ĐỨC TIN
VÀ VIỆC CẦU
NGUYỆN
Chủ
nhật - 01/08/2021- tinvui.org
Trên
tờ Record của giáo phận Perth (Australia ) có đăng lời tâm sự của một
nhà thần học sau gần 20 năm trong thiên chức linh mục, nay đã hoàn tục “Năm
1972 sau khi tốt nghiệp tiến sĩ thần học ở Roma, tôi đã nổi như cồn với tác phẩm
đầu tay “Tiếng Thở dài” Cuốn sách trình
bày những suy tư thần học về ý nghĩa của sự đau khổ trong kiếp nhân sinh này,
đã được bề trên, các linh mục và anh chị em giáo dân đón nhận nhiệt liệt.
Trên
tờ Record của giáo phận Perth (Australia ) có đăng lời tâm sự của một
nhà thần học sau gần 20 năm trong thiên chức linh mục, nay đã hoàn tục “Năm
1972 sau khi tốt nghiệp tiến sĩ thần học ở Roma, tôi đã nổi như cồn với tác phẩm
đầu tay “Tiếng Thở dài” Cuốn sách trình
bày những suy tư thần học về ý nghĩa của sự đau khổ trong kiếp nhân sinh này,
đã được bề trên, các linh mục và anh chị em giáo dân đón nhận nhiệt liệt. Có những
người viết thư cho tôi cho biết họ đã tìm lại được đức tin sau khi đọc cuốn
sách đó. Họ tìm lại được lòng trông cậy vào Chúa và khen nức nở các ý kiến của
tôi. Mỗi khi có chuyện không như ý, theo lời khuyên trong cuốn sách họ cầu nguyện
với Chúa “Lạy Chúa con biết chúa hằng yêu thương con. Con phó thác mọi sự trong
tay Chúa. Nhưng lạy Chúa, qua chuyện không vui này, Chúa muốn nói với con điều
gì? Thế nhưng thật khốn nạn thân tôi, trong khi khuyên người ta cầu nguyện tôi
càng ngày càng ít dành thời gian cho việc cầu nguyện. Tôi miệt mài trong các
thư viện, cố viết hay hơn nữa, nhiều hơn nữa. Tôi tưởng tôi đã gặp được Chúa
trong những suy tư thần học, cho nên tôi xao lãng đời sống cầu nguyện, tôi đã
không thực hành chính những điều tôi nói và viết hàng ngày trên bục giảng và
trong các tác phẩm của tôi. Có lẽ tôi đã cho rằng cầu nguyện chỉ là hình thức cấp
thấp dành cho những người bình dân. Siêu đẳng như tôi thì không cần. càng ngày
tôi càng ít có giờ cho giáo dân và càng ngày tôi càng bướng bỉnh với các đấng bề
trên. Chuyện gì đến cũng đã đến. Tôi không muốn sa vào những phân tích vụn vặt.
Điều tôi muốn nói với các bạn sau nhiều năm suy tư, sau những đêm dài không ngủ
và trong sự hối tiếc chân thành của tôi là sự thật đơn giản này = Những hiểu biết
sâu hơn về Thiên Chúa, nhiều hơn về Thiên Chúa không giúp giữ tôi trong lòng mến
của Ngài. Chính đời sống cầu nguyện đơn sơ mà mẹ tôi tập cho tôi từ ngày còn bé
mới giữ tôi lại trong tình yêu thương của
Thiên Chúa” (Nguồn Vietcatholic News – Đặng Tự Do 1/11/2012 – Lời cảnh báo đáng
suy tư: Tâm sự của một cựu linh mục ).
Có nhiều người sau khi đọc được những lời
khuyên trong sách mà tìm lại được đức tin, nhưng oái oăm thay chính tác giả lại
mất đức tin đến nỗi sau hai mươi năm thiên chức linh mục đã phải hoàn tục. Qua
tâm sự của vị…cựu linh mục này cho thấy giữa đức tin và cầu nguyện có mối liên hệ mật thiết với nhau. Cầu nguyện là
một thứ thực phẩm nuôi dưỡng đức tin. Ngược lại chính đức tin lại nâng đỡ đời sống
cầu nguyện. Chúa Giesu luôn khích lệ việc cầu nguyện đồng thời chính Ngài cũng
không ngừng cầu nguyện bởi đó chính là việc vâng theo Thánh ý Chúa Cha “ Đồ ăn
của Ta tức là làm theo ý chỉ của Đấng đã sai Ta và làm trọn công việc của Ngài”
( Ga 4, 34 ). Vị linh mục kia tưởng rằng việc cầu nguyện chỉ là hình thức…cấp
thấp dành cho hạng bình dân thất học mà đâu có hiểu được rằng đây chính là điều
làm nên căn tính của người có đạo bất kể giáo sĩ hay giáo dân. Tại sao? Bởi vì
mục đích của việc cầu nguyện là để trở về với Đấng đã tác tạo nên mình. Chỉ trong sự trở về ấy, con người mới
có thể nhận ra Tình yêu Thương của Thiên Chúa từ muôn thuở vốn vẫn dành cho
mình. Hiểu như thế thì bỏ đi việc cầu nguyện có khác nào ta đã chối từ Tình Yêu
của Thiên Chúa Đấng là Tình yêu (1Ga 4, 8)?
Suy tư, viết sách giảng dạy, những việc
ấy có thể là cần thiết nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin cũng như nhu cầu
hội nhập văn hóa hiện nay. Thế nhưng nó cũng rất chi nguy hại nếu những việc
làm ấy không phải là kết quả do việc cầu nguyện đem lại. Điều vị cựu linh mục
kia cho rằng “những hiểu biết sâu hơn về Thiên Chúa, nhiều hơn về Thiên Chúa
không giúp giữ tôi trong lòng mến của Ngài”. Thật ra hoàn toàn không phải vậy,
cái gọi là hiểu biết sâu hơn, nhiều hơn ấy thực chất đó chỉ là một thứ Thiên
Chúa khái niệm chứ không phải là Thiên Chúa của thực tại. Để có thể đạt đến
Thiên Chúa như thực tại Ngài Là thì duy nhất chỉ có một con đường đó là trở về.
I/- Cầu nguyện trong sự trở về
Về việc cầu nguyện, phải chăng có gì
đó trái ngược ? Một đàng Chúa dạy phải cầu nguyện luôn kẻo phải sa chước cám dỗ,
tâm linh thì sẵn sàng còn xác thịt thì yếu đuối” (Mt 26, 41) đàng khác lại nói
“ Khi các ngươi cầu nguyện đừng có lặp đi lặp lại vô ích như dân ngoại. Vì họ
tưởng rằng nói nhiều thì được dủ nghe. Vậy chớ bắt chước họ, vì Cha các ngươi
biết những điều các ngươi cần dùng trước khi các ngươi xin Ngài” (Mt 6, 7 -8).
Thực sự thì chẳng có gì trái ngược, sở
dĩ dân ngoại cứ cầu nguyện dài dòng cách
vô ích là bởi đấng thần linh mà họ vái van cầu khẩn ấy đều chỉ là gỗ đá vô tri,
sao có thể đáp ứng được những nhu cầu của
con người? Còn như Chúa dạy đừng bắt chước dân ngoại bởi Đấng mà chúng ta nguyện
cầu ấy là Đấng vốn vẫn ở trong ta mà ta nào có hay có biết? Mặc dù không biết
nhưng vẫn tin vào lời dạy của Đức Kito “Còn ngươi khi cầu nguyện hãy vào phòng
kín, đóng cửa lại rồi cầu nguyện Cha ngươi là Đấng thấy trong chỗ ẩn mật sẽ báo
đáp cho ngươi” (Mt 6, 6).
Bởi tin vào Đức Kito nên chúng ta cầu
nguyện với Đấng ở nơi mình tức Đấng thấy trong chỗ ẩn mật. Thấy trong chỗ ẩn mật
có nghĩa Thiên Chúa thấy rõ trong từng mỗi ý nghĩ, tư tưởng của con người. Khi vừa
thoạt khởi bất cứ một tư tưởng nào thì Thiên Chúa đã biết và như thế Ngài sẽ
báo đáp mỗi khi ta thành tâm cầu nguyện với Ngài. Trong hành vi cầu nguyện, có
một yếu tố vô cùng quan trọng đó là “Nguyện” và nguyện đây chính là nguyện trở
về với Đấng ở nơi mình. Chỉ trong ý hướng trở về như thế mà việc đọc kinh mới
thực sự đem lại ơn ích đúng như đức cố hồng y FX Nguyễn Văn Thuận đã nói “Chúa
dạy con đọc kinh để giúp con cầu nguyện, nhưng việc chính là gặp gỡ nói chuyện
giữa cha và con=Khi cầu nguyện đừng lo phải nói gì. Hãy vào phòng đóng cửa, cầu
nguyện với Cha của con cách kín đáo và Cha con thấy mọi sự sẽ nghe lời con.
Không cần hình thức, chỉ cần tâm tình phụ tử” (ĐHV 127).
Vào phòng đóng cửa tức đóng cửa giác
quan lại (thu thúc lục căn) đừng để nó mặc sức phóng túng ra bên ngoài nơi thế
giới ngoại vật. Với những ai có kinh nghiệm cầu nguyện đều biết sự chia lòng
chia trí trong khi đọc kinh nhất là việc lần chuỗi Mân Côi cứ lập đi lập lại
mãi một kinh Kính Mừng. Sự chia trí là không tránh khỏi bởi vì không ai trong
chúng ta lại không vương mang tội nguyên tổ là tội phân biệt (St 2,17). Chia
trí tức là phân tâm có nghĩa tâm ta đang trong trạng thái vô phân biệt lại
thành ra phân biệt. Nguyên tổ vì…ăn trái cấm là trái phân biệt nên đã bị đuổi ra khỏi Vườn Địa đàng để vào chốn thế gian đầy
rẫy khổ nạn. Câu chuyện cám dỗ nơi Vườn địa đàng là một biểu tượng minh triết của
Kinh Thánh có mục đích là để nói về sự trở về với bản tâm Vô Phân Biệt ở nơi mỗi
người.
Trở về với Bản Tâm đó phải là ý nghĩa
sâu xa của việc cầu nguyện. Thế nhưng để có thể thực hiện việc trở về ấy thì nhất
thiết cần phải tin vào mạc khải của Đức Kito về Đấng Cha nội tại.Có tin như thế mới có thể kiên tâm bền chí trong việc cầu
nguyện. Lý do cần kiên tâm là vì việc trở về ấy là trở về trong từng mỗi tư tưởng.
Đang khi tư tưởng chúng ta luôn hướng chiều
tìm cầu nơi ngoại vật là những thứ hư phù sanh diệt thì Thiên Chúa lại
kêu gọi phải trở về để nhận biết
thực tại “ Hãy kêu cầu Ta, Ta sẽ trả lời cho. Ta sẽ cho ngươi những việc
lớn và khó là những việc ngươi chưa từng biết” (Gr 33, 3).
Trở về là trở về trong từng mỗi tư tưởng,
do đó khi đọc kinh mà bị chia trí thì phải tỉnh thức ngay biết đó là cám dỗ và
trở về với lời kinh cũng tức là Lời Chúa. Để có thể luôn tỉnh thức trong cầu
nguyện như thế thì chẳng có cách nào khác là phải siêng năng đọc kinh. Vị cựu linh mục kia chỉ
vì đã coi thường việc đọc kinh lần hạt, cho đó là việc của đám bình dân ít học
thế nên đã lâm vào tình trạng nguy hiểm
mất đức tin và một khi đức tin đã mất thì làm sao
có thể ở lại trong Tình yêu Thiên
Chúa?
II/ Cầu nguyện với lòng
yêu mến
Truyền thống cầu nguyện bằng cách đọc
kinh đã có từ rất lâu trong Giáo Hội và chắc chắn đã và sẽ còn đem lại vô vàn
ơn ích. Thế nhưng qua tâm sự của vị linh mục nọ cho thấy có không ít người nhất
là giới trí thức đã bỏ đọc kinh vì cho rằng nó chỉ để dành cho hạng người …bình
dân ít học. Lý do khiến việc đọc kinh bị coi thường như thế là bởi người ta đã
không nhận ra tính chất cần thiết của việc
cầu thay nguyện giúp “Cũng một lẽ ấy Thánh Linh giúp đỡ sự yếu đuối của chúng ta. Vì chúng ta chẳng biết thế nào là cầu
nguyện cho xứng đáng nhưng chính Thánh Linh lấy sự than thở không thể nói ra được
mà cầu thay cho chúng ta” (Rm 8, 26).
Cần có sự cầu thay là bởi thực sự
chúng ta không biết Đấng mà mình cầu nguyện ấy là Đấng nào. Dù rằng không biết
nhưng vẫn cứ cầu bởi chúng ta còn có
lòng tin nơi lượng nhân từ vô lượng vô
biên của Thiên Chúa “Vì hễ ai xin thì được, ai tìm thì gặp, ai gõ thì sẽ mở cho. Trong các ngươi
có ai làm cha mà con xin bánh lại cho đá chăng ? Hoặc xin cá lại cho rắn thay
vì cá chăng? Hoặc xin trứng lại cho bò cạp chăng? vậy nếu các ngươi vốn là xấu
còn biết cho con cái mình quà tốt thay, huống chi Thiên Phụ các ngươi lại chẳng
ban Thánh Linh cho kẻ xin Ngài ư?” (Lc 11. 10 -13).
Còn có lòng tin thì còn cầu, dẫu vậy
lòng tin ấy có thể sẽ mất nếu lời cầu không được đáp ứng. Có đứa con bệnh nặng,
cầu khẩn hết nhà thờ nọ, đền Thánh kia nhưng rồi vẫn chết, thế là oán Chúa,
trách Mẹ sao không nhậm lời. Có trường họp còn đập bỏ cả tượng ảnh vứt ra ngoài
vườn!!! Cầu khẩn van xin không được rồi mất lòng tin thì lòng tin ấy có thể nói
hoàn toàn không phải đức tin. Tại sao thế? Bởi vì lòng tin trong Đạo Chúa là một
thứ nhân đức có nghĩa nó phải quy hướng về Đấng
vô sở bất tại, vượt cả không gian
lẫn thời gian. Với Đấng siêu việt không, thời gian như thế chúng ta chỉ có thể
cầu nguyện với Ngài bằng cách quy hướng vào nơi nội tâm mình mà cầu.
Giáo Hội vẫn truyền dạy ba nhân đức
Tin Cậy Mến là những nhân đức đối thần, nhưng “Thần” ở đây không phải đấng thần
linh ngoại tại nào đó nhưng là Đấng Ẩn Giấu ở nơi ta. Đấng Ẩn Giấu ấy như Thánh
Gioan nói là chính Bản Thể Tình yêu (Deus Caritas Est) ở nơi mỗi một người
trong chúng ta, bậc Thánh không tăng, kẻ phàm không giảm dù chỉ một hào li. Với
Đấng Thiên Chúa là Bản Thể Tình Yêu như thế thì việc cầu nguyện đương nhiên
không thể chỉ có hình thức bề ngoài nhưng cần xuất phát ở nơi tâm khảm mình và
đây cũng là điều mà Thánh Phaolo nói = Thánh Linh lấy sự than thở không thể nói
ra được mà cầu thay cho chúng ta. Nói Thánh Linh cầu thay, như vậy không có
nghĩa chúng ta…khỏi phải cầu. Trái lại để Thánh Linh có thể cầu thay thì nhất
thiết mỗi người cần phải nỗ lực và kiên trì trong việc cầu nguyện. Nỗ lực tức
phải cố gắng hết sức mình trong việc phụng
sự Thiên Chúa = Tham dự Thánh Lễ hàng ngày, chầu viếng Thánh Thể, đi Đàng Thánh
Giá, lần chuỗi Mân Côi càng nhiều càng tốt. Còn kiên trì tức là khi thuận lợi mạnh
khỏe cũng cầu nguyện mà lúc không được
ơn này ơn kia bị ốm đau bệnh hoạn, nghèo
đói mất công ăn việc làm cũng vẫn cứ cầu
. Cầu nguyện trong nỗ lực và kiên trì như thế đó chính là thực thi giới răn cao
trọng bậc nhất của Đạo Chúa “Ngươi hãy hết lòng hết linh hồn hết ý chí mà
thương yêu Chúa là ĐCT ngươi. Ấy là giới răn lớn hơn và đầu nhất” (Mt 22, 37).
Yêu mến Thiên Chúa hết linh hồn hết ý
chí…. quả là điều vô cùng khó khăn đối với bản tính hướng ngoại tìm cầu của con
người. Thế nhưng điều chúng ta không thể làm được thì đối với Thiên Chúa lại được,
miễn là chúng ta có lòng cậy trông ở nơi Ngài “Lạy Chúa Ngài tốt lành với những
ai cậy trông và tìm kiếm Ngài” (Ac 3, 25)./.
Phùng Văn
Hóa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét