Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015
Kinh nghiệm kiểm soát trẻ truy cập web sex
Kinh nghiệm kiểm soát trẻ truy cập web sex
(Thứ
ba, 19/5/2015 – VnExpress.net)
Trẻ đến tuổi dậy thì có nhu cầu tò mò về giới tính. Khi không được người lớn chỉ bảo, các em có xu hướng tự tìm kiếm nên dễ sa đà vào các trang web "đen". Ảnh minh họa: Sling.
Một lần tình cờ ngồi vào máy vi tính
con trai vừa dùng, anh Phú tá hỏa khi phát hiện đường link "phim
18+". Ông bố rất tức giận nhưng vẫn giữ thái độ bình thản chờ con ăn cơm
xong rồi gọi vào phòng riêng nói chuyện.
"Bố
vừa phát hiện ra một bí mật về con", câu nói của người cha khiến cậu quý
tử 14 tuổi tái xanh mặt. "Con của bố giờ đã lớn. Bố biết rồi cũng đến lúc
con cần hiểu về những bí mật liên quan đến chuyện giới tính. Bây giờ bố con
mình nói chuyện với nhau như 2 người đàn ông trưởng thành nhé. Bố hứa không kể
cho ai đâu", sau lời gợi mở của anh Phú, cậu con trai mới hoàn hồn hiểu ra
"bí mật" bố đang đề cập đến là gì.
Hôm ấy,
hai bố con dành hơn một tiếng đồng hồ để chia sẻ thẳng thắn mọi vấn đề trong
cuộc sống. Anh Phú kể cho con trai nghe về thời tuổi trẻ với những rung động
đầu đời, những tò mò về giới tính và cách quản lý bản thân như thế nào để không
xao nhãng việc học tập. Qua đó, người cha khuyến khích con nói ra những tâm tư
tình cảm, suy nghĩ, tâm sự thầm kín xoay quanh chủ đề về tình cảm với bạn khác
phái và "bí mật" về web sex kia.
Sau khi
nghe quý tử giãi bày, ông bố đặt mình vào vị trí một người bạn và nói cho con
hiểu rằng sex và tò mò về giới tính là một nhu cầu rất bình thường của con
người, nhất là ở tuổi như con. "Thế nhưng nếu con xem nhiều quá sẽ ảnh
hưởng đến sức khỏe, suy nghĩ, tinh thần, kết quả học tập và nhiều hệ lụy khác.
Hơn nữa, tình tiết trong phim không giống ngoài đời thật dễ khiến con suy nghĩ
lệch lạc về tình yêu...".
Từ sau tối
hôm đó, hai bố con trở nên thân thiết hơn. Vợ chồng anh Phú còn mua sách giáo dục giới tính cho con đọc. Mỗi buổi
chiều đi làm về, anh rủ con đi chơi thể thao và tranh thủ trò chuyện nhiều hơn.
"Tôi không yêu cầu con từ bỏ hẳn thói quen xấu ấy nhưng quan trọng là để
cháu hiểu và sống có trách nhiệm hơn. Tôi tin khi gia tăng những hoạt động lành
mạnh, cháu sẽ có thái độ sống tích cực hơn, tránh để 'nhàn cư vi bất
thiện'", anh Phú, nhân viên tư vấn luật tại TP HCM chia sẻ.
Có con ở
tuổi dậy thì, vì lo sợ "công chúa" tò mò vào web xấu, chị Hòa đã cài vào máy tính
mềm Kids Place - Parental Control giúp quản lý thời lượng sử dụng và lọc
từ tìm kiếm. Chị cho biết, mỗi ngày chỉ con cho 45 phút để tìm tài liệu làm bài
và chơi game, sau đó máy sẽ tự động "Chào tạm biệt" rồi tắt.
"Khi
ứng dụng này được kích hoạt sẽ tạo ra một màn hình riêng dành cho trẻ với
những nội dung đã được kiểm duyệt. Như thế sẽ tránh được nguy cơ bé tiếp cận
với những nội dung không lành mạnh. Ứng dụng cũng gửi báo cáo chi tiết vào tài
khoản của mình thông qua website đăng ký", bà mẹ trẻ chia sẻ.
Theo một
nghiên cứu trên thế giới, cứ 100 website có 12 trang chứa nội dung khiêu dâm.
Số lượng trẻ vị thành niên truy cập vào các trang này rất nhiều và ngày càng
gia tăng, độ tuổi ngày càng trẻ hóa, thậm chí có em mới 9 tuổi, nam giới
chiếm tỷ lệ cao hơn.
Mark B.
Kastleman, tác giả cuốn "Ma túy của thiên niên kỷ mới", cho rằng,
người nghiện nội dung sex dường như không thể cai được. Hễ có cơ hội, họ lại
xem ngày càng nhiều và cực đoan hơn để đạt được khoái cảm. Khi phim ảnh không
đáp ứng đủ, "con nghiện" có xu hướng thực hiện những hành vi bắt
chước những gì đã xem.
Thạc sĩ
tâm lý Nguyễn Thị Ngọc Nhung, Tổng đài 19006233, Viện Tâm lý và Giáo dục Pháp
luật nhìn nhận, trẻ ở độ tuổi dậy thì có
nhiều thay đổi tâm sinh lý nên tò mò giới tính như thế là hoàn toàn bình
thường. Tuy nhiên, khi lạm dụng thói quen trên với tần suất cao sẽ bị ám ảnh
sex dẫn đến quan hệ tình dục bừa bãi hay thủ dâm tiềm ẩn nhiều mối nguy hại về
tinh thần và sức khỏe.
"Vì
phần đại não luôn ở trong trạng thái hưng phấn, làm mất sự tập trung và giảm
trí nhớ. Theo đó, chất lượng cuộc sống, kết quả học hành sẽ giảm.
Thói quen này còn gây hại cho sức khỏe sinh sản về sau", bà khuyến cáo.
Mặt khác,
bà cho rằng để xảy ra tình trạng như thế, một phần lỗi nằm ở người lớn vì mải
mê kiếm sống và vô tình quên mất con em mình đang cần được quan tâm. Phần lớn
người Việt xem sex là vấn đề nhạy cảm nên ngại đề cập, tỏ thái độ giận dữ, quát
mắng khi con hỏi về tình dục hoặc trả lời cho qua chuyện vì không đủ kiến thức.
Đây chính là lý do khiến cho phần lớn con trẻ không muốn chia sẻ với bố mẹ nên
tự tìm hiểu qua các kênh thông tin "trôi nổi".
Bà Nhung
cho rằng, thay vì cấm con xem phim sex, cha mẹ nên chủ động trang bị cho trẻ
những kiến thức liên quan đến tình dục để tự bảo vệ mình. Cần nhắc nhở rằng bất
cứ ai rủ con làm "chuyện ấy" đều là người xấu, nên tránh xa. Như thế
sẽ tránh cho bé có thể bị xâm hại tình dục vì bản tính tò mò muốn “thử”.
Ở góc độ
khác, thạc sĩ Giáo dục Phạm Phúc Thịnh khuyên, khi trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ có kết nối Internet,
nguyên tắc đầu tiên là phải thường xuyên giám sát các ứng dụng cũng như thời
gian truy cập.
Có thể cài
đặt những phần mềm lọc nhằm mục đích ngăn chặn không cho bé vào những trang web
đen hoặc chơi những game có yêu tố sex. Một phần mềm quản lý thông dụng là
Salfed Child, có thể đáp ứng được các yêu cầu như định giờ sử dụng máy, giờ
truy cập mạng, chặn các trò chơi, trang web "đen" dựa trên từ khóa
như sex, porn…
Theo ông,
không nên cho trẻ dưới 15 tuổi sở hữu thiết bị thông minh. Các em chỉ có thể
dùng máy tính đặt ở phòng sinh hoạt chung, không để trong phòng riêng. Trong
trường hợp cho con sử dụng thiết bị công nghệ, thỉnh thoảng cha mẹ nên kiểm tra
các nội dung chứa trong đó (audio, video, hình ảnh). Ngoài giờ học nên cho trẻ tham
gia vào các hoạt động thể chất, hạn chế thời gian ngồi bên máy tính. Từ đó giúp
các em giải phóng nguồn năng lực thừa trong cơ thể, giảm thời gian suy nghĩ
những chuyện không lành mạnh.
Thi Trân
Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015
10 loại rau củ phổ biến có tác dụng ngừa ung thư
10 loại rau củ phổ biến có tác dụng ngừa ung thư
(Thứ
hai, 18/5/2015 – VnExpress.net)
Hành tây, tỏi cô đơn, khoai lang,
ớt, trà, rau đắng... được chứng minh giúp phòng chống ung thư.
Bác sĩ
Huỳnh Tấn Vũ (Khoa Y học cổ truyền, ĐH Y Dược TP HCM) khuyến cáo, một trong
những yếu tố dẫn đến bệnh ung thư là do ăn uống. Theo Tổ chức Y tế thế
giới, 30% người mắc bệnh ung thư được cho rằng có liên quan đến thói
quen ăn uống không lành mạnh.
Nhiều bằng
chứng cho thấy việc hấp thụ thường xuyên thực phẩm chứa nhiều mỡ, sữa nguyên
bơ, thịt hun khói hay ướp muối có thể dẫn đến ung thư, đặc biệt ung thư đại
tràng và trực tràng. Ngược lại, các loại rau xanh, củ, quả tươi chứa nhiều hoạt
chất chống ôxy hóa, vitamin, chất xơ góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh.
Theo các
chuyên gia, ăn uống hợp lý có thể làm giảm 35% ca tử vong do ung thư. "Một chế độ ăn uống lành mạnh không
phải nạp ít hay nhiều một loại thức ăn mà cơ bản là duy trì chế độ ăn
uống hợp lý có đầy đủ các loại thực
phẩm cơ bản như gạo, thịt, rau và trái cây", bác sĩ Tấn Vũ lưu ý. Ông
gợi ý một số loại trái cây, rau củ phổ biến ở Việt Nam được chứng minh tốt cho
sức khỏe, có khả năng phòng ngừa bệnh tật, đặc biệt là ung thư, các gia đình
nên bổ sung thêm vào khẩu phần ăn như:
1. Hành tây
Hành tây
được chứng minh có tác dụng phòng ngừa ung thư dạ dày. Ảnh: Health.
|
Hành tây
chứa vescalin (C27H20O8) là hoạt chất tự nhiên chống ung thư. Nghiên
cứu cho thấy những người thường xuyên ăn loại củ này, tỷ
lệ bị ung thư dạ dày thấp hơn 25% so với nhóm ăn ít hoặc hoàn
toàn không ăn. Riêng những trường hợp đã bị ung thư dạ dày
mà áp dụng chế độ ăn bổ sung thêm hành tây thì tỷ lệ
tử vong thấp hơn 30% so với nhóm còn lại.
2. cô đơn
Tỏi cô
đơn trước và sau khi lên men thành tỏi đen. Ảnh: Leo's black garlic.
|
Các nhà
khoa học thuộc Viện Ung thư Quốc gia Mỹ chứng minh tỏi có thể làm giảm nguy cơ
ung thư tuyến tiền liệt và các ung thư khác như đại tràng, dạ dày, vú. Những
người ăn mỗi ngày một tép tỏi, nguy cơ ung thư sẽ giảm một nửa so với người
không ăn.
Bác sĩ
Tấn Vũ cho biết, ở miền Trung Việt Nam có loại tỏi hiếm là tỏi
cô đơn (còn gọi là tỏi một nhánh) ở Lý Sơn, Phan Rang, được Đông y
xếp loại là thảo dược quý vì chứa nhiều hoạt chất giúp phòng và chữa bệnh.
Loại củ này có mùi hăng nồng không phải ai cũng ăn được. Các nhà khoa học
đã nghiên cứu cách khử mùi mà vẫn giữ lại những dược chất tốt bằng phương
pháp lên men tự nhiên trong 60 ngày để tạo ra tỏi đen có vị ngọt và dẻo giống
trái cây sấy khô.
Quá trình
lên men không làm mất các hoạt chất có lợi mà còn tăng sinh các chất này
với hàm lượng cao gấp từ 10 lần so với tỏi tươi. Ăn từ một đến hai củ tỏi đen
hàng ngày rất tốt cho người bị huyết áp cao, mỡ máu, suy giảm chức năng gan,
mất ngủ kinh niên.
3. Măng tây
Măng tây
có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng và bổ dưỡng. Ảnh: phunukieuviet.
|
Loại măng
này có hàm lượng vitamin, rutin cao, có tác dụng nhất định với các bệnh ung thư
da, ung thư bàng quang… Măng tây có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon
miệng, bổ dưỡng mà có lợi cho sức khỏe.
4. Ớt
Chất
capsaicin trong ớt giúp tăng cường sức khỏe tim mạch bằng cách cải thiện khả
năng hòa tan máu đông, chống viêm nhiễm. Chất này
còn làm chậm sự phát triển, thậm chí giết chết
tế bào ung thư mà không gây tổn hại đến
các tế bào xung quanh.
5. Trà
Trà chứa
phenylpolyphenol có tác dụng chống ung thư. Uống
nước trà có thể phòng chống một số bệnh như ung thư gan, dạ dày. Nghiên
cứu cho thấy, phụ nữ uống trà xanh hàng ngày giảm 60% khả năng bị ung thư buồng
trứng. Hầu hết các loại trà đều tốt, song trà xanh có tác dụng chống
ung thư mạnh nhất.
6. Rau đắng
Các chất
chống oxy hóa trong rau đắng giúp loại bỏ các gốc tự do là sản phẩm phụ nguy
hiểm của quá trình trao đổi chất làm cho tế bào chết hoặc đột biến thành ung
thư. Bổ sung rau này vào chế độ ăn hàng tuần giúp duy trì chất lượng cuộc
sống và tăng cường quá trình trao đổi chất. Chất chống oxy hóa cũng giúp
ngăn ngừa một số loại ung thư. Nghiên cứu đang tiếp tục chứng minh các thành
phần trong rau đắng có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm sự lây lan của bệnh này.
Lưu ý:
Việc bổ sung liên tục bất kỳ loại thảo dược nào trong thời gian dài đều không
được khuyến khích và rau đắng cũng không ngoại lệ. Chỉ nên bổ sung khi cần giảm
bớt triệu chứng hoặc bệnh, không nên ăn thường xuyên trong hơn 12 tuần.
Riêng bệnh nhân hen suyễn, nhiễm trùng
đường tiết niệu, giảm nhịp tim hoặc tăng đường huyết không nên dùng rau này.
7.
Cà rốt
Cà rốt
chứa caroten, protid, lipid, glucid, nước, cenluloz, các muối khoáng và
vitamin C, D, E, B1, B2. Nước ép của cà rốt bôi ngoài da chữa một số bệnh
như mụn nhọt, nấm, chàm, bỏng, vết thương lỏ loét, bổ trợ điều trị ung thư
vú, ung thư biểu mô. Cà rốt và các loại rau màu xanh, vàng cũng có tác dụng phòng ngừa ung thư. Theo
nghiên cứu, củ cà rốt sống chứa một lượng lớn các chất có khả năng chống lại
bệnh ung thư đại tràng, trực tràng, vú.
8. Nấm
Các nhà
khoa học Mỹ và Nhật đã phát hiện rất nhiều loại nấm như nấm hương, nấm đông,
nấm rơm, mộc nhĩ đen, mộc nhĩ trắng, nấm búp có chứa hoạt chất chống ung thư.
Chẳng hạn như chất pholysaccharide trong nấm đông cô, pholysaccharide trong mộc
nhĩ trắng và mộc nhĩ đen cũng là chất chống ung thư khá hiệu quả.
9. Khoai lang
Loại củ
này chứa chất chống ôxy hóa beta carotene, vitamin, chất khoáng và xơ giúp
phòng bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư. Ăn khoai lang mỗi ngày giúp giảm
22% nguy cơ nhồi máu cơ tim ở nữ giới, giảm từ 40 đến 70% nguy cơ đột
quỵ.
10. Cà chua
Cà chua có
lycopene và beta caroten (vitamin A tự nhiên) có tác dụng chống ôxy hóa tế
bào, nhờ đó giúp phòng chống ung thư vú, dạ dày và ung thư đường tiêu hóa.
Để ngừa các bệnh ung thư, đặc biệt là tuyến tiền liệt, nên ăn nguyên
trái cà chua chưa chế biến.
Thi Ngoan
Triều Thiên Hoa Hồng
Triều Thiên Hoa Hồng
(Sun,
24/05/2015 - Trầm
Thiên Thu-Thanhlinh.net)
PHI LỘ –
Tháng Năm là Tháng Hoa Đức Mẹ – Mẹ Muôn Hoa. Ngày sẽ hết, tháng sẽ qua, năm
cũng sẽ chấm dứt, và rồi đời người cũng kết thúc. Cuối Tháng Hoa này cũng là
cuối tháng Năm của thời gian, nhưng Tháng Hoa tâm linh không chấm dứt, và mỗi
giây phút của cuộc sống Kitô hữu vẫn mãi là Mùa Hoa bất tử dâng kính Mẹ Muôn Hoa.
Đó là hãy siêng năng lần Chuỗi Mai Côi dâng kính Đức Mẹ: mỗi Kinh Kính Mừng là
một Đóa Hoa Hồng, một Chuỗi Mai Côi là một Triều Thiên Hoa Hồng.
Trong
vương quốc của con người, triều thiên (vương miện) được làm bằng km loại quý,
là biểu tượng của uy quyền và thế lực. Trong Vương quốc của Thiên Chúa, triều
thiên hoàn toàn khác. Triều thiên Nước Trời làm bằng cây và cành nho sống động
mà Thiên Chúa chọn để bày tỏ quyền lực đích thực có cội rễ trên thế gian. Nói
cách khác, đó là sự khiêm nhường – có từ nguyên từ La ngữ là “humus”, nghĩa là “từ trái đất”.
Triều
thiên đầu tiên trong các triều thiên vĩ đại nhất được biểu hiện vào ngày Thứ
Sáu Tuần Thánh với sự chịu nhục nhã của Chúa Giêsu. Triều thiên thứ nhì được Mẹ
Thiên Chúa biểu hiện, Thiên Chúa đã sai Đức Mẹ đến cho chúng ta biết cách thức
bí mật và uy tín đến với Chúa Con. Cách này liên quan triều thiên sống động –
triều thiên được làm bằng loại hoa hoàn hảo, nhắc chúng ta nhớ tới nghịch lý
của Kitô giáo (paradox of Christianity) – qua quá trình có cội rễ trên trái đất
– tức là lòng khiêm nhường (humility), và được liên kết với nỗi đau khổ của Đức
Kitô, để sinh hoa kết quả. Loại hoa này là Hoa Hồng – nữ vương của các loài hoa
– có những cánh hoa chỉ được nuôi dưỡng bằng thân cây có nhiều gai nhọn.
Như hoa
hồng là nữ chúa của các loài hoa, Kinh Mai Côi (Mân Côi, Rosary nghĩa là Vòng
Hoa Hồng) cũng là kinh của các lòng sùng kính. Đó là kinh nguyện đơn sơ và
khiêm nhường, và như lịch sử cho chúng ta biết, Kinh Mai Côi là một trong các
kinh nguyện mạnh mẽ nhất mà Giáo Hội sử dụng trong cuộc chiến tâm linh. Kinh
Mai Côi có sức mạnh tạo thành các vị thánh lớn và là sức mạnh chiến thắng kẻ
thù của Giáo Hội. Kinh Mai Côi là kho báu, ngoài Phụng Vụ và các Bí Tích. Đó là
kinh nguyện của Trời được dành riêng cho Giáo Hội khi gian nan, nguy khốn.
Thiên Chúa cần Kinh Mai Côi, và chính Đức Mẹ cũng đã khuyên chúng ta phải cầu
nguyện bằng Kinh Mai Côi để thế giới khả dĩ bình an, khi Đức Mẹ hiện ra với ba
trẻ tại Fatima năm 1917. Đó là năm của cuộc Cách Mạng Tâm Linh, vì Đức Mẹ đã tỏ
mình là “Đức Mẹ Mai Côi”.
Tại sao
lại quan trọng? Đơn giản thôi, vì Kinh Mai Côi là lòng sùng kính hoàn hảo gồm
ba kinh nguyện quan trọng nhất – Kinh Lạy Cha (chính Chúa Giêsu dạy), Kinh Kính
Mừng (một nửa là lời Sứ thần Gáp-ri-en, một nửa là lời cầu của cả Giáo Hội), và
Kinh Sáng Danh (cơ binh Thiên Thần hát mừng Thiên Chúa, sách Khải Huyền cho
biết). Linh hồn chúng ta được dành cho Thiên Chúa và phải chiến đấu với ma quỷ.
Vì thế, Kinh Mai Côi được Thiên Chúa trao cho chúng ta qua mặc khải của Ngài về
Mầu Nhiệm Cứu Độ, như Kinh Thánh đã cho biết, và được Giáo Hội chuyển giao. Qua
Kinh Mai Côi, chúng ta sống Mầu Nhiệm Cứu Độ của Đức Kitô, liên kết với Đức Mẹ
và hiệp nhất với Giáo Hội. Miệng tụng, tay lần, chúng ta cùng nhau “đếm” hồng
ân Thiên Chúa dành cho chúng ta. Tóm lại, chúng ta liên kết trọn vẹn các thành
phần của một Kitô hữu: thân thể, trí óc và linh hồn. Thánh GH Gioan Phaolô II
nhấn mạnh rằng Kinh Mai Côi là đường dẫn vào miền chiêm niệm sâu sắc: “Lý do
quan trọng nhất để khuyến khích đọc Kinh Mai Côi vì Kinh Mai Côi là phương tiện
hữu hiệu để các tín hữu chiêm niệm Mầu nhiệm Kitô giáo mà tôi đã đề xuất trong
Tông thư Novo Millennio Ineunte (Khởi Đầu Thiên Niên Kỷ Mới) là
cách tập luyện nên thánh: Điều cần trong đời sống Kitô hữu được phân biệt trong
Nghệ thuật Cầu nguyện” (Tông thư Rosarium Virginis Mariae, số 5,
ban hành ngày 16-10-2002).
Có những
động lực thúc giục chúng ta cầu nguyện bằng Kinh Mai Côi, vì Kinh Mai Côi có
sức mạnh vô hạn. Tại sao? Mỗi khi lần Chuổi Mai Côi, ít nhất 50 lần chúng ta
lặp đi lặp lại mầu nhiệm đặc biệt nhất trong lịch sử: Con Thiên Chúa hóa thành
nhục thể, Thiên-Chúa-làm-người.
Điều chúng
ta cần làm là xem lại lịch sử Giáo Hội và xem vai trò của Kinh Mai Côi quan
trọng thế nào trong việc thay đổi lịch sử thế giới. Bắt đầu từ thế kỷ XIII,
Thánh Đa-minh được trao Chuỗi Mai Côi để làm phương tiện chống lại tà thuyết
An-bi (*). Thánh Đa-minh cầu nguyện và rao giảng Kinh Mai Côi, Đức Mẹ đã làm
cho quân đội An-bi đã thất bại. Thánh Louis de Montfort giải thích: “Kinh
Mai Côi là ngọn giáo bằng lửa, được nối kết với Lời Chúa, tạo nên sức mạnh có
thể hoán cải những tâm hồn chai lì… Đây là bí mật mà Đức Mẹ đã dạy Thánh
Đa-minh và Chân phước Alan để có thể hoán cải những người theo tà thuyết và các
tội nhân” (Thánh Louis Marie-Grignion De Montfort, “Bí Mật Kinh Mân
Côi”, đoạn 51).
Khi Hồi
giáo đã lan tràn hầu như khắp Âu châu và họ nhắm vào Rôma, ĐGH Piô V kêu gọi
Hoàng đế lần Chuỗi Mai Côi xin chiến thắng hải quân của Hồi giáo đang tiến vào
Ý quốc. Tại chiến trận Lepanto nam 1571, quân đội Công giáo đã chiến thắng quân
Hồi giáo, nhờ sự can thiệp siêu nhiên là Kinh Mai Côi, Đức Mẹ đã cứu Âu châu
thoát hiểm họa là tà thuyết An-bi. And she did. Chiến thắng này hiển nhiên,
ngày này trở thành ngày. ĐGH Clement XI ghi nhớ chiến thắng này nên thiết lập
lễ “Đức Mẹ Chiến Thắng” vào ngày
7-10-1716, về sau được đổi tên là lễ “Đức
Mẹ Mân Côi”.
Không lâu
sau đó, tại Fatima năm 1917, Đức Mẹ đã xác nhận là “Đức Mẹ Mân Côi” và công khai kêu gọi chúng ta đọc Kinh Mai Côi để
cầu nguyện cho hòa bình. Thật kỳ lạ, ngày 6-8-1945, tại Hiroshima (Nhật Bản),
tám khối nhà cao lớn đã tan thành bình địa vì bom nguyên tử nhưng có 8 tu sĩ
Dòng Tên sống sót. Được hỏi tại sao không bị nhiễm chất phóng xạ mà còn sống,
tu sĩ Hubert Schiffer cho biết: “Chúng tôi tin mình còn sống vì chúng tôi
sống theo mệnh lệnh Fatima. Chúng tôi sống và hằng ngày lần Chuỗi Mai Côi”.
Chuỗi Mai
Côi có sức mạnh như Đức Mẹ đã nói, có sức nối kết chúng ta với Mầu Nhiệm Cứu Độ
và Sức Mạnh của Đức Kitô – Đấng là Con Đường, là Sự Thật và là Sự Sống (Ga
14:6). Vì thế, ma quỷ RẤT GHÉT và RẤT SỢ Kinh Mai Côi. Nó luôn tìm mọi cách
ngăn cản chúng ta đọc Kinh Mai Côi, nhất là trong các gia đình.
Kinh Mai
Côi là bản tóm lược của Kinh Thánh. Tôi xin đề nghị các gia đình mấy điều: (1)
Nếu quá bận rộn và khó cùng nhau đọc Kinh Mai Côi chung trong vòng 20 phút, hãy
cùng nhau đọc “hai chục” vào buổi
sáng và đọc “ba chục” vào buổi tối
(sau khi ăn tối hoặc trước khi đi ngủ), (2) Theo kinh nghiệm cá nhân tôi, không
có gì làm cho con cái bình an và chuẩn bị đi ngủ tốt hơn là đọc Kinh Mai Côi,
(3) Điều quan trọng là hãy cố gắng suy niệm khi lần chuỗi, đừng đọc như vẹt
hoặc đọc cho xong lần, (4) Hãy để một thành viên gia đình đọc một đoạn Kinh
Thánh trước mỗi chục kinh, chúng ta cần Kinh Thánh giúp suy niệm.
Hãy cố
gắng duy trì việc đọc Kinh Mai Côi chung trong gia đình. Hãy nghĩ rằng chúng ta
được nhiều ân sủng cho linh hồn mình và cho các thành viên gia đình. Rất chí lý
khi Giáo Hội dạy chúng ta cầu nguyện: “Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu
cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử”. Phải chăng vì “thuộc lòng” nên chúng ta chỉ như máy
móc, không nhận thấy ý nghĩa và cần thiết? Đức Mẹ không bao giờ quên những gì
chúng ta làm vì yêu mến Mẹ, dù chỉ là điều nhỏ. Món quà thật tuyệt vời chúng ta
dành cho nhau: Kinh Mai Côi!
Để tạm
kết, tôi xin nhắc lại lời của nữ tu Lucia dos Santos – người lớn nhất trong ba
trẻ được thấy Đức Mẹ tại Fatima, nhắc chúng ta nhờ rằng Kinh Mai Côi là vũ khí
đơn giản mà hiệu quả trong việc chiến đấu với ma quỷ và mọi thử thách, ngay cả
mối đe dọa của cái gọi là IS (Nhà nước Hồi giáo), như một loại thế chiến mới,
mối đe dọa này nhằm làm suy sụp nền kinh tế toàn cầu, nhắm vào các thai nhi và
gia đình.
Nữ tu
Lucia nói: “Trong thời cuối cùng này, thời ctad9ang sống, Đức Mẹ đã chỉ cho
cách hiệu quả là đọc Kinh Mai Côi khi gặp bất cứ khó khăn gì, dù đời thường
hoặc tâm linh, dù riêng hay chung,… Tất cả đều có thể giải quyết bằng Kinh Mai
Côi. Không có khó khăn nào mà chúng ta không thể giải quyết bằng Kinh Mai Côi”
(Lm Augustín Fuentes phỏng vấn nữ tu Lucia dos Santos, 26-12-1957).
TS
PETER HOWARD
(Giáo sư Thần Học tại Học Viện Đào Tạo Tâm Linh Avila)
TRẦM
THIÊN THU
(Chuyển ngữ từ SpiritualDirection.com)
(*)
Albigensianism: Phong trào Kitô giáo được coi là hậu duệ thời trung cổ của Mani
giáo (Manichaeism) ở miền Nam nước Pháp hồi thế kỷ XII và XIII, có đặc tính của
thuyết nhị nguyên (đồng hiện hữu hai quy luật đối nghịch là Thiện và Ác).
Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015
Tam Vị Nhất Thể
Tam Vị Nhất Thể
(Lễ Chúa Ba Ngôi, năm B)
(Sun,
24/05/2015 - Trầm
Thiên Thu –thanhlinh.net)
Tam Vị
Nhất Thể là Một Chúa Ba Ngôi, là Thiên Chúa “ba trong một”. Trinity (Tam Vị
Nhất Thể) có từ gốc Latin là “trinitas”
– nghĩa là “ba” (triad), tiếng Hy Lạp
tương đương là “triados”. Mầu
nhiệm Một Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm trung tâm của niềm tin Kitô giáo.
Tín điều
Chúa Ba Ngôi được xác định trong hai giai đoạn: Tại Công đồng Nicê I (năm 325
sau công nguyên) và tại Công đồng Constantinope I (năm 381 sau công nguyên).
Từ khi
sinh ra, trẻ em Công giáo được cha mẹ dạy bài học đầu tiên là làm Dấu Thánh
Giá: “Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần”. Chúng ta được đóng dấu ấn
thánh này khi lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy, và ấn tín này ghi đậm suốt cuộc đời
chúng ta.
Hằng ngày,
chúng ta làm Dấu Thánh Giá rất nhiều lần: khi đi ngủ, khi thức dậy, khi tham dự
Thánh lễ, khi cầu nguyện, khi ăn uống, khi ra đường,… Chúng ta dùng Dấu Thánh
Giá để ca tụng và kêu xin Thiên Chúa mọi nơi và mọi lúc. Năm 211, trong cuốn
The Chaplet (chuỗi hạt, tràng hạt), thần học gia Công giáo Tertullian nói về
việc làm Dấu Thánh Giá như nhiệm vụ hằng ngày: “Trước khi di chuyển, đi xa
hoặc đi đâu đó, khi mặc quần áo, khi tắm, khi ngồi vào bàn ăn, khi thắp đèn,
hoặc khi làm bất kỳ hành động nào trong cuộc sống đời thường, chúng ta vẫn vẽ
Dấu Thánh Giá trên trán”.
Làm Dấu
Thánh Giá không chỉ xin Ngài thánh hóa chúng ta và những gì chúng ta làm, mà
đặc biệt là tôn vinh và tuyên xưng Một Chúa Ba Ngôi. Trong các giờ Phụng Vụ,
chúng ta cũng nhiều lần xưng tụng Thiên Chúa Ba Ngôi: “Sáng danh Đức Chúa
Cha và Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần…”.
Chính
Thiên Chúa đã xác định: “Ta là An-pha và Ô-mê-ga, là Đấng hiện có, đã có và
đang đến, là Đấng Toàn Năng” (Kh 1:8). Ngài là Đầu và Cuối, là Khởi Nguyên
và Tận Cùng (Kh 1:17; Kh 2:8; Kh 22:13). Ngài tuyên ngôn rạch ròi: “Ngươi
KHÔNG ĐƯỢC có thần nào khác đối nghịch với Ta. Ngươi KHÔNG ĐƯỢC tạc tượng, vẽ
hình bất cứ vật gì ở trên trời cao, cũng như dưới đất thấp, hoặc ở trong nước
phía dưới mặt đất, để mà thờ. Ngươi KHÔNG ĐƯỢC phủ phục trước những thứ đó mà
phụng thờ: vì Ta, Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, là một vị thần ghen tương.
Đối với những kẻ ghét Ta, Ta phạt con cháu đến ba bốn đời vì tội lỗi của cha
ông. Còn với những ai yêu mến Ta và giữ các mệnh lệnh của Ta, thì Ta trọn niềm
nhân nghĩa đến ngàn đời” (Xh 20:3-6; x. Xh 34:14; Đnl 4:35; Đnl 4:39; Đnl 5:7;
Đnl 32:39; Is 43:10; Is 44:8; Is 45:6; Is 46:9; Hs 13:4). Thiên Chúa Ba
Ngôi, Đấng Tam Vị Nhất Thể, là Thiên Chúa duy nhất.
Trên núi
Khô-rếp, Thiên Chúa đã mặc khải qua Mô-sê: “Anh em cứ hỏi những thời xa xưa,
thời có trước anh em, từ ngày Thiên Chúa dựng nên con người trên mặt đất; cứ
hỏi từ chân trời này đến chân trời kia: có bao giờ đã xảy ra chuyện vĩ đại như
thế, hay có ai đã nghe điều giống như vậy chăng? Có dân nào đã được nghe tiếng
Thiên Chúa phán từ trong đám lửa như anh em đã nghe, mà vẫn còn sống không?
Hoặc có thần nào đã ra công đi chọn lấy cho mình một dân tộc từ giữa một dân
tộc khác, đã dùng bao thử thách, dấu lạ, điềm thiêng và chinh chiến, đã dang
cánh tay mạnh mẽ uy quyền, gây kinh hồn táng đởm, như Đức Chúa, Thiên Chúa của
anh em, đã làm cho anh em tại Ai-cập, trước mắt anh em không?” (Ðnl 4:32-34).
Và rồi
Mô-sê tiếp tục cho dân chúng biết quyết định của Thiên Chúa: “Anh em phải
biết và để tâm suy niệm điều này: trên trời cao cũng như dưới đất thấp, chính
Đức Chúa là Thiên Chúa, chứ không có thần nào khác nữa. Anh em phải giữ
các thánh chỉ và mệnh lệnh của Người, mà hôm nay tôi truyền cho anh em; như vậy
anh em và con cháu anh em sau này sẽ được hạnh phúc, và anh em sẽ được sống lâu
trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, vĩnh viễn ban cho anh em” (Ðnl
4:39-40).
Các mệnh
lệnh rất rõ ràng, mãnh liệt, chắc chắn. Phàm điều gì đã là mệnh lệnh thì phải
nghiêm túc thực hiện, không thể tùy ý, tùy hứng, dù biết rằng làm theo thì được
thưởng. Thiên Chúa vui vẻ, thoải mái, nhưng nghiêm túc, dứt khoát, không nói
đùa.
Tác giả
Thánh Vịnh nhận xét: “Vì lời Chúa phán quả là ngay thẳng, mọi việc Chúa làm
đều đáng cậy tin. Chúa yêu thích điều công minh chính trực, tình thương Chúa
chan hoà mặt đất” (Tv 33:4-5). Quả thật, Thiên Chúa là Đấng hằng hữu, hằng
sinh và toàn năng, “một lời Chúa phán làm ra chín tầng trời, một hơi Chúa thở
tạo thành muôn tinh tú” (Tv 33:6). Thật kỳ diệu, Thiên Chúa chỉ phán một lời là
“muôn loài xuất hiện”, và Ngài ban lệnh truyền thì “tất cả được dựng nên” (Tv
33:9). Chắc chắn không có một chúa nào khác toàn năng như vậy, và cũng chẳng
một thần linh nào có thể làm được như Thiên Chúa của chúng ta.
Thật hạnh
phúc khi đức tin của chúng ta không lệch lạc, và chúng ta đang tôn thờ một
Thiên Chúa vô song, độc nhất vô nhị. Đặc biệt là Thiên Chúa chúng ta tôn thờ là
Đấng giàu lòng thương xót: “Chúa để mắt trông nom người kính sợ Chúa, kẻ
trông cậy vào lòng Chúa yêu thương, hầu cứu họ khỏi tay thần chết và nuôi sống
trong buổi cơ hàn. Tâm hồn chúng tôi đợi trông Chúa, bởi Người luôn che chở phù
trì” (Tv 33:18-20). Tuy nhiên, vì tôn kính và yêu mến, chúng ta vẫn phải
không ngừng cầu xin: “Xin đổ tình thương xuống chúng con, lạy Chúa, như
chúng con hằng trông cậy nơi Ngài” (Tv 33:22). Càng trông cậy thì chúng ta
càng được thương xót. Chúng ta chẳng mất gì mà lại được thêm nhiều, thế thì còn
gì hơn nữa?
Chúng ta
chỉ là tro bụi, là tội nhân, hoàn toàn bất xứng, nhưng chúng ta lại được gọi
Thiên Chúa là Cha, nghĩa là chúng ta trở nên con cái Ngài. Thánh Phaolô dẫn
chứng: “Quả vậy, phàm ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái
Thiên Chúa” (Rm 8:14). Chúng ta đã và đang có Chúa Thánh Thần trong chúng
ta, nghĩa là chúng ta thực sự là con cái Thiên Chúa.
Thánh
Phaolô cho biết thêm: “Phần anh em, anh em đã không lãnh nhận Thần Khí khiến
anh em trở thành nô lệ và phải sợ sệt như xưa, nhưng là Thần Khí làm cho anh em
nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên: ‘Áp-ba! Cha ơi!’. Chính Thần Khí
chứng thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa.
Vậy đã là con thì cũng là thừa kế, mà được Thiên Chúa cho thừa kế, tức là đồng
thừa kế với Đức Kitô; vì một khi cùng chịu đau khổ với Người, chúng ta sẽ
cùng được hưởng vinh quang với Người” (Rm 8:15-17).
Cái gì
cũng có hệ lụy riêng, dù chỉ là điều nhỏ, không quan trọng, huống chi là điều
quan trọng. Cuộc sống luôn có những điều tất yếu, được cái này thì cũng có
trách nhiệm kèm theo, đó là hệ lụy đương nhiên mà thôi. Thật vậy, có khổ luyện
mới khả dĩ thành công, có hạnh phúc nào mà lại không có ít nhiều đau khổ?
Thánh sử
Mát-thêu cho biết rằng mười một môn đệ đi tới miền Galilê, đến ngọn núi Đức
Giêsu đã truyền cho các ông đến. Cuộc hẹn gặp này xảy ra sau khi Ngài phục
sinh. Đến nơi, khi thấy Ngài, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi.
Quả thật, lòng tin của con người khó lay chuyển thật! Tuy nhiên, nói đi cũng
cần nói lại, con người là phàm tục, chưa thấy ai chết đi mà sống lại bao giờ,
thế nên cũng muốn “cân, đo, đong, đếm” xem sao thế thôi. Nếu là
chúng ta, chắc gì chúng ta tin ngay, nghĩa là trong mỗi chúng ta vẫn luôn có
“loại máu” như Tô-ma Tông Đồ.
Biết có
những môn đệ vẫn bán tín bán nghi, nhưng chỉ là “chuyện nhỏ”, Ngài quan tâm vấn
đề quan trọng hơn, vì giờ G đã điểm, Ngài biết sắp đến giờ Ngài phải về cùng
Cha rồi. Thật vậy, khi đó Ngài đến gần họ và nói: “Thầy đã được trao toàn
quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn
đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy
bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em
mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28:18-20).
Đó là
trách nhiệm đầu tiên được trao cho các môn đệ, nhưng đồng thời cũng là trách
nhiệm của bất kỳ ai mang danh là Kitô hữu: Loan báo Tin Mừng. Đặc biệt hơn,
chúng ta đang sống trong chu kỳ năm Tân Phúc Âm Hóa (năm 2014: Phúc-Âm-hóa đời
sống gia đình; năm 2015: Phúc-Âm-hóa đời sống giáo xứ và cộng đoàn; và năm
2016: Phúc-Âm-hóa đời sống xã hội).
Mừng lễ
Chúa Ba Ngôi, thiết nghĩ cũng có thể “mở
ngoặc” một chút. Thời gian này là lúc chúng ta đang ở vào “cao điểm” của mùa hè, thời tiết khắc
nghiệt, trời nắng gay gắt như đổ lửa. Chắc chúng ta còn nhớ người ta vẫn thường
cao ngạo nói: “Vắt đất ra nước, thay trời làm mưa”. Vậy sao người ta không
làm mưa cho cơn độ nóng giảm xuống? Chỉ là kiêu ngạo, là “chảnh”, là “nổ” – vì
sinh ra trong chiến tranh, thường xuyên nghe tiếng đạn, bom, lại sống gần kho
bom nên ảnh hưởng “tiếng nổ”. Với
khoa học tiến bộ, người ta cũng đã từng làm được mưa nhân tạo, nhưng chỉ ở diện
tích nhỏ, không thể làm nhiều. Và tất nhiên cũng chẳng thấm vào đâu. Nắng vẫn
nắng, nóng vẫn nóng.
Thế mà
thật lạ, chỉ nhờ một cơn mưa nhỏ ở nơi khác, dù nơi chúng ta ở không mưa, nhưng
thời tiết vẫn dịu hẳn xuống, và chúng ta khả dĩ cảm thấy dễ chịu ngay lập tức.
Đơn giản như gió. Gió trời khác hẳn gió quạt điện, khác một trời một vực. Gió
trời làm chúng ta dễ chịu vì có hơi nước tự nhiên, gió quạt điện chỉ là khua “không khí nóng”, không thể làm chúng ta
dễ chịu. Người ta còn có những cách “chữa
lửa” bằng cách xịt hơi nước, nhưng cũng không thể làm giảm độ nóng, không
thể làm chúng ta dễ chịu.
Vậy phải
làm sao? Ai có thể làm được để chúng ta cầu cứu? Chắc chắn chỉ có Một Chúa Ba
Ngôi làm được mọi thứ, ngay cả những điều mà con người đành thúc thủ, phải chịu
“bó tay”. Thật vậy, có lần Chúa
Giêsu đã từng nhìn thẳng vào các môn đệ và nói: “Đối với loài người thì
không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa thì mọi sự đều có thể được” (Mt 19:26).
Mừng kính
và tôn vinh Một Chúa Ba Ngôi cũng là dịp chúng ta nhớ tới mối liên kết trong
cây nho – thân nho và cành nho phải nối liền với nhau (Ga 15:1-17), và cũng
nhắc chúng ta nhớ tới sự hiệp thông trong Nhiệm Thể Đức Kitô: Mọi người phải
Nên Một (Ga 17:1-26). Đó là điều Chúa Giêsu ước muốn, và đó là mối liên kết của
mọi chi thể, cũng là sự đoàn kết của mọi thành phần.
Lạy
Thiên Chúa, xin giúp chúng con biết tuyên xưng Một Chúa Ba Ngôi trong mọi hoàn
cảnh, dù vui hay buồn, dù thành công hay thất bại, dù an bình hay đau khổ,...
Và xin giúp chúng con liên kết với nhau trong mối tình thương xót của Ngài.
Chúng con cầu xin nhân danh Chúa Ba Ngôi, Đấng hằng sinh và hằng hữu. Amen.
TRẦM
THIÊN THU
May 31, 2015 - Chúa nhật lễ Thiên Chúa Ba Ngôi năm B
May 31, 2015 - Chúa nhật lễ Thiên Chúa Ba Ngôi năm B
Mầu nhiệm tình yêu
Các Bạn thân mến,
Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu
nhiệm siêu phàm nhất, mà trí khôn con người không thể hiểu, là giáo lý gây
nhiều kinh ngạc, là chân lý căn bản nhất của Kito giáo.
Cao siêu nhưng gần gũi, chúng ta có
thể đọc và suy niệm hằng ngày qua hành động làm dấu Thánh Gía đơn giản. Biểu
hiện từ Cha xuống Con và ngang qua Thánh Thần.
Nhưng mầu nhiệm này như vẫn thách
đố, thu hút con người mọi thời đại. Riêng mình, mỗi năm đến lễ Thiên Chúa Ba
Ngôi, lại nhớ tới một chứng nhân cùng là người Việt Nam, cùng có thời gian dài
sống dưới chế độ CSVN, ngay trong thời đại này, và mặc dù đã nói, nhưng mình
vẫn muốn nhắc tới với các Bạn câu chuyện của ông được báo Trái Tim Đức Mẹ của
dòng Đồng Công, số 375, phát hành tháng 3/09, nơi trang 36 đăng bài viết của
một tân tòng, tiên sĩ khoa học Vật Lý Phan Như Ngọc với tựa đề:"Xin Cha sống mãi trong con."
Tác gỉa sinh ra, lớn lên, được giáo
dục trong lòng miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa vô thần, theo ngành Vật Lý của ĐHTHợp
Hà Nội. Ông giảng dạy Vật Lý tích cực, góp phần tuyên truyền cho chủ nghĩa
chống lại Thiên Chúa. Được đi nghiên cứu sinh ở Hungary, về làm việc ở Viện Vật
Lý Viện Khoa Học VN. Không là Đảng Viên Cộng Sản, nhưng chuyên môn tốt nên được
làm trưởng phòng nghiên cứu Vật Lý Hạt nhân. Đã ký kết và thực hiện nhiều hợp
đồng với cơ quan Nguyên Tử Năng Quốc Tế.
Năm 1989, sau gần 50 năm với chủ nghĩa
vô thần, dịp đi công tác nước ngoài này ông xin tị nạn ở Đức. Tại trại tị nạn,
ông gặp một nhà truyền giáo người Hà Lan và xin một cuốn Kinh Thánh tiếng Anh.
Mở ra đọc, ngay dòng đầu, ông đã thấy vô lý:"Ban đầu, Đức Chúa Trời dựng nên trời đất".
Nhớ lại, chính Newton cũng cho rằng sở dĩ các thiên thể chuyển động nhịp nhàng
được là nhờ "cái hích đầu tiên của
Thượng Đế” mà ông đã cho là sai lầm.
Nhưng chẳng lẽ Newton lại dốt như vậy? Bị khích thích, ông đọc tiếp sang Tân
Ước, càng thấy nhiều điều không logic khoa học nhưng lại đầy những phép lạ.
Chính lúc ấy, nẩy ra một câu hỏi:“Sức mạnh nào khiến cho hàng tỷ người trên thế giới, trong đó
có hầu hết các nhà khoa học vĩ đại nhất tin Kinh Thánh?”
Và ông hiểu được Chúa đã dùng các nhà khoa học mở mắt cho ông qui phục Ngài,
tin Kinh Thánh là Lời của Thượng Đế.
Ông viết: một trong những khái niệm
khó nhất là khái niệm Đức Chúa Trời Ba Ngôi Một Thể. Cảm tạ Chúa đã đào tạo tôi
thành một người nghiên cứu vật lý, nên điều này đối với tôi lại rất dễ chấp
nhận khi so sánh với nước. Nước cũng có ba trạng thái là rắn, lỏng và hơi. Ba
trạng thái vật chất ấy đều có cùng bản chất là nước. Có thể nói ba là một, một
nhưng là ba. Điều thật khó hiểu đã trở thành qúa rõ ràng, mặc dù đây chỉ là một
sự so sánh rất khập khiễng, một sự minh họa rất đại khái để chúng ta có thể
hiểu được một chút nào đó.
Sự tìm ra và theo Chúa của ông thật
đáng qúi, nhưng ông giải thích khái niệm Thiên Chúa Ba Ngôi kiểu này lại là một
sự so sánh rất nguy hiểm. Vì tuy nước là vật chất tự nhiên duy nhất có khả năng
ở cả ba trạng thái khi chuyển thể, không phải ba trạng thái hợp một thể, vì lực
liên kết giữa các phân tử nước rất yếu; khi bị tác dụng đủ bởi điều kiện bên
ngoài, đặc biệt là nhiệt, thì nó tự thực hiện một qúa trình chuyển thể hoàn
toàn sang trạng thái khác. Và khi đó thể tích của nó thay đổi. Nhưng nếu tác
dụng không đủ, nó chỉ chuyển thể một phần, không hoàn toàn được.
Nên dù nước có thể ở cả ba trạng
thái, nhưng không trọn vẹn toàn khối trong một trạng thái cách tức thời. Nên
không thể ví sánh với Thiên Chúa Ba Ngôi, vì Ba nhưng Một, một nhưng Ba, nghĩa
là cùng một lúc Ba vị riêng rẽ nhưng vẫn hợp nhất như một thể chặt chẽ mà không
có tác dụng ngòai nào có thể phân rẽ, chia phối. Cũng không nên ví sánh một
ngón tay có ba đốt, một lá cây có ba nhánh, một cái trứng có tròng trắng, tròng
đỏ và vỏ. Bởi những ví sánh ấy chỉ có con số một và số ba là giống chữ số một
và số ba của Thiên Chúa Ba Ngôi!
Vì thế không nên dùng bất kỳ hình
tượng, trạng thái nào để so sánh với mầu nhiệm một Thiên Chúa Ba Ngôi bằng
nhau, mà nên dâng những thắc mắc của mình cho Thiên Chúa hoặc nhìn gương thánh
Augustine cùng cậu bé nơi bờ biển trao đổi về mầu nhiệm này. Hay như tiến sĩ
Phan Như Ngọc, đã noi gương Newton:"đứng
trên vai những người khổng lồ thì sẽ
nhận ra chân lý của thiên Chúa." Bởi thực tế chúng ta còn chưa giải
thích được rất nhiều vấn đề nhân qủa đơn giản như giữa con gà và cái trứng cơ
mà! Vậy cần tập trung, bám bíu vào những gì Đức Giesu dạy:
1. " Thầy đã được
trao toàn quyền trên trời dưới đất":
- Sau khi Đức Giesu từ cõi chết sống lại vinh hiển với tư cách Đấng Kito
Phục Sinh, Ngài tự nhận có quyền hành trọn vẹn ở trên trời và dưới đất, không
hạn chế.
- Phạm vi quyền hành của Ngài được mở rộng theo đà tiến triển chức vụ của
Ngài: thoạt tiên Ngài có quyền tha tội ở trên mặt đất, sau đó Ngài hành động
như quan án tối hậu của mọi người, kể cả quyền xác định cho chính sự sống, chức
vụ của Ngài. Buổi tối trước giờ tử nạn, Ngài cho biết Chúa Cha đã cho Ngài quyền
hành trên mọi loài thọ tạo.
- Chẳng có một lời tự nhận nào đạt mức vô biên vinh hiển như lời trên.
- Vì Ngài đã cương quyết từ chối đề nghị của Satan, trung thành vâng theo
ý Chúa Cha, Đấng đã sai Ngài đến cứu chuộc trần gian, nên giờ đây Ngài được cầm
quyền chủ tể trên cả vũ trụ trời đất, và tùy ý xử dụng.
- Với quyền hành tuyệt đối, Ngài chọn lựa để làm trước tiên là công khai
sai các môn đệ đến với muôn dân.
- Chúng ta hãy tin vào quyền lực của Ngài luôn bao phủ tạo vật, để chẳng
sợ hãi gì khi công khai phục vụ hay phải âm thầm chiến đấu.
2. "Làm cho muôn dân trở
thành môn đệ":
Lời phán chứng tỏ nhiệm vụ Chúa Phục
Sinh trao không còn hạn chế như trước kia, không chỉ đến với chiên lạc nhà
Israel, mà sẽ đến với muôn dân, mọi
nền văn hoá, mọi thời đại,
nghĩa là Hội Thánh của Ngài được qui tụ mọi dân tộc khác nhau trên toàn cầu.
a)" Làm phép rửa cho họ, Nhân danh Chúa
Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần":
-
Đã nhiều lần Đức Giesu hé mở cho biết có Một Thiên Chúa Ba Ngôi, như
khi:
. Ngài chịu phép Rửa của Gioan, đã xuất hiện
hình ảnh sống động đặc trưng về chân dung Thiên Chúa Ba Ngôi: một hình chim bồ
câu đậu trên Ngài và có tiếng nói “Con là Con Ta yêu dấu.”
. Ngài hiển dung trên núi cao, tất cả Ba Ngôi
cùng xuất hiện: Chúa Cha là tiếng nói, chúa Con là chính Đức Giesu và Chúa
Thánh Thần là áng mây sáng chói lòa.
-
Hôm nay Đức Giesu công khai tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi và cũng là công
thức của lễ nghi Phép Rửa.
-
Tất cả những ai chịu phép rửa đều được liên kết với Chúa Cha là Đấng Tạo
Thành, với Chúa Con là Đấng Cứu Chuộc, và với Chúa Thánh Thần là Đấng Thánh Hóa.
-
Nhờ sức mạnh của mối liên kết hiệp thông ấy mà có thể vừa sống, vừa vâng
theo các huấn giới của Đức Giesu đã dạy để truyền lại cho kẻ khác.
-
Theo kinh thánh đó là sự cộng tác giữa Ba Ngôi để đem lại ơn cứu rỗi cho
loài người.
-
Chúa Cha lập kế hoạch cứu rỗi, Chúa Con là hy lễ vẹn toàn cho chúng ta
được trở nên dân của Ngài, và Chúa Thánh Thần tái sinh chúng ta thành con người
mới.
-
Phép Rửa là dấu hiệu bề ngoài về sự đổi mới bên trong của đời sống cá
nhân đã được cam kết sống với Chúa.
-
Nhưng không phải chung quanh chúng ta không còn tội lỗi, mà tội lỗi vẫn
đầy khắp nơi, song kể như nó không thống trị được chúng ta nữa.
-
Khi chấp nhận và tin như vậy, Thiên Chúa sẽ thực hiện điều đó cho chúng
ta.
-
Vậy sống mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa là sống ơn Bí Tích Rửa tội mà
chúng ta đã lãnh nhận qua bàn tay của Giáo Hội.
-
Mầu nhiệm ấy được nhắc nhở mỗi khi chúng ta làm dấu thánh gía trên mình
cách kính cẩn.
-
Hiện nay“làm cho muôn dân trở thành
môn đệ” so với tỉ lệ phát sinh về số lượng của nhân loại thì không đáng kể,
nhưng năm nào, ở đâu cũng có nhiều người xin được chịu phép rửa.
-
Hằng năm Giáo Hội dành riêng những ngày để kêu mời, nhắc nhở mọi người
thực hiện nhiệm vụ này.
b) "Dạy
bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em":
-
Hẳn chúng ta nhận ra rằng tinh thần bác ái của nhân loại càng ngày càng
lớn mạnh.
-
Nhân loại càng ngày càng biết tôn trọng nhân quyền, phẩm gía con người,
nhân phẩm phụ nữ, quyền lợi trẻ em…
-
Thành qủa tốt đẹp ấy một phần nhờ văn minh tiến bộ, nhưng chắc chắn cũng
là do ảnh hưởng của tinh thần Tin Mừng Đức Kito.
-
Những gía trị tinh thần mà ngày xưa người ta cho là lý tưởng xa vời, thì
ngày nay được coi là đúng, là phải, là đạo đức, là đương nhiên phải có, đương
nhiên phải theo, phải sống, kể cả những người không theo Kito giáo.
-
Tuy nhiên nếu nói truyền giáo theo quan niệm làm Phép Rửa cho người ta gia
nhập Giáo Hội thì kết qủa qúa khiêm tốn, nếu không muốn nói là thất bại! Nhưng nếu
quan niệm truyền giáo là truyền bá những gía trị Tin Mừng thì truyền giáo đã
thành công.
- Vì thế Giáo Hội luôn cần mọi cách, mọi người
để truyền giáo, quan trọng hơn là làm cho tinh thần Tin Mừng thấm sâu vào thế
giới con người.
-
Bởi thật dễ dàng, mọi người, mọi tầng lớp của Giáo Hội đều có thể truyền
giáo bằng nếp sống thể hiện tinh thần Tin Mừng cho người chung quanh, người
được tiếp xúc, cách tế nhị, lịch sự, chân thành, kín đáo...
-
Nếu ai không thể chịu Phép Rủa,
không thể sinh hoạt với Giáo Hội được, nhưng họ vẫn sống theo những gía trị tốt
đẹp của Tin Mừng, thì họ chính là những Kito hữu ẩn danh.
-
Và chắc chắn Thiên Chúa sẽ đón nhận những tín hữu ẩn danh này.
3. "Thầy ở cùng
anh em mọi ngày cho đến tận thế”:
-
Đức Giesu nói điều này sau khi
đã truyền cho các môn đệ đi rao giảng cho muôn dân.
-
Như lời hứa kèm theo công tác,
nhưng chỉ có vậy, không bảo đảm cho môn đệ cuộc sống đầy đủ hạnh phúc, không
bảo đảm thành công, tuy nhiên các ông đã ý thức rằng bao lâu Ngài ở với họ, thì
họ can đảm mạnh mẽ đương đầu với bất cứ khó khăn nào, vì có Ngài ở cùng là sự
bảo đảm quan trọng nhất, trên hết mọi bao đảm.
-
Ý thức có Chúa ở cùng không làm
cho chúng ta thay đổi được thế giới, nhưng cho chúng ta can đảm đối diện với
mọi thứ trong thế giới ấy.
-
Vì vậy đừng bao giờ xin Chúa
thay đổi điều này, người kia, vật nọ…mà cần xin Ngài bảo đảm luôn ở với chúng
ta, chúng ta sẽ đương đầu được với những khó khăn, cám dỗ, cô đơn và thất vọng.
Nên chúng ta cũng cần luôn ở với Chúa.
-
Đôi khi những bận rộn, lo lắng,
tham vọng quyền danh lợi thế tràn đầy tâm lòng chúng ta, có thể không còn chỗ
cho Chúa, không nhận ra, không liên lạc được với Ngài, thậm chí đã xua đuổi
Ngài bằng những hành động tội lỗi.
- Chúng
ta hãy bồi dưỡng ý thức có Chúa ở cùng bằng cách cầu nguyện liên tục, suy ngẫm
thường xuyên.
-
Hãy năng
cầu nguyện cho chính chúng ta được ơn tin tưởng phó thác vào sự hiện diện thần
linh và quyền năng của Đức Kitô trong đời sống và hoạt động tông đồ của chúng
ta.
Lạy Chúa, tin vào Lời
Ngài về mầu nhiệm Một Thiên Chúa Ba Ngôi sống hiệp thông, chia sẻ và yêu
thương. Qua đó chúng con biết làm dấu thánh gía trên thân xác hằng ngày cách
kính cần, như in dấu Chúa Ba Ngôi trong cuộc đời mình, cùng như họa lại hình
ảnh Ba Ngôi Thiên Chúa trong tâm hồn những người chung quanh.
Xin cho chúng con luôn
biết dẹp bỏ tham vọng, kỳ thị, hận thù để yêu thương, chấp nhận, tôn trọng
những khác biệt của nhau, hầu hiệp thông với mọi người, xứng đáng tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi:
"Nhân Danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần". Amen.
Than men,
duyrenky
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)