May 17, 2015 - Chúa nhật VII Phục Sinh năm B
Lễ Thăng Thiên
“Hãy loan báo Tin Mừng cho mọi loài
thọ tạo”
Các Bạn thân mến,
Có lẽ nhiều khi cuộc sống
đạo trong thời buổi nhiễu nhương khó khăn này cũng làm chúng ta đôi khi mỏi
mệt, muốn buông trôi, thả lỏng như những người sống chỉ biết có cuộc sống đời
này, cho rằng sống là còn, cứ thỏa mãn ước muốn cho sung sướng, vì chết là hết,
chẳng còn gì và cũng chẳng cần biết sau khi chết sẽ ra sao!
Nên
việc Đức Giesu về trời và những điều Ngài truyền dạy trước, và sau đó giúp chúng
ta có một cái nhìn đứng đắn hơn đối với đời sống ở dưới đất và trên trời. Niềm
tin cũng được nung nóng hơn nhờ biết rõ ràng ngoài cõi đời tạm này còn có một
nơi khác; ngoài cuộc sống này, còn có một cuộc sống khác; ngoài những gía trị
này, còn có những gía trị khác; ngoài hiện tại mau qua, còn có một hiện
tại vĩnh cửu; ngoài cuộc sống bất công, còn có cuộc sống vô cùng công
bằng; ngòai cuộc sống khắc nghiệt, còn có một cuộc sống viên mãn…
Trong
chiều hướng đó, hôm nay Giáo Hội cho chúng ta mừng Lễ Thăng Thiên hay Lễ Đức
Giesu lên Trời, là lễ trọng và buộc, nhưng vào thứ năm, nên được phép cử hành
vào chúa nhật thứ VII Phục Sinh, để các
Tín hữu được tham dự đầy đủ.
Sự
kiện lên Trời hay về Trời của Đức Giesu đã được Ngài nhiều lần nói với các môn đệ
trong khi còn ở với các ông.
Sau
một thời gian dạy dỗ các môn đệ tại thế, Đấng Phục sinh đã vĩnh viễn đi vào thế
giới vô hình để chờ trở lại trong ngày cánh chung.
Đức
Giesu lên trời và ngự bên hữu Chúa Cha là tín điều chúng ta tuyên xưng trong
Kinh Tin Kính. Lưu ý rằng ngự bên hữu là ý muốn chỉ cá nhân tính của Đức
Giesu cũng được cất nhắc đi vào vinh quang của Thiên Chúa và được tôn vinh trên
tất cả mọi tạo vật, lên trên mọi quyền lực thần thiêng, trên mọi tước vị có thể
có được, đặt tất cả dưới chân Đức Giesu và đặt Ngài làm đầu tòan thể Hội Thánh,
không những trong thế giới hiện tại mà cả trong thế giới tương lai.
Không
ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống và
lại trở về trời. Là Thiên đàng, nơi
trú ngụ của Thiên Chúa, là
Vương Quốc dành cho những người công chính được hưởng hạnh phúc
muôn đời và là Nước Trời hay Hội thánh do Đức Giêsu thiết lập
ở trần gian và sẽ kết thúc vào ngày Tận Thế khi Ngài
tái lâm. Thiên Đàng cũng là nơi dành cho tội nhân có lòng sám hối và
tín thác cậy trông vào tình thương của Đức Giêsu, như kẻ trộm lành
có lòng sám hối được vào Thiên đàng với Ngài.
Như vậy Thiên đàng là nơi
hoàn toàn hạnh phúc, không đau khổ, không bị trói buộc, không bị tiêu diệt, mọi
gía trị đều tuyệt đối, vĩnh viễn, hoàn thiện, hoàn mỹ, là nơi con người trở
thành thần thánh, sống chung với thần thánh.
Trời
nâng cao địa con người, là niềm hy vọng, một lối thoát, mở ra một chân trời
hạnh phúc, cơ hội triển nở đến vô biên, để vượt qua số phận, đạt tới địa vị con
Thiên Chúa.
Nó
được xây dựng trong cuộc sống trần gian, bắt đầu ngay trong thực tế cuộc đời
hiện tại của con người.
Nên niềm hy vọng lên Thiên đàng của chúng ta là chắc chắn: Đức
Giêsu về trời là để dọn chỗ
cho các môn đệ và Ngài sẽ trở lại để đem
họ về với Ngài.
Vì
thế trần gian là cơ hội để đạt tới Nước Trời, nghĩa là hoàn thành nhiệm vụ cuộc
sống trần gian là điều kiện để đạt tới hạnh phúc Nước Trời.
Việc
Đức Giesu lên trời còn để Hội Thánh bước vào một giai đoạn quan trọng mới, và ủy
thác cho Hội Thánh một số nhiệm vụ để thực thi sứ điệp của Ngài:
1. Hội
Thánh có nhiệm vụ truyền giảng:
- "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ,
loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo".
- Lệnh truyền này chỉ
được công bố sau biến cố Phục Sinh, cho thấy mầu nhiệm
Phục Sinh là nền tảng của sứ mạng rao giảng Tin Mừng.
- Trong thời gian ba
năm rao giảng Tin Mừng, Đức Giêsu chỉ được sai đến cùng các con chiên
lạc của nhà Israel. Nhưng sau khi Phục
Sinh, Ngài
lại trao sứ mạng phổ quát“loan báo
Tin mừng cho mọi loài thụ tạo”.
- Vì Tin
Mừng là“tin vui, tin mừng”được chính Đức
Giêsu công bố. Là“Tin
Mừng về Đức Giêsu”, Đấng ban ơn
cứu độ nhờ mầu nhiệm chết và sống lại của Ngài.
- Mọi loài thọ tạo mang
ý nghĩa cánh chung, nghĩa là mọi dân mọi nước. Chúa
sẽ biến đổi mọi tạo vật nên Trời Mới Đất Mới vào ngày Tận Thế.
- Ai mở lòng đón nhận
Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế Con Thiên Chúa. Chịu phép Rửa nhận ơn tha
tội và ơn tái sinh để nên con người mới và nên con của
Thiên Chúa. Thì sẽ được sống đời đời.
-
Thực ra, Thiên Chúa sai
Con của Ngài
đến thế gian không phải để lên án, nhưng để thế gian nhờ Con của Ngài
mà được cứu độ. Những
kẻ không tin thì đã bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh Con Một
Thiên Chúa, như cành nho bị tách lìa khỏi thân cây là Đức Giêsu, thì sẽ
bị quăng vào lửa hỏa ngục đời đời.
- Còn
những người không tin Đức Giêsu mà không do lỗi của họ
thì Chúa sẽ lo liệu cho họ có đủ phương tiện cần thiết để được rỗi
linh hồn
nếu họ ăn ở ngay lành theo lương
tâm.
- Đó là nhiệm vụ của Hội Thánh, cũng là nhiệm
vụ của mỗi người chúng ta.
-
Mọi người đã tin Chúa thì cũng phải có
nhiệm vụ chia sẻ Tin Mừng của Chúa Phục sinh cho những người chưa được nghe,
chưa được biết.
-
Làm cho mọi người tham dự vào việc chuộc
tội và cứu rỗi, để rồi nhờ họ, toàn thể vũ trụ thực sự được qui hướng về một Đức
Kito.
-
Mọi hoạt động của Hội Thánh, nhiệm thể
Đức Kito phải hướng về mục đích này, gọi là việc tông đồ, công việc mà Giáo Hội
thực hiện nhờ tất cả các chi thể này, tùy theo những cách thức khác nhau, nhưng
đều chung một sứ mệnh.
-
Bởi ơn gọi làm Kito hữu cũng chính là ơn
gọi làm việc tông đồ.
-
Chúa đã trao phó cho các môn đệ và những
người kế vị các ông nhiệm vụ nhân danh và lấy quyền Ngài mà giảng dạy, thánh
hóa cùng cai quản.
-
Thiên Chúa đã trực tiếp tác động nơi mọi
tâm hồn qua ơn thánh, nhưng đồng thời qua Tin Mừng để mọi người làm trung
tâm cứu rỗi cho những người khác.
-
Trong ý tưởng này, mọi người đều có bổn
phận cao cả là hoạt động để khắp nơi trên toàn cầu nhận biết và đón nhận Tin
Mừng cứu độ của Chúa.
-
Còn cần lưu ý Lời Chúa:”loan báo Tin Mừng cho
mọi loài thọ tạo”nghĩa là tất cả mọi loài được Thiên Chúa dựng nên, không phải chỉ
có loài người, mà còn cả các động vật, thực vật, đất đai, sông ngòi, đồi núi,
tinh tú, không gian,vũ trụ... nghĩa là tất cả những gì Thiên Chúa đã dựng nên ở
trên trời dưới đất, trong lòng biển, và dưới lòng đất sâu nữa...
-
Đây là ý mà loài người ít quan tâm, có
lẽ nghĩ rằng chỉ có con người mới nghe, hiểu, cảm nhận, và đáp ứng được Tin Mừng!
-
Nhưng thật ra, những tạo vật chung quanh
chúng ta cũng có thể được hưởng nhờ lợi ích của gía trị Tin Mừng khi chúng ta
tôn trọng mọi loài, mọi sinh thái, mọi vật, thiên nhiên, môi trường...
-
Vì thế Giáo Hội đã nhiều lần lên tiếng
kêu gọi bảo vệ thiên nhiên, môi trường, môi sinh, cũng như bảo vệ các sinh vật...
-
Có như thế chúng ta mới thật sự bảo vệ
trật tự vũ trụ, làm cho mọi sự chung quanh mình đều tốt đẹp, sống hạnh
phúc với niềm tin vui giữa mình và mọi người mọi nơi, giữa thiên nhiên, vũ trụ
hùng vĩ bao la.
-
Và như vậy việc loan báo Tin Mừng sẽ đạt
được một chiều kích sâu, rộng khắp, xuyên suốt địa cầu với mọi loài thọ tạo như
lệnh Chúa truyền khi Ngài từ biệt các môn đệ để về Trời.
- Chúng
ta hãy noi theo kinh nghiệm của các thánh, các vị đạo đức tiền bối để bằng
cách này cách khác, với khả năng của mình, hoàn thành nhiệm vụ, không thể thờ
ơ, thoái thác, chậm trễ thi hành sứ mạng rao giảng về Giêsu Kitô
trực tiếp, hay gián
tiếp, bằng lời nói, việc làm, cách sống và bằng các phương tiện truyền thông xã
hội hiện đại: sách báo, phim ảnh, truyền thanh, truyền hình, internet …
2. Giáo Hội phải làm
phép rửa:
- “Ai tin và chịu phép rửa sẽ được cứu độ, còn
ai không tin sẽ bị kết án”.
- Hậu qủa đi theo ngay việc loan truyền Tin Mừng
là Phép Rửa.
-
Mệnh lệnh của Đấng Cứu Thế nói đây rất
rõ ràng: niềm tin và Phép Rửa đều cần thiết cho ơn cứu chuộc.
-
Khi đặt niềm tin nơi Đức Kito thì sẽ
được dẫn ngay tới Phép Rửa, nhờ đó chúng ta được thánh hóa, tức là tha tội
nguyên tổ và các tội riêng, được tha hình phạt, được ghi ấn tín đức tin, được
làm con Chúa, được là chi thể của Hội Thánh và nhận lãnh các bí tích tiếp theo.
- Để chu
toàn sứ mệnh tông đồ truyền giáo, làm chứng cho Chúa bằng đời sống
gương sáng ngay từ trong gia đình ra tới ngoài xã hội.
-
Một hệ qủa khác, lời kết nối Phép Rửu là
gia nhập Hội Thánh.
-
Vì chỉ một mình Đức Kito là trung gian
và là đường cứu độ, Ngài hiện diện giữa chúng ta trong thân thể Ngài là Hội Thánh.
-
Chính Ngài đã công bố sự cần thiết của
Đức tin, Phép Rửa và Hội Thánh mà mọi người phải bước qua Phép Rửa.
-
Thiên Chúa đã thiết lập giáo Hội qua Đức
Giesu Kito, như phương tiện cứu rỗi duy nhất cần thiết.
-
Và không chỉ các chức vụ trong Hội
Thánh, mà cả chúng ta cũng có bổn phận phải làm Phép Rửa khi cần kíp, có cơ
hội, hợp với những điều mà Hội Thánh hướng dẫn và cho phép như giáo ly
chúng ta đã học.
3. Hội Thánh là người của quyền năng:
-
" Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: Nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng
mới lạ. Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì
cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay lên những người bệnh, thì những
người này sẽ được mạnh khỏe.”
- Ngay
trong thời gian giảng đạo, khi sai các Tông đồ đi thực tập truyền
giáo, Đức Giêsu đã ban cho các ông quyền trên các thần ô uế để xua
trừ chúng và chữa lành các bệnh hoạn tật nguyền trong dân. Giờ đây
trước khi về trời, Ngài lại trao quyền làm các dấu lạ cho
các ông.
- Ngay vào
lễ Ngũ Tuần, các ông đã được đầy ơn Thánh Thần, bắt đầu nói các
thứ tiếng khác lạ.
- Các phép lạ Chúa cho mang theo này đã xẩy ra
thường xuyên trong thời kỳ đầu tiên rao truyền Tin Mừng của các tông đồ,
mà các sách sử đã ghi chép lại rất nhiều để chứng tỏ cho thế giới biết gía trị
của chân lý Tin Mừng:
.
khi Phêrô đặt tay trên bệnh nhân hoặc chỉ cần bóng của ông phớt qua đã đủ
để bênh nhân
được lành bệnh, và thần ô uế phải xuất ra.
. Phaolô chữa lành một người
bị bại chân; tại đảo Manta, Phaolô đã bị rắn độc
bám vào tay và cắn mà không hề hấn gì; Ông cũng đã cầu nguyện
và đặt tay chữa lành nhiều bệnh nhân; Ngay cả chiếc áo ông
đã mặc qua cũng có năng lực làm cho cơn bệnh biến đi và tà thần
phải xuất ra.
-
Điều này chứng tỏ Kito hữu được đổ đầy
quyền năng để đối phó với đời sống, thích ứng với mọi hoàn cảnh khi rao truyền
Tin Mừng.
-
Sau này các phép lạ xẩy ra ít hơn, nhưng
vẫn còn trong những trường hợp ngoại lệ mà thỉnh thoảng chúng ta cũng được
nghe, đặc biệt Chúa vẫn làm những phép lạ qua các thánh, trong mọi thời đại, kể
cả ngày nay.
-
Điều đó cũng dễ hiểu, bởi các chân lý
của Kito giáo đã được thử nghiệm, củng cố đầy đủ qua một thời gian dài của thời
bán khai.
-
Ngày nay ai cũng biết việc loan báo Tin
Mừng sẽ có sức thuyết phục hơn không hẳn là những phép lạ lớn lao, mà còn là
cách sống có sức thu hút của các Kito Hữu.
4.
Đức Giesu đồng hành với Hội Thánh:
- Đức Giêsu
về trời thì Ngài không còn lệ thuộc vào giới hạn của thân xác, nên Ngài sẽ hiện
diện với mọi người ở mọi nơi và mọi lúc.
- Các tông đồ đi rao
giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm
theo mà xác nhận lời các ông rao giảng, mang lại uy tín cho lời giảng
như Đức Giesu đã hứa và tiên báo.
- Nghĩa là Hội Thánh không bị bỏ mặc một mình khi
thực hiện những công tác đã được trao phó.
- Chúa
luôn hành động với Hội Thánh, trong Hội Thánh và qua Hội Thánh, vì Ngài vẫn là
Chúa quyền năng và là đầu Hội Thánh.
- Tuy nhiên việc tông đồ
luôn luôn là một công việc khó khăn nhọc nhằn, đầy nguy hiểm vì bách hại, vì
hiểu lầm, vì cơ địa, vì con người, vì ma qủi…
-
Ngay cả chúng ta, vẫn còn nhiều lý do
để chậm trễ, ngại ngùng, nhút nhát, mặc cảm, thiếu sót, yếu kém đức tin và hoàn
cảnh xã hội càng ngày càng phát triển dẫn đến nhiều phức tạp, khó khăn, khiến
việc loan truyền Tin Mừng đôi khi bị giới hạn, khiếm khuyết...
-
Hãy mạnh tin rằng Chúa về Trời
nhưng Ngài vẫn luôn ở với chúng ta để giữ lời hứa của Ngài, là không bỏ
chúng ta mồ côi, không để chúng ta làm việc một mình, Ngài luôn đồng hành với
mọi người trong Hội Thánh để vượt qua tất cả hầu Nước Chúa trị đến như Ngài
hằng mong ước.
Lạy Chúa, trước khi về trời, Ngài đã nói rõ
rằng ước vọng của Ngài là mọi người được cứu rỗi, nên Ngài đã truyền lệnh cho
các môn đệ và chúng con phải có bổn phận loan báo Tin Mừng của Ngài cho
mọi loài thọ tạo.
Xin Chúa ban ơn trợ
giúp để tất cả các tín hữuchúng con đều có thể là những người truyền giáo đích
thật nhiệt thành của Ngài, hầu sự nhận biết Chúa được mau chóng bao phủ trái đất,
mọi người biết nỗ lực xây dựng trần gian trong niềm mong đợi được về Trời
hưởng hạnh phúc vinh hiển với Ngài. Ví Đức Giesu Kito Chúa chúng con. Amen
Than men,
duyenky
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét