Morthers’ Day năm 2015
Phải chăng là khôn ngoan?
Một
câu chuyện thật!
Các
Bạn thân mến,
Từ
muôn thủa, ngàn xưa cũng như ngày nay, trong tình yêu hôn nhân, người nam, người
nữ, người chồng, người vợ… đối tượng nào cũng mong muốn lấy được người mình
yêu, và yêu mình; rồi cùng nhau xây dựng một gia đình hạnh phúc, tràn đầy tình
yêu thương thật sự cho chung, và cho riêng từng cá nhân… Con cái cũng muốn cha
mẹ yêu thương nhau, gia đình êm ấm, hòa thuận, cơm no áo ấm, được vui
chơi, học hành thành đạt như những trẻ em khác. Nhưng đời không như ước
mơ! Có phụ nữ thì lấy được người yêu thích, vưà đôi phải lứa, kẻ thì không, thậm
chí còn phải lấy người xa lạ, không quen biết thương yêu, khập khễnh đến đáng
thương! Nên cuộc sống không hạnh phúc, người thì ngay sau lễ thành hôn, người
thì từ đêm tân hôn, người thì được hạnh phúc vài ngày, người thì vài tháng, may
mắn thì vài năm, may mắn lắm nữa thì vài chục năm…Rất ít, rất ít và càng hiếm
người được hạnh phúc trọn vẹn suốt cuộc đời! Lạ
thật,
chuyện gia đình vợ chồng là chuyện thuộc về nhu cầu, cả tinh thần lẫn thể xác,
là khuynh hướng chung cuả nam nữ trưởng thành, rất tự nhiên, rất bình thường, rất
hữu ích và cũng rất phổ biến trong thế giới con người, còn mang sứ mạng cao cả
là nối tiếp giống nòi nữa, và còn là lý tưởng mà người ta mong đạt tới…
Nên đáng ra hạnh phúc hôn nhân phải đến một cách dễ dàng như điều tất yếu phải
có của tình yêu, của hai người yêu nhau. Hôn nhân lại là cái chung cuả nhân loại,
thì cũng phải dễ tìm, dễ kiếm như cơm ăn, áo mặc đơn giản cho lớp bình dân hoặc
cao lương mỹ vị, thời trang, thời thượng cho những kẻ dư tiền dư bạc chứ? Vậy
mà hạnh phúc hôn nhân lại khó khăn, khan hiếm đến lạ lùng! Thế thì sao nhỉ?
Chuyện gì đã xẩy ra sau khi kết hôn? Ai là người gây nên nông nỗi? Ai là nạn
nhân? Ai là người phải gánh chịu? Ai là người thiệt thòi mất mát lớn nhất? Ai
chấp nhận hy sinh? Ai là người được giải thoát? Ai là người vui sướng? V.v…? -
Chồng? Vợ? Con cái? Người thứ ba? Hay một kẻ nào khác? Hay tại hoàn cảnh? Tại ông
Trời?... Rất nhiều câu hỏi và hiển nhiên cũng có rất nhiều câu trả lời, phần lớn
giống nhau, nhưng cũng có khi trái ngược hẳn nhau, do quan niệm, do cách sống của
từng cá nhân, từng xã
hội,
từng tôn giáo... Không xét đến ảnh hưởng của tôn giáo, đạo đức, giáo dục, truyền
thống, máu mủ, xã hội… Mà ở đây Duyenky chỉ xin kể một câu chuyện thật mà
trong đó người phụ nữ, vợ cái con cột là nạn nhân. Cũng chỉ muốn nói tới trường
hợp người chồng có bạn, có bồ, và có con riêng. Phản bội hay không thì chỉ
đương sự mới là người biết rõ nhất. Dù thế nào, với lý do gì, thì khi biết chồng
mình có người đàn bà khác, lại ăn ở với họ đến có con riêng…tự nhiên người vợ
nào cùng bị “xốc”, đối phương khổ tâm, đớn đau, chới với, nặng hay nhẹ còn do tính
cách của từng bà vợ và cách đối xử cuả từng ông chồng. Nhưng với cá tính chung,
người vợ nào cũng muốn nhanh chóng giải quyết vấn đề, không lắt léo, vòng vo
tam quốc để trì hoãn, kéo dài cho quên dần vào dĩ vãng như các ông chồng thường
hành xử. Nên có người thì nóng nẩy cho nổ tung lên, làm ầm ĩ, dứt khoát ly hôn
ngay, người thì ly thân, người khác giận dỗi bỏ đi hoặc về nhà mẹ… chưa kể những
màn đánh ghen hãi hùng, tốn kém mà cả hai bên đều phải chịu. Bình tĩnh lắm cũng
hỏi cho ra lẽ, rồi hành động. Rất ít người sáng suốt, ôn hoà đề tìm cách giữ chồng
cho mình, cha cho các con của mình. Dẫu thực chất hay chỉ là bình phong. Và
càng ít, rất ít, rất hiếm người muốn chịu đựng sống chung hoà bình với đối
phương trong hoàn cảnh xã hội hiện nay! Thế nhưng cũng có ngoại lệ đấy, đó là câu
chuyện của một chị vợ có cách cư xử lạ lùng, mà gần bốn chục năm về
trước, khi nghe được, Duyenky cũng phát nóng, không thể chịu nổi, nhưng bình
tĩnh lại, thì nhận ra rằng có lẽ đó cũng là cách khôn ngoan của người vợ? – Hy sinh
hạnh phúc bản thân để đổi lấy mọi thứ cho con cái!
Chúng
ta biết, thực tế, thời gian qua đi, nhiều quan niệm xã hội cũng giản dị theo,
thay đổi ít nhiều, có khi đổi thay hẳn…Khái niệm “hy sinh”cho chồng con cũng giảm
theo, ít được chấp nhận. Một phụ nữ đã tuyên bố trên mạng lưới toàn cầu rằng:
‘Cuộc sống hôn nhân cuả tôi không thể có chỗ cho khái niệm của hai từ “Hy
sinh”! Bởi ngày nay, phần lớn người ta nghiêng về cá nhân, mình phải sống cho
mình! Cho rằng mọi thứ phải được ưu tiên chính bản thân. Không còn tam tòng tứ
đức, cũng chẳng còn chồng chúa vợ tôi, và càng không còn lấy chồng phải theo chồng...Thì
Duyenky lại băn khoăn không biết cách cư xử của chị vợ này có phaỉ là khôn
ngoan không, có phải là thượng sách không? Hay cũng có thể đó chỉ là giải pháp
tốt cho thời gian ấy, xã hội ấy? Còn với một xã hội mà mọi sự đổi thay đến
chóng mặt, chủ nghĩa cá nhân được đề cao chót vót, cùng quan niệm thụ hưởng tối
đa. Một xã hội mà gần như mọi phụ nữ đều phải có công ăn việc làm, và bình đẳng
về nhiều mặt, cùng thành công ngang ngửa như các ông, thì cách gỉai quyết ấy
khó chấp nhận?
Dù
sao, cũng xin ghi lại đây cách giải quyết cuả chị vợ này khi chồng có người phụ
nữ thứ hai và có con ngoài luồng, với hy vọng chị em, cả các ông, và các cô bồ
nữa, có thể tìm được điều gì đó hay hay cho riêng mình nếu không muốn nói là một
bài học sâu sắc mà cả ba phía cùng có
thể.
Các
Bạn thân mến,
Duyenky
vốn là một giáo viên trực tiếp giảng dạy từ trước và sau năm 1975 cho
đến năm 1999 theo chồng con định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO. Là giáo viên thì
dù chính trị, thời cuộc ra sao, hoặc ở đâu, cũng bị liệt vào cùng với các ngành
nghề có tiền lương thấp nhất, đó là hành chánh sự nghiệp, y tế, quân đội…Lại
thêm những năm đầu của biến cố 1975, xã hội có rất nhiều khó khăn, cái lớn nhất
là kinh tế. Chỉ những người buôn bán, sản xuất mới khá hơn một chút. Mình là giáo
viên nuôi ba con còn rất nhỏ, chồng“đi học tập cải tạo”thì đương nhiên vất vả rồi,
nên ngoài giờ dạy chính thức trong trường, Duyenky còn cố gắng dạy thêm tại gia
đình học sinh trong mọi thời gian có thể. Vì thế rất thân quen với một gia đình
có bốn người con, trừ con trai thứ đã vượt biên qua Mỹ, ba con còn lại đều là học
trò chính thức của Duyenky, và cũng là học trò dạy thêm cho đến khi chúng tốt
nghiệp trung học phổ thông. Ba trẻ đó lại sinh cùng tháng và sinh sau các con của
Duyenky. Nên năm nào ít nhất cũng kỷ niệm sáu cái sinh nhật! Tình than hai gia
đình được nhân lên gấp bội cùng tháng năm.
Thế
rồi một buổi tối, đang ngồi học thêm, đứa con gái duy nhất của họ than thở với
mình rằng:“cô ơi, ba con có vợ nhỏ và còn
có con nữa.” Mình kinh ngạc hết hồn! Trời ơi, tại sao thế? Một gia đình mà
ai nhìn vào cũng thấy hạnh phúc, một cặp vợ chồng quá đẹp đôi, hiền hòa phúc hậu,
đằm thắm…con cái ngoan ngoãn, xinh xắn dễ thương, có cơ sở sản suất nhỏ, và chí
thú làm ăn…mà sao lại rối ren, chông chênh, như đang bên bờ vực thẳm? Hỏi
ra mới biết rằng, ba các em trước năm 1975 phụ trách phòng kỹ thuật tại một bệnh
viện công tại Saigon. Qua những ngày tháng cùng trực đêm chung với một phụ nữ
trẻ chưa chồng, họ đã “yêu” nhau, kết quả là một đứa con trai ra đời cùng năm với
con trai út của ông, ông còn đặt cùng tên với con trai út của ông với bà vợ lớn
nữa! Rồi đến ngày hai bà cùng“đi thăm nuôi lần đầu tiên ấy”, mọi chuyện
mới vỡ ra! Nhưng tất cả đều bình tĩnh gác lại, chờ ngày ông trở về! Sự trở về của
ông nặng triũ những u sầu, các con thắc mắc không hiểu tại sao ba má chúng lại
lầm lì ít nói và không vui khi được đòan tụ?! Người vợ thì bình thản âm thầm
cho chồng nghỉ ngơi vài tuần lễ, sau đó bắt ông phải đối mặt với sự thật. Trong
câu chuyện, ông thanh minh rằng mặc dù cô ấy còn con gái, yêu ông rất sâu đậm,
ông là mối tình đầu của cô, nhưng với ông thì chỉ là một phút giây yếu đuối duy
nhất trong cuộc đời, mà để lại hậu quả và trách nhiệm nặng nề. Chứ tất cả các mặt
cô ấy đều thua xa vợ ông. Ông cũng đã ân hận suốt thời gian qua với cả đôi bên,
cùng chân thành xin một sự tha thứ rộng lượng từ hai phía! Nhưng không ai chấp
nhận lời cầu xin cuả ông!
Chị vợ chủ động quyết định:“Ông đừng lo, tôi cũng không việc gì phải làm ồn ào lên, chúng ta vẫn
sống chung một nhà như không có gì xẩy ra, cũng vẫn chung tay làm việc nuôi nấng
giáo dục con cái nên người. Không phải ly dị, ly hôn gì cả. Chỉ xin ông đừng đụng
đến (thân thể) tôi nữa!” Ông tưởng đơn
giản, mừng quá, cám ơn bà rối rít! Rồi làm tới:“Vậy xin em cho cô ấy hằng ngày
đến đây lấy các mẫu mã đi chào hàng,
vì cô ấy cũng đã bị nghỉ việc.”(khi đó vợ chồng ông vẫn duy trì sản xuất các dụng cụ y tế giao bán tiếp tục
cho các bệnh viện). Bà vợ rộng lượng:“ông
muốn sao cũng được”.
Thế
là hằng ngày cô ấy đến vào buổi sáng lấy mẫu chào hàng, sáng hôm sau vừa báo cáo vừa lấy mẫu hàng tiếp. Cứ như vậy,
họ gặp nhau, trò chuyện tự nhiên, vui vẻ, ổn thỏa nhiều tháng năm. Chị vợ không quan tâm có xẩy ra chuyện gì nữa hay
không giữa họ. Riêng chị thì ông hôn
nhẹ một cái cũng không được, và hiển nhiên chị không đụng gì tới thân xác ông.
Chị tâm sự với Duyenky:“Từ ngày đó, bề ngoài thì là hai vợ chồng
yêu thương, hòa thuận, vẫn cùng đi cùng về với nhau, nhưng tối đến, đóng cửa
phòng rồi thì mặc ai nấy ngủ, ổng không được quyền đụng tới tôi! Tôi thật sự
khinh tởm ổng lắm lắm!” Nghe xong mình chết lặng, vội quay đigiấu giọt nước
mắt đã lăn ra từ lúc nào! Chị giãi bầy thêm: “Không sao, bởi tôi thương các con, chúng còn quá nhỏ để phải chịu những
thiếu thốn, lại là thời Cộng sản! Nên tôi chấp nhận một mình hy sinh
cho các con được còn nhìn thấy bố, còn được ăn học, còn được mọi sự tinh thần vật
chất đầy đủ như con người ta. Vì tôi
vẫn nắm mọi sự trong nhà mà, đặc biệt về tiền bạc! Chứ bây giờ ly dị, mình
không nghề nghiệp gì, lúc ấy chỉ làm phụ cho ông ta cũng không xong, còn làm việc
khác, làm cho người khác thì vất vả trần ai lắm, làm sao bảo đảm nuôi dưỡng các
con được
đầy đủ? Chúng sống trong thiếu thốn mọi
thứ, mình có đành lòng không? Hơn nữa thằng hai còn bị teo đôi chân (do sốt
tê liệt khi còn nhỏ), đi đứng khó khăn. Ly dị chỉ thỏa mãn
tự ái của mình thôi…Còn danh dự ư? Họ đã bỏ mình đi với bồ rồi thì còn gì
mà danh với dự nữa!” Duyenky
nói:
“Nhưng chị ơi, chị còn quá trẻ đẹp, mới
ba mươi ngoài thì làm sao chị chịu nổi cảnh cô đơn? Làm sao chị chịu được cảnh
cùng chung đường đời mà người ta có đôi? Làm sao chị không xao lòng khi nhìn thấy
người khác có chỗ dựa đầu, tựa vai, còn mình thì trơ trụi? Làm sao chị chịu mãi
cảnh chung giường dị mộng? Làm sao chị chịu nổi những lúc ốm đau? Làm sao chị chịu
nổi cảnh họ hằng ngày vẫn vui vẻ gặp gỡ nhau? Rồi còn những lần anh kín
đáo đến với cô ta? Làm sao và làm sao???...” Chị trả lời: “Rồi cô sẽ hiểu, tôi sẽ sống được, bởi các
con là động lực sống cuả mình bây giờ, không phải ông ta nữa. Tuy không biết điều
ổng nói là thật hư thế nào, nhưng từ dạo ấy, dù không bao giờ thấy ổng cùng đi
với cô ta, cũng không đi đâu một mình quá lâu, không bao giờ bỏ nhà qua đêm! Ổng
chỉ lo cho thằng con trai của cô ấy và ba đứa nhà này đầy đủ. Dù vậy, tôi cũng
không thể tha thứ và quên được đâu!”
Thời
gian vẫn lặng lẽ trôi qua, ổng đã gả chồng cho đứa con gái, cho hai thằng út của
hai bà đi vượt biên thành công, chỉ còn lại đứa con trai lớn yếu đôi chân ở
chung nhà. Khi ấy mình không còn dạy em nào nữa. Một hôm chị người làm đến nhà
Duyenky, không kịp xuống xe, ngồi đó và nói nhanh:“Cô ơi, má X chết rồi!” Mình bàng hoàng sững sờ một lúc rất lâu!
Thì ra vào mộtbuổi chiều mưa rả rích, buồn tình, hai bà bạn hàng xóm rủ nhau đi ăn bún riêu. Ăn về, chị vào luôn trong
phòng của mình trên lầu, mọi người còn chuyện trò vui vẻ dưới nhà, TV mở ồn ào…Mải
đến khuya, ổng lên phòng mới thấy chị nằm vắt vẻo nghiêng mình ói mửa tùm lum,
đồ đạc lung tung sau cánh cửa ra vào. Và chị đã vĩnh viễn ra đi sau khi ném các
vật dụng vào cửa phòng đã đóng kín rồi lạc giọng gọi chồng, gọi con, gọi người
làm…nhưng nào có ai nghe được tiếng chị!?Cuộc đời đã chọn cho chị một cuộc sống
riêng tư cô đơn lạnh giá ngay bên cạnh người
gọi
là bạn đời và bạn đường của mình, thì chị cũng ra đi với hoàn cảnh ấy, chẳng
người thân nào ở bên lúc đời vĩnh viễn cách xa chị. Chưa một lần tha thứ cho chồng,
càng chưa một lần nắm tay chồng trong suốt gần hai mươi năm qua! Điều đáng nói
là các con chị thực sự đã được ấm no,
thành
đạt, giàu sang như người, đúng với ước nguyện và sự hy sinh cao cả của chị.
Riêng phần chị thì cô đơn, đớn đau cả một đời, nhưng chị vui vì chính chị đã lựa
chọn! Tuy nhiên Duyenky cũng cảm thấy đau xót đến tận cùng và là bài học quá đắt
cho cả ba người trong cuộc của câu chuyện. Đám tang của chị được cỗ xe rồng phượng
đưa tiễn đến một nghiã trang riêng cuả gia đình chồng, cha mẹ hai bên, họ hàng,
các thân hữu kéo dài hằng cây số. Con gaí duy nhất ngất xỉu lên xuống mấy lần
trong vòng tay má chồng; trưởng nam hét lớn:“Con không chịu được nữa, không chịu
được nữa, không thể chịu được nữa…trời ơi là trời, ông ở đâu!!!???” Chị chết
đúng vào năm mà các cụ gọi là“49 chưa
qua, 53 đã tới!”Sau cái chết tất tưởi thương tâm của chị, ông chồng dẹp cửa
hàng, chia gia tài cho các con, rồi suốt ngày đăm chiêu, thẫn thờ…Không thể chịu
đựng thêm nữa, ông quyết định đi Mỹ đoàn tụ với hai con trai thứ ba và út. Nước
Mỹ đã giúp cuộc đời ông đổi thay, muộn phiền ưu tư bay biến, ông hoà nhập với
cuộc sống mới và ổn định dần dần. Ông đi về giữa Mỹ và Việt Nam, nhiều cơ duyên
đến, ông cũng chẳng thiết tha gì, vì ông vẫn nhớ như in chuyện ngày nào! Cô bồ
vẫn còn đó, như cột mốc cuả một chặng đường tội
lỗi,
vẫn cô đơn, lẻ bóng, quạnh hiu, không một danh phận! Đứa con trai duy nhất của
cô mà khi trước ông cho đi Mỹ cũng chẳng lo học hành, tới được nước văn
minh, đầy bánh và mật ngọt là ập vào ăn chơi hưởng thụ, quậy phá, dẫn đến vào
tù ra khám…không thể bảo lãnh cho mẹ. Nước
Mỹ
chỉ là cơ hội thăng tiến cho những ai biết nắm bắt điều tốt đẹp, không kể
tuổi tác, nhưng cũng đầy cạm bầy sa ngã cho những ai gian dối bê tha! Thật vậy,
biết bao thanh thiếu niên thành công vượt mức, hơn hẳn sự mong ước của cha mẹ,
ông bà, khi được tiếp tục học hành. Người
Việt
đã thành công rạng rỡ trong mọi ngành nghề, mọi môi trường: khoa học, kỹ thuật,
xã hội, tôn giáo, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, chính trị, kinh tế, thương
mại, âm nhạc, giải trí, điện ảnh, thời trang, quân sự, không gian vũ trụ… nhưng
cũng nhiều trai trẻ, nhiều người sa lầy trong ăn chơi trác táng, gian lận phi
pháp …dẫn đến lao tù, bị trục xuất, không thể cưú vãn! Bất giác mình nghĩ, vậy
là ổng nói thật lòng, chỉ một giây phút yếu lòng mà nên tội, chứ ổng vẫn một lòng
sắt son với vợ cái con cột! Tiếc, rất tiết là vợ ông không nghe, không chịu tin
ông, không thứ tha cho ông nên cả hai cùng bất hạnh! Thật uổng, quá uổng, và vô
cùng luyến tiếc cho một thời hẹn hò, lãng mạn, nhưng một đời theo nhau
không trọn vẹn! Phải chăng ông trời đã dựng sẵn tính cách của phụ nữ? Nó phải
như vậy, nó vốn là như thế, không thể khác được, càng không thể đổi thay phải
không những người phụ nữ chung thủy, sắt son, hy sinh sống vì chồng rồi lại vì
con,
vì cháu nhưng bị phản bội? Chị em cũng đừng dại khờ, mê mẩn tin tưởng vào những
lời có cánh của những người thực tế đi bằng đôi chân! Rồi bao nhiêu năm trôi
qua, mình vẫn không thể quên được thân phận của chị, một phụ nữ công dung ngôn
hạnh đầy đủ và còn ý thức chuẩn bị các hành trang để vào đời, phục vụ yêu
thương chồng con, thế mà lại bị đời đối xử bất công như thế! Công
dung ngôn hạnh mà làm gì? Chuẩn bị để làm chi? Hay người đàn ông, những ông chồng
ngày nay không cần đến những thứ ấy? Hoặc chăng “trời xanh quen thói má hồng đánh
ghen!?” Ồ,
chúng ta không thể hiểu, mãi mãi, không thể biết trước được tương lai với một
thế giới đầy những vẻ đẹp mê hoặc nhưng cũng đầy bất ngờ và cạm bẫy!
Thời
gian đã đủ để người ta có thể quên nhiều thứ, thế mà nhiều lần mình lại vẫn nằm
mơ thấy chị, các con cuả Duyenky nói:“chắc
bà ấy muốn má đi tìm các đứa con của bả.” Được rồi, nếu có dịp về Việt Nam
nữa, mình sẽ tìm cách liên lạc với ông và gia đình ông cả ở Việt Nam, cũng như ở
Mỹ!
Các
Bạn thân mến,
Câu
chuyện như thế đấy, một câu chuyện lạ lùng thật thương tâm quá phải không? Và
cũng rất thương cho một phụ nữ đôi má còn hồng thắm nhưng lại phải hy sinh hết
cả chuỗi ngày tháng đáng ra phải được tiếp tục hưởng hạnh phúc hôn nhân mình đã
chọn…Giờ đây, sau bao năm tháng trôi qua, thật sự Duyenky cũng không biết cách
cư xử của chị có phải là khôn ngoan
thượng
sách không? Và ai đó đã nói:“Nếu người phụ
nữ nào không kiên nhẫn hy sinh chịu đựng thì sẽ mất cả chồng lẫn con”, có
thật sự đúng không? Quá cay nghiệt phải không? Tại sao ông Trời không cho phụ nữ chúng tôi được hạnh phúc? Ông đã dựng nên
chúng tôi với đầy vẻ đẹp
quyến
rũ, đầy sự mềm mại ngọt ngào ấm áp... Sao không cho chúng tôi được hưởng sự yêu
kiều ngọt ngào ấy?
Còn
nữa, chuyện gần hai mươi năm“cấm vận”
ông chồng có“ác” lắm không, hay chỉ
là song phẳng?! Và cùng thời gian ấy là cả một chuôĩ dài ngày“chay tịnh” của chị nữa? Ai khổ hơn ai?
Tạo
hoá đã ban cho tình yêu sự ngọt ngào, tại sao không cho hưởng???
Duyenky
chỉ biết rất rõ rằng cuộc đời này vắn vỏi quá phải không các Bạn, cho dù đời sống
bây giờ có dài hơn khi xưa chăng nữa, thì cuộc đời hạnh phúc của tình yêu vẫn
nguyên vẹn vắn vỏi như thế, có chăng là cuộc đời bất hạnh đã dài thêm ra, và có
thể còn dài thêm mãi ra nữa nếu
chúng
ta cứ mải mầy mò lo tìm thuốc trường sinh bất tử cho thân xác mà không lo tìm
và uống thuốc kéo dài cho tình yêu hôn nhân!
Chúc
tất cả các phụ nữ chúng ta luôn tươi đẹp hấp dẫn, và ngọt ngào ấm ấp cùng các
bà mẹ luôn được hạnh phúc thật sự bên chồng con của mình nhé!
Happy Mother’s Day tất cả các Bà Mẹ nhé!
Thân
mến,
duyenky
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét