp dạng thấp .

Các loại cá chứa nhiều omega-3

Các thực phẩm giàu axit béo omega-3 có thể giúp giảm viêm, có thể làm giảm mức cholesterol xấu vì bệnh viêm khớp dạng thấp cũng có thể khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh tim cao hơn.

Do đó, ăn nhiều cholesterol tốt có thể giúp bạn giữ cho trái tim khỏe mạnh. Các loại cá như cá hồi và cá cơm là nguồn cung cấp axit béo omega-3 tuyệt vời.

Rau xanh

Vitamin E có trong các loại rau lá xanh như rau bina và bông cải xanh bảo vệ cơ thể khỏi các phân tử gây viêm. Các loại rau lá xanh cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất như canxi, sắt và chất phytochemical, có thể giúp chống lại các bệnh viêm nhiễm, do đó cực kỳ có lợi cho những người bị viêm khớp.

Quả hạch

Quả hạch là một nguồn cung cấp axit béo omega-3 và vitamin E tuyệt vời giúp chống lại chứng viêm hiệu quả. Hầu hết các loại hạt đều giàu chất chống ôxy hóa giúp duy trì và chống lại các tổn thương do viêm gây ra. Hạnh nhân, quả óc chó, hạt chia là những gợi ý cho bạn.

Dầu ô liu

Chế độ ăn Địa Trung Hải rất tốt cho những người bị viêm và viêm khớp dạng thấp. Dầu ô liu, một phần chính của chế độ ăn Địa Trung Hải, rất tốt cho những người bị viêm khớp dạng thấp. Hợp chất được tìm thấy trong dầu ô liu gần như có hiệu quả như dùng thuốc giảm đau.

Quả mọng

Ăn trái cây là một cách tuyệt vời để ngăn chặn tình trạng viêm gây ra trong bệnh viêm khớp dạng thấp. Anthocyanins, tạo nên màu sắc của quả mọng, rất giàu đặc tính chống viêm.

Do đó, các loại dâu mọng như dâu tây và việt quất có thể chữa các chứng rối loạn liên quan đến viêm một cách hiệu quả.

Gừng

Theo Blodsky, loại thảo mộc này có thể có khả năng giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh viêm khớp. Các đặc tính chống viêm của gừng dường như giúp giảm đau và cải thiện chức năng khớp ở những người bị viêm khớp.

Tỏi

Tỏi chứa diallyl disulfide, một hợp chất chống viêm giúp làm hạn chế tác động gây viêm. Tỏi được cho là có khả năng giúp kháng viêm và thậm chí có thể giúp ngăn ngừa tổn thương sụn do viêm khớp.

ÁNH NHIÊN