Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2015

8 lưu ý dành cho người tập đi giày cao gót

8  lưu  ý  dành  cho  người  tập  đi  giày  cao  gót
(Chủ nhật, 3/5/2015 – VnEpress.net)



Khi mang một đôi giày cao gót, bạn phải thả lỏng vùng bả vai, hông, gối, kèm theo thẳng lưng và ngẩng cao đầu. 
Với những người chưa quen, những đôi giày cao gót có thể khiến họ ngại ngần dù rất mê. Đừng ngại khi đi thử bởi mọi thứ đều cần phải học và trải nghiệm. Dưới đây là một số lưu ý cho việc mang loại giày vốn dành riêng cho phái nữ.

1. Mang đôi giày vừa vặn
Cần đảm bảo là đôi giày bạn thích phải vừa vặn với đôi chân, không quá rộng khiến bạn lóng ngóng, cũng không quá chật làm bạn không thoải mái. Bạn có thể bắt đầu tập đi giày cao gót bằng loại giày đế bánh mì, sau đó lần lượt là đế xuồng, đế thô, cuối cùng là gót nhọt tăng dần chiều cao.

2. Chà nhám đế giày
Nếu sợ trơn trượt khi đi giày cao, bạn có thể dùng giấy nhám chà xát phần đế để tăng lực ma sát. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy yên tâm hơn khi di chuyển. 

3. Tranh thủ ngồi 
Khi chưa quen đi giày cao, hãy tranh thủ ngồi xuống bất cứ khi nào có thể để đôi chân của bạn được nghỉ ngơi, trước khi đi trở lại. Một đôi chân mệt mỏi chỉ làm bước đi của bạn kém phần duyên dáng. Khi ngồi, nên bắt chéo chân thay đổi hai bên để giúp chân được thả lỏng tối đa. 

4. Phối hợp cơ thể 
Đi giày cao gót sao cho điệu nghệ là một trải nghiệm toàn thân và toàn diện. Bạn phải thả lòng vùng bả vai, hông, gối, kèm theo thẳng lưng, hóp bụng và ngẩng cao đầu. Điều này ban đầu tưởng chừng như khiến bạn gồng cứng cơ thể. Nhưng khi quen dần, bạn sẽ tìm được nhịp điệu đi của mình.

5. Đi bước nhỏ


Không giống như sandals có thể chạy nhảy và sải bước dễ dàng, giày cao gót tinh tế, sang trọng theo phong cách quý cô nên buộc bạn phải đi từng bước nhỏ và từ tốn. Vì vậy, bạn cần bước nhanh và nhiều bước hơn.

6. Đi bắt đầu từ gót
Để giữa thăng bằng tốt và tránh mỏi chân khi đi lâu, bạn nên bước đi bằng phần gót, sau đó mới đến mũi chân. Tư thế này cũng giúp dáng đi của bạn trông thanh thoát hơn. Ngoại lệ duy nhất cho cách đi này là khi bước lên hay xuống cầu thang, bạn cần đi bằng mũi chân để đảm bảo vững chắc.  



7. Chú ý sàn
Nếu sàn nhà được trải thảm, bạn không bao giờ lo trượt ngã khi mang giày cao. Nhưng đối với các bề mặt dễ trơn trượt như gạch, đá hoa cương, gỗ bóng, thủy tinh… phải hết sức thận trọng khi di chuyển. Nơi bạn thường gặp hoàn cảnh này nhất chính là siêu thị, với bề mặt sàn trơn trượt và thậm chí ẩm ướt (khu thức ăn).


8. Tập luyện 
Cách duy nhất để việc đi giày cao gót không còn là nỗi ám ảnh chính là việc tập đi nhiều hơn. Đừng ngại mang giày cao ra phố trong thời gian ngắn vào bất cứ khi nào thuận tiện. Thậm chí, bạn nên đi đến những nơi nhiều gương để xem ảnh phản chiếu dáng đi của mình. 
Sao Mai


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét